6/11/13

Định danh tầng trong tòa nhà


Đối với nhà nhiều tầng, người ta phải đặt tên, đánh số để nhận diện dễ dàng.
Phần lớn ở châu Âu thì tầng trệt (ground floor) là tầng ngay trên mặt đất tầng này không đánh số hoặc được gán số “0”, tầng kế trên tầng trệt là tầng 1, tầng đầu tiên và sau đó là tầng 2, 3 …(Cách này giống với khu vực miền Nam của Việt Nam).

Ở Mỹ thì tầng trệt thường được xem là tầng đầu tiên là first floor, vá đánh số 1, tầng kế là tầng thứ 2 rồi cứ thế. Tầng dưới tầng trệt là tầng hầm, ký hiệu B (Basement), nhiều tầng hầm thì B1, B2… theo hướng tầng trệt xuống. như vậy họ không sử dụng số “0” như kiểu châu Âu. (Cách này giống với Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc).
Ngoài ra còn có những cách khác tùy thuộc vào cách  sắp xếp tầng trệt và các tầng hầm, sự không tương thích về các qui ước đặt số, tên tầng như vậy là nguồn gốc gây ra những nhầm lẫn trong giao tiếp quốc tế và đôi khi là ngay cả trong cộng động có cùng ngôn ngữ.
Như vậy, nếu nói tòa nhà 7 tầng thì đều giống nhau về tổng số tầng, nhưng tầng trên cùng thì nơi xem là tầng thứ 6, nơi khác cho là tầng 7. Trường hợp tầng lửng (mezzanine) có chỗ tính là 1 tầng, có chỗ lại là không.
Các cách đặt tên của một số nước Châu Âu
Hầu hết ở châu Âu, tầng đầu tiên được xem là tầng ở ngay phía trên tầng trệt, Tầng ở cao độ bằng mặt đất thường được đặt tên đặc biệt, đa số có nghĩa “Ground Floor” trong tiếng Anh hoặc tương đương. Ví dụ:
Ở Pháp là rez de chaussée ("street level" tầng cận mặt đường). "rés-do-chão" ("tầng kề mặt đất")  ở Bồ Đào Nha. Ở Hà Lan “begane grond” (tầng “bước trên mặt đất”).
Vài nơi ở Barcelona (TBN) tầng phía trên tầng trệt còn gọi là "Entresuelo" (tầng lửng), tầng kế trên nữa là tầng  "Principal" (tầng chính, thường bố trí các hoạt động, nơi làm việc của người có quyền lực nhất . Vì vậy tầng đầu tiên (1st  floor) ở trên 3 tầng tính từ mặt đất.
Các cách đặt tên của các nước Bắc Mỹ
Mỹ và nhiều phần của Canada nói tiếng Anh theo qui ước xem tầng trệt là 1st floor, tầng ngay trên tầng này là 2nd Floor. Mexico và vùng Quebec của Canada theo qui ước Pháp,Châu Âu.
Hầu hết các nước châu Á kể cả Trung Quốc theo qui ước Bắc Mỹ, trừ Hồng Kông, nhưng cách gọi Floor 1, Floor 2, Floor 3 chuộng hơn là First Floor, Second Floor, Third Floor
Các cách định danh cá biệt :
Một số cao ốcở Mỹ và Canada lại sử dụng cả hai qui ước, tầng chính thường là tầng một – 1st Floor và tầng bên dưới tầng này là tầng trệt – Ground Floor. Tòa nhà kiểu này có cả 2 tầng đều có lối vào theo cao độ đường, thường là trường hợp tòa nhà đứng ở bên sườn đồi.
Đôi khi tầng 1 được chỉ định là tầng từ hầm thấp nhất, như vậy tầng trệt sẽ được xem là tầng 2 hoặc hơn. Thỉnh thoảng có trường hợp 2 tòa nhà kết nối với nhau, ví dụ cửa hàng và nhà xe có các tầng đánh số không tương xứng được vì độ dốc hoặc do chiều cao tầng lệch nhau.
Trongthang máyhiệnđại,tầng nhàđược đánh sốtheo qui ướcAnh, nơi màmứcđường phốđược gọi làE("Entre",haylối vào) tầng kế trênlàsố 1.
Ở Mỹ và Canada hay bỏ qua tầng 13 do mê tín dị đoan xung quanh con số này. Vì vậy số tầng từ 12 lên thẳng số 14 hoặc thay thế bằng tên khác. ở một số nước Châu Á, nhiều tòa nhà, nhất là bệnh viện không có các tầng 4, 14, 24, . . .  vì đồng âm giữa “bốn” và ‘tử” trong ngôn ngữ địa phương.
Những trộn lẫn
ở Hồng Kông, qui ước như Anh quốc được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong những chung cư cũ trước đây, các tầng nhà được ghi bằng ký tự tiếng Hoa, Ví dụ  "二樓" , "二樓" , "三樓" lại là tầng 1, tầng 2 trên mặt đất. Sự rối rắm này gây ra nhiều sai sót chẳng hạn như ghi hóa đơn dịch vụ. Để tránh sự mơ hồ, trong kinh doanh người ta yêu cầu ghi rõ số tầng trong mục địa chỉ khớp với ký tự trong thang máy.

Cãi nhau giữa “tầng” với “lầu”

 

Đại diện của bà Nhi tâm sự thêm, bà Nhi cũng như nhiều người khác mong muốn căn nhà có vị trí đẹp. Số 8 là bát, có nghĩa là phát, là số đẹp, số may mắn…
Nguyên đơn bảo lầu 8 là tầng 8, còn bị đơn bảo lầu 7 mới chính là tầng 8… Luật chưa quy định rõ các khái niệm này.
TAND TP.HCM vừa đình chỉ xét xử phúc thẩm phần yêu cầu đòi giao đúng căn hộ giữa bà Hứa Mẫn Nhi với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) do bà Nhi rút kháng cáo. Vụ án xem như kết thúc nhưng một vấn đề đặt ra trong tranh chấp là cách hiểu về “lầu” và “tầng” đối với các cao ốc, chung cư vẫn còn mù mờ vì luật chưa quy định…
Đòi căn hộ tầng 8
Bà Nhi trình bày với tòa rằng mấy năm trước, bà được bố trí một căn hộ tái định cư mã số “D8…” tại chung cư Nhất Lan ở quận Bình Tân. Theo bà, mã số trên tương ứng với căn hộ ở lô D, tầng 8. Tuy nhiên, tháng 8-2011, bà lại được BCCI giao căn hộ ở tầng 7, số nhà là “D7...”. Bà thắc mắc thì BCCI giải thích mã căn hộ “D8…” có số nhà là “D7…” như đã giao cho bà. Thấy vô lý, bà không nhận căn hộ và khiếu nại. Lúc này BCCI bảo căn cứ theo các quyết định của UBND quận Bình Tân về việc đánh số nhà thì căn hộ có mã số “D8…” thuộc tầng 8 lô D, tương ứng với số nhà là “D7…”. Căn hộ của bà Nhi ở tầng 8 nhưng tính về số lầu thì phải nằm ở lầu 7. Do đó, BCCI đã cấp đúng.
Chung cư Nhất Lan ở quận Bình Tân - nơi có căn hộ tranh chấp... Ảnh: LP
Giải thích này cũng không làm bà Nhi vừa lòng nên tiếp đó bà đã khởi kiện yêu cầu BCCI giao đúng căn hộ tại tầng 8 chứ không phải ở lầu 7 như cách nói của BCCI.
Ngưng kiện vì mất thời gian, công sức
Sau quá trình hòa giải không thành, TAND quận Bình Tân đưa vụ án ra xét xử và bác yêu cầu khởi kiện của bà Nhi. Tòa nhận định BCCI xác định lầu 7 chính là tầng 8 của chung cư. Mã số căn hộ của bà Nhi chính là nằm ở lầu 7, ứng với số nhà mà bà đã được giao. BCCI đã làm đúng nên không thể chấp nhận yêu cầu khởi kiện.
Thấy bị thiệt thòi, bà Nhi kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm vừa qua, HĐXX nhìn nhận BCCI xem trệt là tầng 1, lầu 1 được gọi là tầng 2. Thứ tự này được tính cho đến lầu 11 (tầng 12). Các căn hộ ở lầu 7 (tầng 8) lô D được đánh số tương ứng là D8... Do đó, việc cấp nhà và số nhà cho hộ bà Nhi là chuẩn xác.
Sau khi tòa xác định như trên và phía BCCI cam kết hỗ trợ một phần vật chất, bà Nhi đã chấp nhận rút kháng cáo, bắt tay thỏa thuận với bị đơn về hướng xử lý nêu trên. Tòa cũng khép lại hồ sơ vụ việc...
Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, đại diện của bà Nhi cho biết bà Nhi rút kháng cáo vì thấy quá mất thời gian, tốn công tốn sức cho việc kiện tụng, đồng thời bên phía bị đơn cũng đã đồng ý hỗ trợ bà Nhi 5 triệu đồng chi phí đi kiện (dù số tiền này chỉ bằng 1/10 số tiền bà bỏ ra đeo đuổi vụ kiện).
Đại diện của bà Nhi tâm sự thêm, bà Nhi cũng như nhiều người khác mong muốn căn nhà có vị trí đẹp. Số 8 là bát, có nghĩa là phát, là số đẹp, số may mắn; còn số 7 là thất - thất thoát, thất vọng. Chấp nhận tầng 7 tức bà Nhi vừa bị thiệt thòi về giá trị căn hộ vừa không được số đẹp nhưng chuyện đến nước này cũng đành phải xuôi theo.
Chưa có định nghĩa về tầng, lầu
Theo nhiều chuyên gia pháp luật, hiện nay Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Quyết định 04 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng không có định nghĩa về “tầng”, không có bất kỳ khái niệm nào liên quan đến “lầu”.
Tập quán ở Hà Nội thường gọi “tầng trệt” là “tầng 1”, “lầu 1” là “tầng 2”..., còn TP.HCM thì hay gọi “tầng 1” là “lầu 1”...
Ở nhiều nước châu Âu tầng trệt (ground floor) là tầng ngay trên mặt đất, tầng này không đánh số hoặc được gán số “0”, tầng kế trên tầng trệt là tầng 1, tầng đầu tiên và sau đó là tầng 2, 3… Tầng đầu tiên được xem là tầng ở ngay phía trên tầng trệt.
Mỹ và nhiều phần của Canada nói tiếng Anh quy ước tầng trệt là 1st floor, tầng ngay trên tầng này là 2nd floor. Tầng trệt thường được xem là tầng đầu tiên (first floor) và đánh số 1, tầng kế là tầng thứ 2 rồi cứ thế tính lên. Tầng dưới tầng trệt là tầng hầm, ký hiệu B (Basement), nhiều tầng hầm thì B1, B2… theo hướng tầng trệt xuống.
Theo Phương Loan (PLTP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét