27/11/13

BỘ LẠC BAHNAR Ở KONTUM

Góp phần nghiên cứu xã hội miền núi ở Đông Dương của Griul Guilleminet
Tập XLV – 1952 (Tr. 393-548)

Thư viện TTKHXH – Ký hiệu 4º 111

                                                                                                    

LỜI NÓI ĐẦU


1. Sự giống nhau và khác nhau giữa các bộ lạc miền núi
Trên dãy Trường sơn về phía nam Đông Dương, từ hậu phương mới về phía bắc đến miền đồi Bà Rịa, sống khoảng 1.500.000 người miền núi, hợp thành 20 bộ lạc dân số rất chênh lệch nhau, người Việt gọi họ là “mọi”, người Lào gọi họ là “Khả”, người Campuchia gọi họ là “Mông”.
Tất cả những tộc người miền núi này chắc chắn có một nền…chung một thể chất bề ngoài giống nhau khi người ta đứng nhìn gần họ, y phục giống nhau, nhất là những tín ngưỡng cớ bản giống nhau và cách lý giải những tín ngưỡng và hành động theo những tín ngưỡng ấy cũng giống nhau.
Tuy vậy giữa nhiều bộ lạc hiện nay có sự phân biệt rõ rệt những lý do sau đây:
 Các bộ lạc có những tiến hóa khác nhau dưới ảnh hưởng của những cuộc xâm lược quân sự và những cuộc thẩm nhập hòa bình kế tiếp nhau xảy ra ở vùng Cao nguyên cho tới khi Pháp sang. Trong một số bộ lạc, tồn tại chế độ phụ quyền, thậm chí còn tồn tại những vết tích của chế độ mẫu hệ. Về nguyên tắc, trong một số bộ lạc, thịnh hành chế độ đa thê. Nhưng ít ra có một bộ lạc, tức bộ lạ Brao tồn tại chế độ đa phu…Các tầng lớp xã hội đó khi rõ nét, đôi khi ít rõ nét. Đất đai khai thác theo những quy luật khác nhau, vv…
          Có những bộ lạc được coi như phát triển đến trình độ ngang nhau, cũng có những bộ lạc trình độ phát triển rất chênh lệch nhau: Điểm này rõ rệt ở ngoài Kha đu vùng Atauat nếu người ta so sánh họ với người Seđăng ở Quảng Nam hay ở Lào, với người Seđăng ở Đek sut hay ở Đacto bắt Kontum, với người Gung Nuer ở đông bắc Kontum, đều là những người Seđăng nhưng không nhận ra bà con của họ thậm chí còn từ chối không nhận người bà con của họ.

Nhưng ngoài những ảnh hưởng đầu tiên nào, còn có nhiều ảnh hưởng khác. Tình hình càng phức tạp hơn bởi những cuộc thiên di, những cuộc tiếp xúc với các bộ lạc khác. Trong khi những phân - bộ lạc, như phân bộ lạc người Yarai ở phía bắc, chịu ảnh hưởng người (Bahnar) thì những phân bộ lạc giống nhau ở phía nam càng ngày càng ít phân biệt với người E đê. Những người Rơgao mà cha Kremlin đã nói đến thực tế không còn nữa; Ngày nay chỉ còn người Bahnar Rơgao hay người Seđăng - Rơgao mà thôi. Những người Eđê đã vượt hẳn 300 cây số đi đến định cư ở vùng người Rhé ở hậu phương tỉnh Quảng Ngãi, trong khi những người Bahnar đã thành lập 3 làng sống cách biệt trong vùng M’Drak ở hậu phương tỉnh Nha Trang. ở phía nam, có người Mnông, người Stieng, nhưng cũng có người Mnoong-Stiêng vv. Những cuộc chạm trán bằng quân sự hay tiếp xúc hòa bình, đã phân hóa bộ phận hay toàn bộ một số bộ lạc.
Người ta có thể, về mặt văn hóa, sơ bộ phân loại các bộ lạc miền núi. Sự phân loại này không liên quan gì đến những phân loại trước đây, mà chỉ căn cứ vào những sự gần gũi nhau về tieensgnois; nhân chủng và nhiều yếu tố khác. Ví dụ: Những người Seđăng-Koyon và những người Sam-Re giống nhau về mặt nhân chủng, bởi vì hai bộ lạc này đều lai Thái rất đậm nét. Tuy vậy, người Seđăng-Koyon thì may mắn được tiến hóa, còn người Sam-Re thì lại thoái hóa.
2. Tình hình các bộ lạc miền núi từ khi Pháp đến vùng Cao Nguyên
          Khi Pháp đến vùng Cao Nguyên giữa thế kỷ thứ 19, các bộ lạc thì đã hình thành. Chúng ta không thể thay đổi họ về mặt thể chất. Các trẻ con lai Pháp và người miền núi ở đâu cũng chỉ là cá biệt. Chúng ta chỉ du nhập một ít tiếng nói mới. Tóm lại, đây là điều quan trọng, trong khi những người tiền bối chúng ta, Khơme, Xiêm, Lào, Việt Nam, chỉ đóng khung trong sự khai thác xứ sở và nhân lực, chúng ta chú ý đưa những bộ lạc này đến một số phận mới hơn. Ảnh hưởng của chúng ta khả quan, về mặt văn hóa; Trong khi các bộ lạc mạnh, tiếp tục tiến hóa, tất nhiên với một ý nghĩa mới, bởi vì chúng ta đã làm sống lại những thuần phong mỹ tục cũ đã bị lãng quên và xóa bỏ những thuần phong mỹ tục khác không lành mạnh, các bộ lạc yếu kém cũng bắt đầu hồi sinh; Nhưng cũng có những bộ lạc bị các bộ lạc láng giềng ức hiếp hơn trước, vì những bộ lạc này trở nên mạnh hơn và do đó hiếu chiến hơn từ khi chúng ta đến. Cũng có những bộ lạc cố gắng để thích nghi với hoàn cảnh nhưng vô hiệu và càng nhanh đi đến tiêu vong.
Ở mọi nơi, sự có mặt của chúng ta (người Pháp) và sự can thiệp của chúng ta vào các lĩnh vực khác nhau không phải để làm cho các bộ lạc theo thật đúng những phong tục tập quán và những lệ làng của họ mà là làm thay đổi các tên (t3 dòng 3 từ dưới lên) theo những phong tục tập quán và lệ làng ấy.
Ví dụ, những người đàn bà Bahnar có quyền tự do ra khỏi xóm làng bất cứ lúc nào, nhưng thực tế, họ ít ra khỏi làng. Ngày nay, có đường sá tiện lợi, hộ thường đi ra những nơi trung tâm gần đấy… và điều đó đã đưa lại một số hậu quả. Những người Bahnar vào thế kỷ thứ 18 tuyệt đối phục tùng những tư tưởng lớn và những tư tưởng này đã chết hết từ khi chúng ta đến sứ sở này. Những năm gần đây, bằng cách bổ nhiệm những chức chánh tổng và trưởng các khu vực, chúng ta đã làm sống lại những quyền hạn và nhiệm vụ những tư tưởng đó đã chết từ nhiều năm.
3. Thiếu những tài liệu đáng tin cậy, thực tế chúng ta còn chưa biết hết phong tục tập quán của một số bộ lạc
Khi mà giải quyết đi vào chi tiết một vấn đề có liên quan đến toàn bộ các dân tộc miền núi, một khi chúng ta bỏ những nét đại đồng đi, họ có rất nhiều vấn đề tiểu dị. Việc nghiên cứu chỉ nên đóng khung việc một bộ lạc, như thế cũng chưa phải là quá đơn giản, vì thường lại phải chú ý đến những điểm khác nhau giữa các bộ phận bộ lạc.
Người ta cũng chỉ có thể nói đến thời kỳ cận đại và những vấn đề hiện nay. Thực tế, người ta chỉ có một vài tài liệu hiếm hoi đáng tin cậy về các dân tộc miền núi cách đây vài năm. Về những tài liệu xưa, chúng ta chỉ có những sử thi, thần thoại v.v… và chúng ta không hiểu những tài liệu đã bị xuyên tạc, đến chừng mực nào, để thích nghi với tình thế, từ đời này, qua đời khác. Những tài liệu này nếu có cũng chỉ là những mẩu chuyện lẻ loi, không có hệ thống gì. Trái lại, chúng tôi có một số tài liệu sưu tầm nghiêm chỉnh về những dân tộc miền núi cận đại.
Vậy nên chúng tôi hiện nay chỉ đóng khung trong không gian và thời gian.
4. Cho nên chỉ có bộ lạc Bahnar được nghiên cứu ở đây. Bảy phần bộ lạc chính
Vì lý do nói trên, tôi chỉ nghiên cứu bộ lạc Bahnar hiện nay ở Kontum. Tôi có đầy đủ các tài liệu để đi đến những kết luận chung. Mặc dầu tôi đã hạn chế đề tài nghiên cứu, những việc trình đây tương đối phức tạp, vì tôi phải nghiên cứu giữa bẩy phân-bộ lạc Bahnar chính:
Những người Alakong tắt là (A)
                      Toco           -   (T)
                      Bơnơm       -    (B)
                      Gơlar          -    (G)
Bốn phân bộ lạc này, ở phía Đông, tắt là (B)
                      Jơlong        -     (J)
                      Kontum      -     (K)
                      Rơngao       -     (R)
Ba phân bộ - bộ lạc này ở phía Tây, tắt là
Sự phân biệt giữa người Bahnar ở phía Đông và phía Tây không những về mặt địa lý, mà còn rất rõ ràng về mặt ngôn ngữ và văn hóa.
Trong công trình này, tôi gọi người Bahnar ở phía Tây. Như thế không phải lúc nào cũng đủ nghĩa, đôi khi ở chương IX, tôi còn nói rõ thêm họ thuộc phân bộ lạc nào.
Ở đây cần phải phân biệt những nhóm kém quan trọng hơn những phân – bộ lạc chính, như người Bahnar Jlon-firi có những tập quán rất riêng biệt. Lại phải tìm ra những sự gần gũi nhau giữa người Bahnar Rơngao, người Rơngao hầu như không còn nữa, và người Seđăng Rơngao vv… Tôi tiếc chưa có đủ điều kiện làm việc này, nhưng tôi phát hiện ra những đặc điểm, ít ra làm cho người ta chú ý đến vấn đề phức tạp trong việc nghiên cứu các tộc người miềm núi ở xứ này. Khi mô tả những tộc người này, chớ nên khái quát hóa một cách vội vã, người ta dễ mắc phải những sai lầm ngu xuẩn:
Tôi tin có thể biết những người Bahnar cận đại mà tôi nghiên cứu ở đây. Những tín ngưỡng và tập quán của họ đều là của cha ông họ trung cổ đại, nhưng nên nhớ rằng, theo mệnh lệnh của chúng ta, hoặc chỉ tiếp xúc với chúng ta, những tập quán đó thêm sức sống lại (Ví dụ những tập quán bảo vệ rừng khi đốt những cây đã chặt để làm nương), có những tập quán đã được bãi bỏ ít ra về mặt lý thuyết (như tục xử tử do những tòa án gia đình tuyên án). Những sự lạm dụng được sửa chữa lại (việc đi làm nô lệ suốt đời đối với những người mắc nợ); những hình thức sinh hoạt mới xưa xuất hiện (có hàng trăm lính khố đỏ người Bahnar), trong khi một số kỹ thuật bị tiêu vong (không còn có thợ rèn nữa). Tình hình trước đây vài trăm năm như thế nào, tôi không thể nói được, mà chỉ nói thới thời gian hiện tại.

5. Cách tổ chức nghiên cứu của tôi so sánh với những phong tục các bộ lạc láng giềng người Bahnar
Việc sử dụng các tài liệu hiện có
Việc nghiên cứu này trước tiên căn cứ vào những cái mà tôi đã trông thấy, tôi không có tham vọng khái quát khóa những nhận xét của tôi. Tuy vậy, tôi không phải đã trông thấy hết, và còn xa mới có thể trông thấy hết. Việc nghiên cứu của tôi tiến hành chủ yếu ở vùng người Bahnar phía Tây không có một hệ thống nào, bởi vì tôi không dùng những câu hỏi đặt trước). Tôi làm như vậy là để tránh cho những người cung cầu tài liệu cho chúng tôi có những định kiến trước), hơn là để họ tự do phát biểu không có sự can thiệp của tôi về một đề tài này hay một đề tài khác thường không có liên quan với nhau. Tôi để cho họ tự do phát biểu ý kiến thì hay hơn. Có những việc trôi qua, tôi không nắm được có những việc không ngờ, lại phát hiện ra cho tôi biết. Năm 1942, tôi định bổ sung một số hồ sơ có hệ thống, bằng cách dùng những câu hỏi đặt trước, nhưng không may chiến tranh xảy ra làm cho tôi không thực hiện được kế hoạch này.
Tôi nhấn mạnh cách tôi tiến hành điều tra, bởi, vì tôi ở một vị trí khá đặc biệt. Tôi giữ chức Chánh sứ tỉnh Kontum, nơi tôi tiến hành điều tra. Tôi có những quan hệ đặc biệt với những người cung cấp tài liệu cho tôi. Điều đó có những thuận lợi và cũng có những cái không thuận tiện: không thuận tiện là bởi vì những người Bahnar khi hỏi đến, nhất là lúc đầu, có khuynh hướng dấu viên chánh sứ những việc mà họ chắc chắn là họ có thể nói với một nhân viên điều tra không phải là một viên quan cai trị. Nói chung, họ đều dè dặt, trừ những đề tài rất riêng biệt. Những người cung cấp tài liệu cho tôi tỏ ra, mệt mỏi hơn lúc thường và đi đến nói qua quýt cho xong chuyện. Nhưng địa vị của tôi cũng có những thuận lợi, vì những người được gọi đến sẵn sàng đáp ứng những lời mời của tôi, và họ chịu khó tìm những người am hiểu vấn đề hơn họ để cung cấp tài liệu cho tôi. Tôi cũng có thể- và đây là một giá trị đáng quý nhất – tự do tra cứu một cách có hệ thống, tất cả những công văn giấy tờ lưu trữ trong tỉnh, cho giải thích nội dung và thu thập những điều chính xác về những sự kiện phát hiện ra.
Thời kỳ Kontum, từ năm 1930 đến 1940, tôi thường đi quanh vùng người Jarai và Seđăng trong tỉnh. Ở đây tôi có những viên đồn trưởng người Âu và thông qua họ, cũng như thông qua người Bahnar, tôi sưu tầm được một số tập quán của những bộ lạc này. Tôi đã đi vùng người Halong, người        Die và tôi đã có thể hỏi họ, cũng như hỏi người Koho, người Ma, nhưng hiếm có dịp hơn.
Tôi có những quan hệ liên tục với ông Antomarchi đã mất, thanh tra tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số cho tới khi ông ta mất ở Hà Nội năm 1943. Antomarchi, ở Buôn Mê thuột hơn 15 năm, đã trao cho tôi những tài liệu quý giá và công trình của ông, không may đã mất hết trong chiến tranh vừa qua. Phần lớn những tài liệu mà tôi sử dụng để nghiên cứu người Eđê là do ông ta sưu tầm được.
Tôi có những tài liệu chưa hề công bố về các dân tộc miền núi ngoài người Bahnar. Tôi ghi trong thư mục cuối bài nghiên cứu này.

6. Nguyên nhân việc nghiên cứu này
Công trình nghiên cứu này là biên soạn lại một thông báo mà tôi gửi cho bộ phận dân tộc tại Đại hội quốc tế những người nghiên cứu về phương đông học lần thứ XXI tại Parít tháng 7-1948.
Tôi tỏ lòng cám ơn tất cả những người từ năm 1932, với nhiều danh nghĩa, đã giúp tôi chuẩn bị công trình nghiên cứu này. Nhất là, đức cha Jules Alberty ở hội truyền giáo nước ngoài nhờ ông ta mà tôi biết được những tế nhị của tiếng Bahnar mà tôi học với ông ta. Những nhân viên của Trường Viễn Đông bác cổ và ông George Coedès giám đốc trường, đã thu nhận tôi như một người biệt phái, và giúp tôi những lời khuyên quý báu, và giáo sư E.Mestre (đã mất), khuyên tôi nên tiến hành công trình nghiên cứu này và ngỏ ý muốn phê bình nó.
7. Phương pháp phiên âm
Tôi sử dụng phương pháp phiên âm tiếng Bahnar do những nghị định Viên Toàn quyền ngày 3/12/1935, 19/9/1936 và 31/7/1941 quy định và công bố trong công báo Đông Pháp. Phương pháp này do hội đồng quy định, ông G.Coedès giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ chủ trì.



















Chương 1
BA THẾ GIỚI

          1. Thế giới thứ nhất là thế giới những con người, những anh hùng, những con vật huyền thoại, những động vật và cây cỏ
Thế giới thứ nhất gồm có quả đất, hay rõ hơn nữa là xứ sở của người Bahnar và các vị tinh tú.
Quả đất là một cao nguyên hình tròn, chung quanh có nước, gồm có ba chiều. Chính ở đây sinh sống người Bahnar, nhờ có ngũ quan nhận được những cảm xúc khác nhau, kể cả những cảm xúc từ hai thế giới khác đến. Những người, những dạng vật, những cây cỏ sống ở đó, và những sự kiện xảy ra ở đó một cách thông thường. Những nhân vật anh hùng cả nam lẫn nữ sống ở những thời kỳ thần thoại và trở lại sau khi thác sinh (Chương III, §2). Những con vật huyền thoại sống trong những rừng sâu, những linh hồn thường hay lui tới (Chương IV, §1). Còn những thần linh cũng ở đấy (Chương IV, §2) vì đâu đâu họ cũng có mặt.
Các thần thoại cho ta biết, phải chịu đựng bao nhiêu khó khăn gian khổ, những người anh hùng, tổ tiên của người Bahnar (Chương IX, §1) đi kiếm vợ ngoài biên giới xứ sở của mình, đôi khi phải xung phong xâm chiếm thành trì, đôi khi phải giao thiệp với các “vị vua” ngoài biển khơi, đôi khi phải vượt qua những sông rộng (trong đó có những sông đầy nước nóng bỏng), đôi khi phải chui xuống đất bằng cách lặn xuống hoặc chui qua một lỗ hổng. Hrít là người thám hiểm gan dạ nhất chui qua một lỗ thứ nhất gặp một dân tộc giống như người Bahnar, rồi chui qua lỗ thứ hai ở tầng đất thấp hơn thì đến thế giới những người tí hon (giống những tượng gỗ trên các mả, cao khoảng 30 phân tây).
Người Jarai và Eđê cũng có những thần thoại tương tự. Ông Antomarchi cũng kể một câu chuyện cho rằng người Eđê đi đến miền DDarrlac cũng chui qua một lỗ.
Có lẽ người ta tả dưới hình thức huyền thoại những cuộc đi lang thang của các dân tộc miền núi xưa, đi kiếm vỏ, chống nhau với những bọn người xâm lược ở khắp nơi tràn đến, đi qua những suối nước nóng (hiện nay còn có ở vùng Kong Plong ở Đông và Đông bắc Kontum) đi qua những đèo rất khó vượt qua, như ngày nay, dùng những thác nước làm đường đi v.v… đã gặp những người có cách sống một cách kỳ lạ, thậm chí gặp những người da dên (Như những người mà cô Cuisinier đã thấy ở hậu phương xứ Đồng Hới năm 1938).
          a. Những hiểu biết về địa lý của thế giới này
Đối với người Bahnar, những tên phong cảnh sông ngòi núi non v.v… thường liên quan đến các nhóm cư dân gần đây (tôi sẽ nói ở chương X, §1). Nhưng những tên ấy không bao giờ mang ý nghĩa giống đực hay giống cái, mặc dầu nói ở các thần linh gồm có thần nam, thần nữ. Trái lại ở vùng người Eđê, có con sông gọi là Krong No (sông đực) và một con sông gọi là Krong Aha (sông cái). Tôi không thấy ở vùng người Bahnar có những tên sông, suối như vậy.
     b. Những phong cảnh lành “rơngơp” và dữ “kơdraih”
     Người Bahnar phân biệt dứt khoát:
1. Những phong cảnh khô cằn, nóng bỏng gây sốt rét, độc, cằn cỗi, không thể trồng trọt và sản xuất được, là những phong cảnh dữ.
2. Những phong cảnh ẩm thấp, mát dịu, màu mỡ, lành có thể trồng trọt và sản xuất được, là những phong cảnh lành.
     c. Các vì tinh tú
     Các vì tinh tú là bộ phận của thế giới thứ nhất (vì người ta có thể trông thấy được). Đó là nơi ở của các vị thần nam, nữ, nhưng không thể qui các vì tinh tú thuộc giống đực hay giống cái được, như trong một số bộ lạc.
          2. Thế giới thứ hai là thế giới những linh hồn người chết. Những thành ngữ “Yôn âu” và “Xôn to”
Thế giới thứ hai là nơi ở của các linh hồn.
Cha Kemlin trong công trình của ông ta về những giấc mơ, cho rằng thế giới này ở phía “ngược chiều”. Theo người Bahnar nói với tôi, tôi muốn nói thế này có lẽ đúng hơn: Thế giới thứ hai ở “nơi khác” còn những việc xảy ra thì “ngược chiều”.
Người Bahnar quan niệm “nội tâm là ở đây, ở nơi này” gọi là “Yôn âu” và “ngoại tâm, là ở dưới Kiari” gọi là “Yôn tò”. “Ở đây” đối với họ là có thực, tức là thế giới thứ nhất, còn “ở dưới kia”, tức là mơ mộng, là thế giới thứ hai. Cũng không nên quan niệm “Yôn âu” là “nơi người ta ở đó”, trái với “Yôn tò” là “một nơi xa”. Như thế sẽ không đúng. “Yôn âu” và “Yôn tò”gần với những thành ngữ như “don tơ agah” (tai nghe thấy) và “lom dom tò” (lý trí) hay còn là “bơrtơ agah” (mồm, lời nói, nói); và  “bỏ don” (khả năng tư duy, tự nói với mình, không cần một âm thanh nào, không cần có một sự hoạt động của hai môi).
Những quan hệ của thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai mà người Bahnar quan niệm rất rõ ràng – tôi có thể nói rằng – những quan hệ đó chẳng khác gì những quan hệ giữa ý nghĩa những từ “nghe thấy, hiểu thấu” và ý nghĩa từ “tư duy tự mình nói với mình”.
Chính ở thế giới này, những người chết đến sinh cơ lập nghiệp, là tổ quốc những người sống ở đó gọi là Kiăk” (W) “Atâu” (E). Cuộc sống ở đây cũng giống cuộc sống gọi là măng lung. Cùng chung sống với người chết, có cả những gia súc, mà người ta đã hiển sinh trên mả của người chết cũng là những đồ dùng cá nhân (hay những đồ dùng làm bắt chước những đồ dùng cá nhân) mà người ta đặt trên mả để người chết được tiếp tục sử dụng gọi là “pơtiơ”. Những đồ dùng, súc vật tất nhiên không giống như ở trần gia: một vỏ bầu tượng trưng cho một con nai, một con gà tượng trưng cho một người lính hầu v.v…
3. Thế giới các vị thần linh
Đó là thế giới thứ ba. Cha Kemlin đã đặt thế giới các vị thần linh bên cạnh thế giới thứ nhất, cho đây là một hình thức biến dạng của thế giới thứ nhất khác hẳn với thế giới thứ hai.
Thế giới thứ ba có nhiều tầng và quan niệm này giống quan niệm của chúng ta là “tầng trời thứ bảy”. Ở đó sống những vị thần linh có quyền lực mạnh nhất (chương IV, §2). Tất cả những vị thần linh đều sống như người Bahnar, nhưng với những sự vật biến dạng: Linh hồn người chết coi con nai là một vỏ bầu, còn các thần linh thì coi nó là một con trâu (như thế có nghĩa là con nai đi lọt vào thế giới thứ ba biến dạng khác đi khi nó đi lọt vào thế giới thứ hai) cho nên, có thể nói rằng những súc vật đồ dùng của những vị thần ở thế giới thứ ba không phản chiếu đúng những súc vật và đồ dùng trong thế giới thứ nhất và thứ hai. Các vị thần xuống thế giới thứ nhât để kiếm chác những đồ cúng và những đồ cúng của người Trần không giống những thứ các vị thần linh sử dụng. Người ta mời họ tham gia các lễ cúng bái, ngồi bên cạnh thầy cúng. Đối với người Bahnar, không hề có khói hương các lễ cúng bay lên trời. Ta rất khó mà tin người Bahnar khi họ giải thích cho ta biết về những vấn đề này. Họ có biết thật kỹ những vấn đề này không? Nên nhớ rằng trong bộ lạc này, không có thầy cúng.
Một sự khác nhau chính trong thế giới thứ ba và hai thế giới khác, là cuộc sống diễn ra trước “trước 6 tháng” theo cha Kemlin, tôi khó nói rõ hơn. Dù sao, đây là điều quan trọng, quan niệm này đã áp đặt cho người Bahnar những nguyên tắc chung về thái độ đối với các vị thần linh mà tôi sẽ trình bày ở chương V.
4. Cách liên hệ giữa người Trần và các vị thần linh dựa vào tín ngưỡng và những sự kiện diễn ra trước tiên trong thế giới các vị thần linh và tiếp sau trong thế giới thứ nhất
Thực tế tín ngưỡng này làm cơ sở cho tất cả những mối liên hệ giữa những người Trần và các vị thần linh, cá biệt là những mối liên hệ trong thế giới thứ  nhất và thông thường là những mối liên hệ trong thế giới thứ hai. Trong những cuộc gặp gỡ giữa người Trần và các vị thần linh trong thế giới thứ nhất, các vị thần này không hiện hình thành người. Những cuộc gặp gỡ giữa người Trần và các vị thần linh trong thế giới thứ hai thông thường hơn diễn biến như sau: Hồn vía con người (pơhngol) (chương II, §8) trong giấc ngu rời khỏi thể xác, tức là cái vỏ của hồn vía, đi ra thế giới thứ hai trong một giấc mộng. Nó sống trong khoảnh khắc giữa những người chết, gặp một người chết hay một vị thần linh. Chính điểm này cho phép hồn vía người Trần thấy những cảnh vật diễn ra trong thế giới thứ ba, chuyển sang thế giới thứ ba, nếu người ta đoán đúng những cảnh vật này, thì người ta sẽ đoán đúng những điều xảy ra trong thế giới thứ nhất. Trong một số giấc mộng, trong những cuộc gặp gỡ này, các vị thần linh đã nói một cách vu vơ nơi ở của họ, cho nên người Bahnar mới biết có thế giới thứ ba (chương V, §1) do tiết lộ ra.
Nhưng như thế không có nghĩa là người Bahnar đã đi lọt vào thế giới thứ ba. Dường như trong thế giới thứ ba, hồn vía người Trần mới được báo cho biết là họ đã đi lọt vào thế giới thứ ba.
Một vài người cung cấp tài liệu cho tôi quả quyết rằng trong một thời gian nhất định, hồn vía người chết đi vào thế giới thứ ba, nhưng trong trường hợp này họ quả quyết rằng hồn vía người chết không còn quan hệ với người Trần nữa.





























Chương 2
NHỮNG NHÂN VẬT TRONG THẾ GIỚI THỨ NHẤT - CON NGƯỜI BANAH

1. Con người Banah
          a. Con người về mặt thể chất – thân thể - sự khác nhau giữa nam và nữ. Những danh từ “dranglo” v.v… “drakan” v.v…
          Người Bahnar phân biệt người đàn ông: “dranglo” (EKJ), “drơglơ” (J), “Kơnglo” (A), “Kơdrang” (W), “gơdrang” (R) với người đàn bà: “drakan” (BCKJ), “kơdrong” (AT), “gơdri” (R).
          Họ phân biệt những bộ phận của thân thể mà họ đặt tên cho, những cơ quan, mà cơ quan cao quý nhất là phổi “klơn”. Họ phân biệt rõ giữa thể chất nữ và thể chất nam, bằng những hình thức ngôn ngữ những danh từ về thân thuộc hay tuổi tác (chương VII, §1; chương IX, §2 và 3; chương XII, §2). Nếu như người Bahnar có những nhận thức đúng về sự sinh đẻ và chấp nhận hệ thống tiêu hóa, trái lại họ không biết gì về hệ  thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn về máu. Tuy nhiên, họ phân biệt giữa những người có máu “đắng” mà những mụn nhọt có thể chữa lành mau chóng và những người có máu “ngọt” luôn luôn bị mụn lở.
          b. Thể chất bề ngoài người Bahnar
          Không thể mô tả người Habnar trung bình được, hình thức thể chất bề ngoài khác nhau từng người một-giữa những người trong cùng một gia đình, cả trong một làng cũng vậy – bởi vì bộ lạc của họ đã có nhiều biến đổi, nhiều sự lai căng. Cái đập vào mắt chúng ta là người đàn ông tầm thước trung bình, tỏ ra rất cân đối và khỏe khoắn, nếu họ được ăn uống tương đối đầy đủ. Tay chân họ dài bắp thịt kéo dài và nổi lên, cổ chân cổ tay thanh tú. Người đàn bà nhỏ hơn người đàn ông, thân thể rất phát triển.
          Bề ngoài bộ lạc trông có vẻ khỏe khoắn, nhưng sự khỏe khoắn ấy chỉ giả tạo, có nhiều trẻ em chết nhiều, hình thức thiếu cân đối. Cá biệt có những cá nhân có sức đề kháng hay may mắn chống được bệnh sốt rét rừng và những hậu quả của nó, bệnh sưng phổi và các bệnh phát ban, ác tính.
          Da người Bahnar màu đồng hun hay sôcôla, đôi khi trắng trẻo không bao giờ đen. Tóc đen, dài và dậm trẻ con tóc thường màu hạt dẻ. Mình ít lông lá, nhưng ít có người chán hói.
          Các bác sĩ Farinaud và Marneffe đã xếp loại các bộ lạc miền núi theo các nhóm cùng một huyết thống đã nhận xét rằng mặc dầu về mặt hình thức bề ngoài khác nhau, người Bahnar, là một bộ lạc khác hẳn với các bộ lạc khác về mặt ngôn ngữ và văn hóa.
          2. Tư thế, cách đi đứng, cử chỉ
          Không có gì khác nhau về cơ bản trong tư thế, cách đi đứng và cử chỉ giữa người đàn ông và người đàn bà Bahnar.
          Đàn ông và đàn bà cũng ngủ như nhau, sẵn sàng nghỉ ngơi bằng cách quỳ gối, trong buổi họp ngồi trên hai gót chân, không thích ngồi theo kiểu người Âu.
          Đàn ông cũng như đàn bà mang chiếc gùi sau lưng khi nghỉ chân cũng không bỏ ra. Các gùi dựa trên đế của nó và người mang ngồi xuống đất cằm tựa vào hai đầu gối.
          Người Bahnar đi bộ rất giỏi đi thành hàng một trên cùng một con đường. Họ trèo lên trèo xuống rất dễ dàng. Họ sử dụng một cách có hệ thống những quãng đường đất trên núi ít để ý đến những đất bằng phẳng phải kéo dài quãng đường đi.
          Những người vội đi trên đường phẳng thì chạy một thứ nước kiệu không giống cách đi của người Việt mang gồng gánh. Quảng đường đi một người miền núi mang trên lưng khoảng 20 kilô đồ vật ước độ 30 hay 40 cây số. Nhưng tôi đã ghi những quãng đường núi kéo dài đến 70, 80 cây số.
          Khi không ngại đi đường trường, mà là đi chơi, tôi thấy người đàn bà có kiểu đi núng nính giống người đàn bà Jarai.
          Trong những cuộc đi đường trường đàn ông và đàn bà thay nhau cõng con, tất nhiên trừ những vùng có nhiều ác thú, trường hợp này, người đàn ông có võ trang đi trước được hoàn toàn tự do hành động.
          Thực ra người đàn bà mang chiếc gùi tốt hơn và nặng hơn người đàn ông (từ 15 đến 25 kilô cho cả nam nữ). Tất cả đều không thích gồng gánh, không có thói quen ở miên núi. Người Bahnar cũng không thích xách tay hay mang trên vai hay bằng cách khác. Điều này cắt nghĩa là do địa thế miền núi mà sinh ra tục đeo gùi sau lưng. Ở phía Đông, người đàn ông mang gùi trên đầu, còn đàn bà thì không.
          Người đàn ông làm nghề rừng rất giỏi, giỏi trèo cây dùng thang bằng dây hay bằng tre, hay không cần đến thang.
          Họ bơi tồi, chỉ là những người bám lấy mái chèo tầm thường, hiếm có người cưỡi trên một ống bương nổi để đi qua các hồ ao, trong khi người Jarai dùng phương tiện vận tải này.
          Người Bahnar cả nam lẫn nữ không bao giờ lấy một đồ đạc bằng chân như  người Lào hay người Việt  mà họ thường có những tiếp xúc với nhau. Họ không chơi bằng chân, như trò chơi đá cầu chẳng hạn, không thích hợp đối với họ.
          Đàn ông đàn bà và trẻ con, uống, ăn, hút như nhau. Họ lắc đầu sang bên để tỏ thái độ từ chối, cúi đầu từ trên xuống dưới để tỏ thái độ chấp thuận, họ vỗ tay này vào tay khác để tỏ thái độ “bàn tay họ không dính dáng gì đến việc ấy”. Và mặt bàn bạc buôn bán, họ lấy ngón tay của họ móc lấy ngón tay của đối phương để tỏ thái độ nhận giao kèo với nhau.
          Người đàn ông mạnh dạn hơn đàn bà chào bằng cách dơ tay lên, hoan nghênh bằng cách vỗ ngực, nhưng người đàn bà thường không dám làm như vậy vì tính nhút nhát. Nhưng trái lại, người đàn bà thường hay nhấn ngón tay vào mũi để chế diễu theo kiểu người Pháp.
          3. Vệ sinh thân thể, sắc đẹp, cắt xẻo
          a. Vệ sinh thân thể - sửa tóc - sắc đẹp
          Người Bahnar cả nam lẫn nữ thường hay tắm, nam nữ tắm riêng biệt. Luật này nghiêm chỉnh, họ không tắm chung như người Eđê. Trừ người đàn bà Eđê thì tắm riêng ở cuối nguồn. Người đàn bà Bahnar cũng làm như vậy.
          Những người trẻ tuổi giữ gìn thân thể hơn là những người già. Những thiếu nữ và thanh niên kỳ chân, sửa tóc, chải đầu, đánh răng bằng một cái gai.
          Nhưng con gái nhỏ cho các em bé nhất đầu vú một cách có hay không có ý thức. Thiếu nữ hay thiếu phụ làm cho đôi vú rắn chắc hơn bằng cách tắm bằng nước lạnh. Trái với người Eđê dùng gừng để làm việc này, người Bahnar không bao giờ dùng đến hương vị. Người đàn ông rất thích để râu ria mép và râu cằm, nhưng họ hiềm râu. Cho nên người đàn ông – trừ một số ngoại lệ không đáng kể - mặt cạo nhẵn nhụi. Muốn được như vậy họ chỉ dùng dao cạo hai bên má 8 ngày một lần. Người ta thấy người đàn ông Bahnar thân hình cân đối, nhanh nhẹn, con mắt hiên ngang, để râu cằm và râu mép. Người đàn bà nước da rất trắng, tóc dài và gợn sóng, bắp chân dài thon; Tất nhiên không phải lúc nào cũng gặp những người lý tưởng như vậy.
          b. Cà răng, xâu tai, cắt xẻo vì lý do để tang. Người Bahnar không nhổ lông
          Vì lý do thẩm mỹ mà người Bahnar cà răng cửa và răng nanh. Nam nữ gần đến tuổi dậy thì đều cà răng bằng dao và hòn đá không nghi lễ nghi thức gì. Sau đó, răng được nhuộm đen bằng rễ cây “Tơnek”. Nhiều bộ lạc miền núi cũng cà răng như vậy, nhưng tục này ít hơn. Trong các bộ lạc Koho, Eđê, Jarai, Kateng, Kil, Mnông, Stieeng. Những những tục cà răng hay mài nhọn răng đi ở mỗi bộ lạc một khác. Người ta không cho biết trong việc cà răng có gì khác nhau giữa nam và nữ không?
          Người Seđăng cà răng một cách ngoại lệ. Còn người Dia, Halang và Duan thì không bao giờ có ngoại lệ. Ở người Mnông Lăc chỉ có những con gái là sửa răng. Chỉ trong phân – bộ lạc này mới có một sự khác nhau giữa nam và nữ.
          Tục cà răng mai một đi trong người Bahnar, họ không còn nhớ truyền thuyết về tục cà răng nữa. Một người cung cấp tài liệu đã nói với tôi rằng, làm như vậy, người Bahnar “muốn trở thành con trâu”.
          Người Bahnar cả nam lẫn nữ đều xâu tai để mang những đồ trang sức bằng thoi hay hoa tai bằng bạc, nhưng họ không căng lỗ tai ra để đeo những khối lớn bằng xương hay bằng ngà, những vòng lớn, như thường đeo những đàn bà thuộc các bộ lạc sống ở gần khu vực có voi, ở vùng người Mnông Biat chỉ có đàn ông mới xâu tai.
          Ở chương VII, §7, e, tôi sẽ kể lại, người đàn ông đàn bà tự cắt xẻo như thế nào một khi có người thân gần nhất chết. Tục lệ này đã biến mất nhưng bác sỹ Lieurade năm 1937 còn trông thấy ở người Bahnar Bơnơm Kon Kơde, những người đàn ông trong bộ lạc này dùng móng tay cào hai đùi thành rãnh, làm dấu hiệu của việc để tang. Cách cào cấu này không còn nữa. Người Bahnar không nhổ lông mày, lông nách và lông háng.
          c. Người Bahnar không xăm mình. Tục xăm mình trong một số bộ lạc miền núi
          Người Bahnar không xăm mình nhưng lại sống giữa các bộ lạc có tục xăm mình phổ biến. Người Lào, xăm mình giỏi nhất đi khắp nơi.
          Những người đàn ông Seđăng xăm ba điểm ở hai bên mép môi có lẽ để tượng trưng cho bộ râu mép, những người đàn ông, Kha-tang cũng được người Lào xăm mình cho, vì nếu họ không xăm mình thì khó lấy vợ. Ở người Brao trái lại chỉ có người đàn bà là xăm mình, trong khi người Khata, cả đàn ông lẫn đàn bà có cách xăm mình đặc biệt và khá kỳ quặc, nhất là một cái vòng tròn xung quanh mồm, mà cả nam lẫn nữ đều phải đeo, và mang dấu hiệu “padil yaya” trên trán. Một số người Khatu xăm mặt, ngực, cánh tay, bắp chân. Họ cũng nhổ lông mày. Tục này dường như chỉ là ngoại lệ trong các tộc người miền núi.
          4. Trang phục
          a. Cái khố của người đàn ông “Kópen”, cái váy đàn bà “Haban”, cái áo gilê “ao”, cái chăn-áo khoác, những quần áo bằng vỏ cây
          Quần áo người Bahnar dệt bằng sợi bông (bông trồng tại chỗ hay, ngày nay dùng sợi nhập cảng. Quần áo bằng vỏ cây xốp chỉ là cá biệt.
          Đàn ông mang một khố “Kópen” buộc vào mình trên rốn, qua háng, che phần trên hai đùi và một phần lớn hai mông đít. Cái khố chỉ dành cho đàn ông. Một người đàn bà mạnh dạn lái được chồng, người ta gọi bà ta “mang khố”.
          Đàn bà mặc một váy ngắn đến tận đầu gối một ít tức là chiếc “haban”.
          Việc mặc áo gilê “ao” thì tùy ý, không bắt buộc. Chỉ có đàn bà hay mặc, ngày tết thanh niên mặc áo gilê thêu và trang trí bằng những nhạc (đồng hay bạc).
          Người Bahnar cả nam lẫn nữ mang một chiếc chăn-áo khoác dùng chống gai, đỉa vắt trong rừng, chống rét gọi là “khăn”. Chiếc “khăn” quấn thành vòng xoắn, là một thứ mộc để chiến đấu. Dùng rộng ra “khăn” là một y phục trang trí trong những ngày tết.
          Người đàn ông mang chiếc “khăn” ít ra có 10 kiểu khác nhau (mỗi phân-bộ lạc mang theo riêng của mình, không theo luật lệ nào).
          Họ không bao giờ mặc theo kiểu áo choàng pê-rơ-rin, trong khi người đàn bà thường mang phủ lên chiếc gùi hay để che đứa con đìu trên lưng.
          Trái lại, cả đàn ông lẫn đàn bà đều mang chiếc “khăn” dưới nách ngang vú để che kín hình thành một thứ váy dài “kon khăn”. Họ bố trí chiếc “khăn” thành một túi để địu trẻ con trên lưng.
          Những quần áo bằng vải bông ít chống được rét cho nên người Bahnar ở vùng Đông bắc làm ra những chăn bằng vỏ cây bu…(trang 20 dong5 từ dưới) để đắp ban đêm và làm những tấm áo che ngực đệm bông “ao khể” mà những người đàn ông mặc vào mùa đông để đi rừng. Người ta đập vỏ bằng một thứ vồ có đường soi gọi là “Long pơnang kat hơneng”.
b. Nhận xét về màu sắc và cách mặc quần áo đối với từng loại người trong một số trường hợp (ngày tết, tang, ăn hỏi)
1/ Cái khố “Kơpen” thì dành cho đàn ông và cái váy “haban” cho đàn bà. Người ta không bao giờ cho một em bé trai mặc một cái váy, ngay cả về lý do thuận tiện.
2/ Đúng là có những màu, sự phối hợp các màu sắc và những nét thêu thùa đặc trưng của một số bộ lạc, và những đặc trưng đó ngày ngay ít nhiều vẫn được tôn trọng. Đối với người Bahnar, màu sắc của bộ lạc là màu trắng, nhưng màu này không ai tôn trọng nữa. Tất cả mọi người đều mặc những quần áo mua với các bộ lạc láng giềng, hay nhuộm sợi ở vùng Bahnar. Màu xanh dùng cũng phổ biến ở màu trắng ở khắp nơi.
3/ Không có những quần áo hay đồ thêu thùa dành riêng cho đàn ông hay đàn bà (do địa vị xã hội, hay giàu có). Cho nên khi có những người không giàu bằng thì lại dốc tiền ra mua những quần áo sang trọng. Quần áo là một thứ “tiền tệ”tiêu thụ dễ dàng và giá cả mọi người đều biết, tùy theo phẩm chất của vải, kích thước trang trí.
Người đàn ông không bao giờ quấn khố một cách riêng biệt hay trang trí chiếc khố để quảng cáo địa vị xã hội, những chiến công và những kỳ tích về tình yêu của mình. Không biết ngày xưa có thế không, người ta không hề nhớ, các truyền thuyết cũng không hề nói đến, trong khi những truyền thuyết càng mô tả rất chi tiết một số y phục.
4/ Những trai gái mới hứa hôn mặc những quần áo đẹp nhất của họ, nhất là người Bahnar alakong.
5/ Ngày tết những trai gái sắp lấy nhau quấn khố và mặc áo gilê trang trí rất đẹp. Trái lại, những người góa vợ góa chồng trong thời kỳ để tang, những em nhỏ trong mọi trường hợp tránh mặc những quần áo đắt tiền để các thần linh khỏi ghen ghét.
6/ Đám tang, người thân, nếu có, thì mặc quần áo trắng không thêu thùa, sổ gấm. Nhà nghèo thì không cần mua quần áo tang.
7/ Rồi thì, nếu như người đàn ông đôi khi mặc áo vét, gilê từ châu Âu mang sang (nhưng không mặc quần âu) hay mặc quần áo việt Nam, người đàn bà Bahnar chỉ có thể bỏ chiếc váy ngắn của mình để mặc chiếc váy dài của người Eđê. Trường hợp này cũng rất hiếm. Đây là một thứ học làm sang (snobisme).
c. Y phục trong các bộ lạc miền núi khác
Tôi không thể so sánh ở đây quần áo người Bahnar với quần áo các bộ lạc khác, vì có nhiều vấn đề cần phải nói. Nhiều tác giả đã nói rất chi tiết về vấn đề này.
Đáng chú ý là ở đâu cũng có các loại y phục khố “kơpen” váy “haban” gilê “ao”, “chăn-áo khoác”, “khăn” gọi dưới những tên khác nhau. Khố người Eđê rất rộng và dài, khố người Mnông thì rất hẹp. Chiếc khố người Brao thì nhỏ tí đủ để che dương vật. Người bahnar và người Jarai mặc thường giống nhau, nhưng thoạt nhìn người ta có thể phân biệt ngay được cách quấn khố của họ.
Váy của người đàn bà Eđê là một váy dài màu đen xẻ bên phải, dài đến mắt cá chân. Váy người Seđăng không dài tới đầu gối. Người đàn bà Mnông ngày tết mặc những váy đẹp đeo băng vải. Cách mặc váy dường như thống nhất.
Những người đàn ông Eđê là những người miền núi duy nhất mặc một áo cánh đẹp có tay trang trí bằng những tua đỏ rất độc đáo trong khi người đàn bà Eđê mặc những thứ áo cánh bằng vải bông trắng có cánh tay.
Người Mnông không có áo gilê, còn người Prang thì thường hay mặc áo gilê v.v…
Đối với người Bahnar quần áo là tài sản riêng và ở họ không có tục giao chuyển một số trang phục đẹp cho người khác, thí dụ như trong người Eđê.
5. Khăn đội đầu và trang sức
a. Khăn đội đầu và trang sức ngày tết
Người Bahnar để tóc dài và chải lật ra đằng sau để hở trán. Những em trai và em gái nhỏ đễ xõa tóc. Khi lớn tuổi, tất cả đàn ông đàn bà đều búi tóc. Trong những phân-bộ lạc tiếp xúc với người Âu, đàn ông dần dần cắt tóc ngắn một vài thiếu nữ vùng lân cận Kontum để tóc (theo kiểu jeanne d’Are), những kiểu tóc này không phổ biến. Về mặt trang phục, người đàn bà gắn liền với truyền thống hơn người đàn ông.
Người Bahnar không cài hoa trên tóc hay trên tai. Thực ra, hoa không phải là một hình thức trang trí dùng trong bộ lạc này. Người đàn ông đội khăn, quấn chung quanh búi tóc theo cạh riêng của từng phân-bộ lạc. Người đàn bà không đội khăn, thay thế bằng một sợi dây hay một chuỗi hột thủy tinh giả làm hạt trai. Chỉ có người đàn bà Alakong đội một chiếc khăn đặc biệt riêng làm mũ chùm đầu.
Khi người đàn bà công khai cởi khăn một người đàn ông, đó là một cử chỉ tuyên bố mình yêu người này.
Những đồ trang sức trên đầu: trâm dài bằng kim loại trang trí bằng những núm sợi bông đỏ, những lông chim, những lược to bằng tre, những vòng nhỏ bằng kim loại buộc vào một núm tóc, bố trí một cách kỳ lạ thành một vòng hoa, đều dành riêng cho người đàn ông. Những người đàn ông thắt những thắt lưng bằng kim loại, nhất là những người Bơnơm.
Đàn ông đàn bà đều dùng trung những vòng bằng kim khí (đồng đen, đồng, đồng thau, đeo vào cổ tay hay mắt cá chân, những vòng cổ bằng kim loại hay hột thủy tinh đeo trên cánh tay, những hoa tai. Hay đeo nữ trang nhất là những thiếu nữ, thiếu phụ và thanh niên. Có những thanh niên Bơnơm và Alakong đã trở thành vị hôn phu hay đang sắp trở thành vị hôn phu, cố gắng sắm cho được những chuỗi hạt trai để giả làm khăn và những dây đeo gươm hoàn toàn bằng hạt trai.
Chỉ có đàn bà và con gái mới mang sà cạp và những băng tay quấn bằng đồng thau. Tập quán này mất dần. Đó là những đồ trang sức quá nặng nề để che chỗ hai ống chân và cánh tay, một cách tương đối, để khỏi đỉa vắt cánh. Nhưng hiện nay có những đường tắt tương đối rộng và đường cái. Những đồ trang sức này thường gây ra những vết sứt mưng mủ cuối cùng đã bị loại bỏ.
b. Nhận xét về một vài thứ khăn đội đầu và trang sức của người miền núi
Những khăn đội đầu và những trang sức của từng bộ lạc lại càng khác nhau hơn là quần áo.
Tôi chỉ nêu ra đây một số chi tiết đặc biệt.
1/ Những khăn đội đầu của người miền núi cũng như các đồ trang sức ngày càng đơn giản hóa những nhóm có những tiếp xúc liên tục với người Âu. Những người Bahnar ở phía Tây rõ ràng giàu hơn những người Bahnar ở phía Đông và chính họ thực tế đã bỏ cái búi tóc và những đồ trang sức đẹp ngày tết. Trong một ngày lễ lớn rất đặc biệt ở “Pơlei Don”, ở bên cạnh Kontum, những thanh niên muốn làm sống lại những huy hoàng thời xưa. Họ đã làm lấy những trâm cài đầu rất dở trang trí bằng những giấy mạ kền.
Đây là một trong những sự đơn giản hóa khi tiếp xúc với những ngoại quốc, nhưng còn nhiều việc khác nữa.
2/ Đàn bà bỏ chậm hơn đàn ông tục đội khăn và trang điểm. Trên đất Bahnar, không ở đâu mà những đồ nữ trang (ví dụ những vòng cổ và vòng tay bằng thủy tinh) lại không dành cho phụ nữ trong khi chỉ có người đàn ông là mang những đồ trang sức riêng của họ.
3/ Chính trong những ngày hội tết, tất cả những thanh niên trong tất cả các vùng miền núi đội, những khăn trang trí đẹp nhất.
Tôi nêu lên đây một vài thứ khăn đội đầu và trang sức rất đẹp.
1/ Tất cả những người Seđăng, đàn ông cũng như đàn bà, độc một cái điềm, theo kiểu chó, che nửa trán.
2/ Người đàn bà Eđê đội một cái khăn khác với khăn đàn ông.
3/ Người đàn ông Die đội một cái vành nhẹ bằng lông lợn nòi giống như một vành mọc lên tua tủa những gai nhỏ. Đàn bà thì quấn hai ống bằng những sà cạp bằng vải bông xanh. Trong tất cả các vùng, chỉ có người đàn bà Die duy nhất trong các dân tộc miền núi, mang một tấm che cổ quấn bằng đồng thau.
6. Thỏa mãn về nhu cầu (cuộc sống)
a. Thức ăn - Nhiều tục kiêng ăn trong những trường hợp khác nhau
Thức ăn của người Bahnar là gạo mà người đàn bà giã mỗi buổi sáng cho cả ngày. Những bộ lạc miền núi đều thích ăn gạo mới giã ở cối ra. Tôi chắc đây không phải đơn thuần là một thị hiếu.
Phải thấy đây là một dấu hiệu tôn trọng cây lúa thứ ngũ cốc tuyệt vời này mới du nhập vào xứ sở từ một thế kỷ này, không nên phung phí nó để khỏi dụng chạm đến thần “Uang Sơni” cùng đến địa phương này với cây lúa. Thêm vào gạo là các thứ rau (cỏ, lá cộng có thể ăn được, măng, khoai lang, cà, dưa, bí rợ, nấm vv) thịt, cá, gia vị (cơ bản là ớt nói chung, muối, dấm, kiến) hoa quả (chuối, cam, mít vv…), củ hay rễ cây.
Có tám cách nấu nướng (quay, luộc, hấp cách thủy, sấy, vv) năm cách nấu cơm, sáu cách ướp để dành thịt, cá, măng, trong 6 tháng.
Cách thức nấu ăn nhiều và thay đổi khác nhau, nhưng chỉ dùng trong những dịp tiếp khách và dịp tết. Thực tế, người bahnar ăn uống rất đơn giản và thất thường trong cuộc sống bình thường.
Việc tiếp tế thức ăn rất thay đổi về lượng cũng như về chất. Việc chế biến các thức ăn để dành, việc sấy thịt, thú rừng (chuột, chuột nhà vv) đánh bẫy được, giữ một vai trò quan trọng trong thức ăn, vì người ta ít khi mổ lợn, không bao giờ mổ trâu bò, nếu không phải là những dịp cúng bái.
Người đàn bà nấu các thức ăn, ngay trong những ngày tết, những khi đó thì người đàn ông thử thịt.
Thịt băm là một món ăn đặc biệt, do người đàn ông làm, người đàn bà nấu như mọi món ăn khác.
Có  nhiều thức ăn phải kiêng.
1. Không có vấn đề kiêng kỵ đối với một món ăn chung cho cả bộ lạc. Nếu như người ta vứt một bong bóng của một con vật mổ làm thịt, đó là vì lý do thực tiễn, chứ không phải vì nghi lễ.
2. Có những món ăn sào nấu không hợp mà cả bộ lạc phải kiêng (người ta không nấu cá với tôm (t26 dòng cuối một số canh dừa). Việc kiêng kỵ này coi như một mệnh lệnh. Vi phạm có thể bị thiên lôi đánh chết.
3. Có những thức ăn cả một làng, một họ đều phải kiêng. Những món ăn này xếp riêng ra, do liên minh với một vị thần-súc vật (chương VI, §3, a).
4. Một số thức ăn chỉ có người già được ăn, chỉ có họ mới được ăn những quả hay củ dính đôi. Chỉ có họ, làm như vậy mới khỏi đẻ con sinh đôi.
5. Một số thức ăn chỉ phải kiêng một thời gian đối với những người sắp sửa có một hoạt động nào đó, như những người đi săn chẳng hạn (chương V, §4, b).
6. Khi một chỗ nấu thức ăn nổ ra, người đàn ông kiêng ăn những thức ăn nấu trong đó, sợ sau này bị lợn nòi mổ bụng, nhưng những người đàn bà lại thích ăn, để sinh nở dễ dàng.
7. Đàn bà kiêng ăn thịt chó, rắn, chuột nhắt, họ cũng không bao giờ ăn thịt những con thằn lằn đẻ trứng. Vì sẽ bị vỡ bụng khi đẻ như loài bò sát này.
Họ cũng không ăn thịt sống mặc dầu đó không phải là một điều kiêng kỵ đối với họ.
Không có thức ăn riêng mà người đàn bà chửa phải kiêng. Nhưng họ ăn bồi dưỡng thêm, nhậ khẩu phần gấp đôi trong các dịp tết, săn bắn, đánh cá được, và ăn tháng có mang thứ tư trở đi, họ chú ý đến những chất lượng tốt hay xấu, có thể ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Họ phải tránh ăn những thức ăn có chất đường chuối, mít, nhất là mía, để đứa con sau này đừng đẻ ngược; kiêng uống nước ấm để đứa con khỏi nóng và khỏi quấy; kiêng ăn ớt để đứa con khỏi bị đau mắt.
Người chồng rất vui lòng thỏa mãn những nhu cầu của vợ, trừ những thức ăn nếu hỗn hợp bị kiêng.
Người đàn bà mới đẻ ít lâu có một số tục kiêng ăn để tránh băng huyết, họ không ăn thịt bò (thiếu hay không), không ăn thịt nai, cá béo hay ướp muối, nhất là cá các đầm lầy, không ăn mỡ lợn. Trái lại có những thức ăn dành cho họ thịt trâu, gà, cá gầy, nhất là cá siu, nhưng người ta chỉ đun nóng các thứ thịt cá ấy gần bếp; người ta thui qua loa, và trước khi nấu người ta phải ép thịt trâu hay thịt gà cho hết máu tươi đi. Người ta lại cho người đàn bà mới đẻ ăn rau (rang 28 dòng 8 trên xuống) và những gói muối nấu trong lá chuối.
8. Không có những thức ăn kiêng đối với trẻ em.
Còn việc nhận ăn không mấy khi thực hiện.
b. Các đồ uống - Rượu “sir” - Rượu vang cọ “alak”
          Người Bahnar thường uống nước lã rượu “sik”, ít khi uống rượu vang cọ “alak”, rượu Việt Nam, uống nước chè trong trường hợp cá biệt.
          Nước được giữ gìn rất cẩn thận, trong trường hợp có thể được, người ta đưa nước về làng bằng những ống máng bằng tre. Người Bahnar rất kêu ca người Việt làm bẩn nước của họ.
          Rượu “sik” làm bằng một thứ men thường do đàn bà chế, đàn ông cũng có thể làm được, thường để thành một thứ rượu lâu năm. Người ta cho men vào trong một cái chum và khi dùng người ta đổ đầy nước, và cho vào đó một số ngũ cốc đó là gạo và kê, mạch, ngô và cao lương. Chính những người đàn ông làm rượu “sik” trong các chum. Một trong những chuyện bịa buồn cười nhất có người đã viết về những người miền núi. Cho rằng những chum đẹp, đắt tiền, nhiều người ưa thích (đáng giá từ 1940 đến 2000 đồng) là những chum, người ta dùng để làm loại rượu ngủ. Thực ra, người ta chỉ dùng những chum rẻ tiền sợ nó vỡ hay rạn nứt trong khi chè chén ăn uống với nhau. Bởi vì không những người ta uống rượu trong khi cúng bái, người ta còn uống rượu những ngày hội sau lễ cúng bái, trong tất cả các dịp tiếp khách … đôi khi ầm ỹ. Nói chung, đàn bà chỉ uống rượu sau đàn ông, một thứ rượu lúc đó đã nhạt đi.
          Một vài làng ở vùng Amkhê, uống rượu vang cọ “Alak”, phổ biến hơn trong vùng Die và một số tộc miền núi ở sâu về phía bắc.
          Dường như trong tất cả các tộc miền núi, cách chế men thay đổi từng bộ lạc là do người đàn bà, còn cách làm những chum rượu là do bàn tay người đàn ông. Cho nên, trong những ngày tết, toàn bộ nước đổ vào chum toàn do đàn ông mang đến (chương VII, §5, a).
d. Thuốc lá - việc đàn ông đàn bà hút trong một số bộ lạc
Người Bahnar hút thuốc như tất cả các tộc người miền núi. Đàn ông đàn bà và trẻ em (4 đến 5 tuổi) đều hút thuốc lá bằng điếu. Cả đàn ông lẫn đàn bà nhai những mẩu tre ngâm trong ống điếu tẩm bằng chất ni-cô-tin.
Khi một người đàn ông đưa thuốc lá hay hơn nửa một mẩu thuốc lấy trong điếu của mình ra cho một người đàn bà hay một cô con gái, mà mình tán tỉnh. Chứng tỏ rằng mình muốn yêu người ấy. Người ta cũng mời thuốc trong khi tùy khách hay tỏ ra tôn trọng. Một người nào đó. Trong những ngày tết người ta đánh đổ một điếu thuốc hay một mẩu thuốc lá.
Không có gì quy định việc dùng hay trồng thuốc lá.
Người Eđê, Yarai, Mông, Khatang, KgaTu cũng hút thuốc lá như người Bahnar.
Việc hút thuốc lá ít phổ biến hơn người Seđăng và các bộ lạc ít nhiều bà con với người Seđăng ở phía Bắc. Người Seđăng ở Kontum thích nhai thuốc lá hơn là hút, và họ nhai cả những cuộn thuốc lá chưa phơi khô.
Ở người Duan chỉ có đàn ông là hút thuốc lá. Người Rhê dường như không biết dùng điếu. Và người đàn ông hút xì-gà. Ở người Alak; người đàn ông hút thuốc bằng điếu, người đàn bà dùng điếu có nước.
Trong tất cả các bộ lạc miền núi, người đàn ông làm các điếu hút bằng đồng (chỉ dùng trong một số nơi và dường như dành cho đàn ông). Và những điếu bằng đất nung mà tất cả mọi người đều dùng. Đàn bà hay đàn ông có thể làm những điếu cày bằng tre.
đ. Việc thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên: nhổ, đái...
Người Bahnar sợ “bẩn”, không thể thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên bất cứ ở đâu, nam nữ cũng vậy.
Người ta không được nhổ vào bếp, làm như vậy sẽ bẩn bếp, người ta cũng không được nhổ khi gặp một con rắn, vì rắn sẽ coi là thách nó.
Khi đái người ta dang chân ra hay quay sang một hướng khác, người ta bao giờ cũng dạng chân để ngồi, xổm. Chỉ ban đêm, đàn ông và đàn bà mới đái từ trên buôn nhà xuống, nhưng người đàn bà thường đi đái kín dưới  nhà, đằng sau những đống gỗ. Chỉ có đàn ông, cả ban ngày lẫn ban đêm sử dụng những ống đái bằng gỗ khá hiếm trong một số nhà, nhưng có sẵn trong các nhà rông rộng lớn. Khi đi đồng, người Bahnar đi kín, ngồi trên một gốc cây, một tảng đá lồi lõm, một cành thấp, ngoài hàng rào làng, xa suối nước. Họ rất coi khinh người Việt đi đồng không kín đáo nhất là làm hỏng nước. Vấn đề này đã làm nổ ra những cuộc cãi lộn liên miên giữa các làng người Bahnar và làng người Việt lân cận.
Người đàn bà có thể đi đồng, không dời bỏ đứa con địu trên lưng.
Đàn ông chùi đít bằng một nắm cỏ, đàn bà tế nhị hơn, dùng một khúc cây để khỏi bẩn tay. Người Bahnar không dùng nước rửa đít như người Ta-hi-tiêng, dù họ muốn giữ mình cho sạch sẽ đến đâu vì họ làm bẩn nước.
e. Những quan hệ nam nữ - Tình yêu người Bahnar
Cũng khá khó tìm hiểu những quan hệ nam nữ trong người Bahnar. Phải hỏi kín những ông già có tánh cởi mở để họ hiểu tính chất các nghiên cứu của tôi và không dấu diếm gì.
Ở xứ này thanh niên coi nhà rông như một đồn binh để canh giữ, trẻ con thì không biết gì, những người cung cấp tài liệu cho chúng tôi không muốn công khai những quan hệ nam nữ. Đây chỉ là một thứ, e, dè về mặt đạo đức, chứ không phải, là một sự cấm đoán về mặt nghi lễ.
Cho nên, tôi không lấy gì làm lạ chỉ có một trong những người viết về các tộc miền núi, Antomarchi, chỉ viết vài dòng về vấn đề này trong một tài liệu “ghi chép dân tộc học” chưa công bố. Ở đây tôi chỉ nói về người Bahnar.
Trong tiếng Bahnar cũng có từ tình yêu, và người Bahnar, cả đàn ông lẫn đàn bà đều biết như thế nào là tình yêu và cả một lô từ về hậu quả của tình yêu như: say mê, ghen tuông, dại dột lớn, trò trẻ con, chạy trốn, bỏ nhau, biến mất, tự tử. Nhưng họ ghê tởm việc giết người đến mức không nỡ giết người tình địch,… Và đôi khi họ giết con người tình nhân của vợ mình với sự thỏa thuận của người vợ vì lý do không phải là ghen tuông.
Những quan hệ nam nữ đối với người Bahnar không phải đơn thuần là sự thỏa mãn nhu cầu vì sinh lý tùy từng lúc nhiều hay ít, mà là phương tiện sinh con đẻ cái.
g. Quan hệ nam nữ giữa người Bahnar với các bộ lạc khác và người ngoại quốc - những đứa con lai
Người đàn ông Bahnar, thêm lý tưởng khâm phục người đàn bà da trắng, đối với họ, có vẻ đẹp thần thoại. Một số người Bahnar giàu có, lấy nhiều vợ lẽ người Việt đẹp đẽ được lựa chọn bởi những lý do nói trên.
Người da trắng và người Việt không thích thú gì người đàn bà Bahnar, trái lại được người Jarai, Seđăng, hay (trang32 dong 4) thích. Người đàn bà Bahnar sẵn sàng sống dan díu với một người ngoại quốc trong một thời gian ngắn, vì hiếu kỳ hơn nữa, vì quyền lợi, nhưng họ không quyến luyến với người ngoại quốc như người đàn bà Pô-li-nê-diêng, như người ta nói, và họ không lấy làm vinh dự lấy được người ngoại quốc.
Những truyền thuyết nhất là những truyện kể nói lên những cuộc kết duyên giữa các nam và nữ anh hùng người Bahnar, các thủ lĩnh lớn, các con gái các thủ lĩnh gần hay xa trong các tộc người phía Tây. Chỉ có một truyền thuyết nói đến một cuộc hôn nhân với phía Tây (có lẽ với người Chàm?).
Chỉ có một vài trẻ em lai người miền núi với người Âu. Mặc dầu thường có sự thông hôn giữa người Việt với người Bahnar, nhưng chỉ có vài trẻ em lai Việt-Bahnar phần lớn thân thể còi kĩnh (ở Kontum, họ đòi hỏi tổ tiên của họ là người Bahnar).
Tất cả cái gì thuộc về quan hệ giao cấu nam nữ là cơ bản. Những người đàn bà đang hành kinh đều nhơ bẩn, ban đầu phải sống cách li ở vùng người Seđăng. Một ước mơ tà dâm là điều rất xấu đối với người Bahnar.
Hai vợ chồng người Bahnar chỉ có thể ăn nằm với nhau ở nhà mình hay trong rừng để khỏi làm nhơ bẩn nhà người khác. Người đàn bà phải đẻ ở nhà mình hay trong rừng. Đôi nhân tình ăn nằm với nhau trong một ngôi nhà nào đó, dù nhà đó là của một trong hai người, phạm tội nặng hơn là họ ăn nằm với nhau trong rừng trong lúc. Theo tục lệ  này, hai vợ chồng người Die không thể ăn nằm với nhau trong ngôi nhà mà họ sống chung chạ với nhiều gia đình khác, mà họ phải đi ăn nằm với nhau ở trong bụi kín.
g. Hậu quả các tục lệ về quan hệ nam nữ
Về mặt tục lệ mà nói, người Bahnar cấm ngặt quan hệ giao cấu ngoài vợ chồng, và chỉ cho phép vợ chồng được tự do giao cấu, nhưng về thực tế, họ hành động khác, vì họ thích tình yêu cho bản thân họ là cho người khác. Cho nên đối với những ông già làng trông nom về thuần phong mỹ tục chỉ những trường hợp phạm pháp quả tang buộc họ phải xử lý, hay khi những tai họa xảy ra trong làng buộc họ phải tìm ra nguyên nhân, cho nên những đường cái mà chính quyền Pháp đã mở mang tránh cho những đôi tình nhân khỏi những phiền hà của lệ làng và làm dễ dàng thêm công việc của các già làng. Họ không bị tố cáo phiền phức như trước nữa.
h. Chi tiết
Người Bahnar không biết hôn, hít những cách vuốt ve đặc biệt, không có những hành động phức tạp trong việc giao cấu như “con vật có hai lưng” “chơi bên cạnh”, người đàn ông ở trên bên phải, bên trái.
Người ta không ăn nằm với người vợ đang dở mình hay có mang. Đây không phải là một sự kiêng kỵ theo tục lệ, bởi vì bọn ăn chơi trụy lạc không kiêng gì hết, nhưng đây chỉ là một vấn đề lễ giáo, vấn đề hiền hậu; người ta không muốn làm khổ người vợ.
Những việc giao cấu, cũng như bổn phận chồng vợ, là do ý muốn của hai bên, không cần định ngày giờ, không cần nơi chỉ định trước, miễn là tôn trọng điều đã nói trên về vấn đề nhơ bẩn. Tôi sẽ nói ở chương VII, §, b, hai vợ chồng ăn nằm với nhau như thế nào.
Người Bahnar có thể giao cấu với nhau quanh năm, trái với người Seđăng ở Quảng Nam chỉ được phép giao cấu trong mùa lúa chín. Đây là một điều mà tôi chưa muốn kiểm tra, bởi vì theo sự hiểu biết của tôi về người Bahnar và những người láng giềng của họ, những ngày tết về mùa thu và mùa hè, những buổi túc trực ban đêm người chết, những buổi thức chung trong những chiếc lều trên cánh đồng về mùa xuân, thường là những dịp để nam nữ giao cấu với nhau hợp pháp hay không hợp pháp trái lại, thời kỳ gần tới mùa gặt lại là một thời kỳ trong năm bị đói kém, hiếm rượu, người ta nói chung mệt mỏi.
Trong gia đình, vợ chồng có quyền bình đẳng. Đàn ông hay đàn bà không làm hết đạo vợ chồng là một kẻ mắc nợ, thiếu lương tâm. Những lục đục bắt đầu xảy ra khi người đàn ông lấy hai vợ, bởi vì, theo tập quán pháp, người đàn ông phải chia sẻ tình yêu trong khi phải làm vừa lòng người vợ cả. Phải thừa nhận rằng người đàn bà Bahnar không bao giờ nhận sự chia sẻ ấy, và, và những người lấy hai vợ sống hạnh phúc ngày càng hiếm đi, và nói chung họ có một đời sống rất phức tạp.
          Ở đất Bahnar, người ta không phô trương tình yêu, điều này dễ hiểu, vì người ta buộc những già làng, phải can thiệp vào những việc này đáng lẽ họ không muốn. Những vụ bê bối xẩy ra khi những mụ trong làng lắm điều chộp được một quả tang đôi trai gái yêu nhau vụng trộm hay khi đẻ ra một đứa con hoang. Trong hai trường hợp này ít ra phải một bên những người thân thuộc gần nhất, hay một trong những người chồng cắm sừng dê đơn điệu. Nếu hai người phạm pháp có thể lấy nhau được thì cũng ổn. Dù sao một người con gái chửa hoang cũng không hề mất danh dự và điều đó không ngăn cấm họ lấy được một người chồng: Người Bahnar nói-chúng yêu trẻ con. Người đàn bà sinh đẻ nhiều, cũng như người đàn bà Seđăng, Mnông, không giống người đàn bà Eđê, Yarai hay Halang.
i. Chim gái
Những người thanh niên Bahnar tán gái hay những vợ chồng trẻ, nói chung, có một thái độ đúng đắn trước công chúng; nhưng ngày tết thì khác hẳn. Những ngày đó, họ say túy lý, có những cử chỉ điên cuồng người ta dễ tha thứ. Những thiếu nữ còn cấu người yêu của mình và đấm mạnh vào lưng. Những vết móng tay cấu trên mặt là những biểu hiện của tình yêu. Nhưng có một điều mà tôi thấy cần chú ý. Tôi đã nói một người đàn bà lột khăn một người đàn ông nào muốn tỏ ra mình yêu người ấy. Tuy vây, khi một người con gái cào cấu hay đánh vào lưng người con trai, họ không bao giờ đánh vào đầu. Trong cuộc sống bình thường, chồng bắt chấy cho vợ, vợ bắt chấy cho chồng. Nhưng người đàn ông khác không làm việc ấy đối với người đàn bà. Trong các truyền thuyết kể lại, một vị anh hùng ốm, ngập ngững mãi không muốn cho người con gái của mình cởi chiếc khăn đội đầu ra để xem mình nhức đầu vì nguyên nhân gì và sau cùng đành để cho người em gái làm việc đó và nói: “Họ có tố cáo tôi cũng mặc kệ”. Đây là một bằng chứng tỏ rằng người ta không được sờ vào tóc của một người không thuộc giới (nam hay nữ) của mình.
Thái độ từ tốn của những thanh niên người Bahnar trước công chúng xuất phát từ sự e lệ, một thứ ngượng nghịu e lệ mà tôi đã nói ở đầu chương này, mục 2 cũng biểu hiện bằng ngôn ngữ. Do sự ngượng ngịu thẹn thùng đó, những vợ chồng trẻ Bahnar mới cưới, (cũng như người Seđăng hay Eđê) chỉ ăn nằm với nhau bẩy tám hôm sau ngày cưới, trừ trường hợp làm lễ cưới chính thức đối với người đàn bà đã ăn ở với nhau. Sự e lệ không có nghĩa là hai vợ chồng còn trinh bạch. Người Koho, người Curu, cả người Jarai và người Jarai. Pơleitell (một nhóm sống cách Kontum 8 cây số ở phía Tây-Tây Nam), có một tục cưới thử tổ chức ở trong những túp nhà nhỏ dành chi lễ cưới này.
f. Những biểu hiện của người Bahnar về việc thụ thai - Những thứ thuốc phá thai - quyền thừa kế
          Người Bahnar biết rất kỹ cơ cấu việc thụ thai và thời gian có mang ước lượng.
          Trong một truyền thuyết, một ông vua thốt lên rằng, không, không nên coi trẫm như một người không có con, chính Hoàng hậu đã có con, sở dĩ có người con đó là do Trẫm đã ăn nằm với Hoàng hậu.
          Phải thừa nhận rằng sự hiểu biết về thụ thai này đã có từ lâu, bởi vì người Seđăng còn ngập ngừng chưa xác định được thời gian có mang. Về phía người Eđê thì cho rằng vợ chồng phải ăn nằm với nhau liên tục trong 3 tháng thì mới có thể có con được, nhất là việc có mang là nhờ có sự can thiệp của thần linh. Việc thụ thai và việc sinh đẻ huyền diệu là dấu hiệu của một sự thác sinh của người anh hùng. Nay họ vẫn nghĩ như vậy.
          Những hiểu biết của người Bahnar về quy luật thừa kế lại càng mơ hồ hơn. Đối với người Bahnar, cũng như người Eđê không có một yếu tố thừa kế nào của tổ tiên trong đứa trẻ sơ sinh. Năng khiếu của đứa trẻ phụ thuộc trước tiên vào nguồn sữa nuôi nó. Cho nên về nguyên tắc, không phải là mẹ thì không cho bú. Từ ít năm nay, một người đàn bà khác trong gia đình (chỉ trong gia đình thôi) nhận cho một đứa trẻ, có người mẹ chết, bú, nhưng trường hợp này cũng còn rất hiếm. Một đôi vợ chồng ba năm đẻ một đứa con thì coi như bình thường, nhưng nhiều cặp vợ chồng hai năm đẻ một con và thường đẻ nhanh hơn nữa, bởi vì người Bahnar không biết thuốc phá thai. Những người con gái và vợ của họ, (ngay cả trong người Seđăng) không bao giờ muốn phá thai, và trong trường hợp họ muốn phá thai, họ chỉ biết nhảy từ trên sàn nhà xuống mặt đất. Dường như người Eđê, Yarai, holang, không thạo hơn về vấn đề này.
          Việc giao cấu giữa một số người thân thuộc bị cấm. Việc kết hôn giữa những người này bị cấm và họ chỉ được phép kết hôn sau khi đã cúng một lễ hiến sinh để cầu phúc.
          g. Những thói tệ về giao cấu
          Việc thủ dâm (onanisme), thói nữ đồng dâm (tribadisme) biểu hiện ra được nhiều hình thức dường như không có thấy ở người Bahnar. Tuy nhiên, có những đứa trẻ tinh nghịch vuốt ve nhau ở nhà rông, nhưng không phổ biến, và hành động này dường như ngày càng hiếm đi. Ở các nhà rông, đôi khi nam thanh niên chơi lắp đít với nhau (sodomie). Vui chơi lắp đít giữa đàn ông và đàn bà không có. Việc giao cấu với thú (bestioalité) chắc chắn khá phổ biến.
          Thói chơi lắp đít và việc giao cấu với thú thường xảy ra nhiều hơn cách đây vài chục năm.
          Theo tập quán Pháp, những người phạm tôi giao cấu với thú bị trị tội rất nặng nhưng tập quán Pháp lại không nói đến thói chơi lắp đít. Người ta buộc những người phạm tội giao cấu với thú (cũng như những người phạm tội anh em thông dâm với nhau) ăn uống công khai trong một máng lợn. Đây mới chỉ là một hình phạt nhục nhã thêm vào những hình phạt khác.
          Nhìn qua vùng người Seđăng, chúng ta cần phải có một ý niệm về vấn đề này cách đây ít lâu. Việc chơi lắp đít giữa nam thanh niên ở nhà rông khá phổ biến: việc chơi lắp đít giữa đàn ông với đàn bà cũng có, những người đàn bà trẻ không muốn để cho thân hình mình bị mất duyên dáng quá sớm về việc chửa đẻ).
          Chắc chắn là trong người Yarai và Eđê, những thói tệ trong việc giao cấu hiếm hơn. Tình trạng này khác ít nhiều với những bộ lạc lớn, là bởi đối với người Eđê và Yarai, những việc giao cấu giữa những người chưa có vợ có chồng được thừa nhận, trong khi việc này chỉ được thừa nhận (mới cách đây ít lâu) trong người Bahnar và Seđăng. Lại nên nhớ rằng hệ thống đường cái phát triển ở vùng người Bahnar hơn là ở vùng Seđăng, điều này cho phép người Bahnar có những điều kiện giao cấu bí mật dễ dàng hơn trong rừng trong búi. Tuy vậy người Bahnar vẫn thích những quan hệ giao cấu bình thường và dừng ở đó.
          8. Những yếu tố không thuộc thể chất con người “Pơhnel” và “ac” - “Jơngâm” - Tên gọi “măt” “ang” có thể biến thành “ăng” làm hại người
          Thể chất con người gọi là “akêu” chỉ là một chiếc vỏ. Nó bao gồm xương gọi là “Kơting” và mủ sau khi chết.
          Nhưng còn người bao gồm nhiều yếu tố không thuộc thể chất mà toàn bộ hình thành những yếu tố đó là “Kiak” vừa là thể xác (gồm có xương) vừa là tinh thần và ma; “pơhngol” “ăng”, tên gọi “mặt” “Kuak” chỉ sinh ra sau khi chết. Sẽ nói ở chương IV, §1.
          Theo những người cung cấp tài liệu cho biết “pơhngol” đơn giản hay phức tạp, nhưng không khác nhau giữa đàn ông hay đàn bà. Đây là một nhân tố “sống” trở nên ngày càng mạnh mẽ khi người ta càng có tuổi. Nó hướng dẫn thể xác, là một quân sư (mentora) của thể xác. Trong khi người ta ngủ, nó đi thăm dò tin tức, trong thế giới thứ hai (chương I, §2). Nếu nó chậm trở về, người ta thiếu nó lâu quá, trở nên đau ốm. Nếu nó bị các linh hồn người chết và thần linh giữ lại, người ta bị chết vì thiếu “pơhngol”.
          “A” đối với “pơhngol”cũng như sự hô hấp đối với cơ thể. Đây là cách giải thích tốt nhất về danh từ “ai”. “Yơngân” ít hay nhiều đều đặn là biểu hiện thước đo của sức khỏe, của nghị lực, tình hình, sự bồng bột, sự can đảm về thể chất và thất tình (giận dữ, ghen ghét, vv). Sự thay đổi của “ai” phù hợp với những thời kỳ suy sút hay gan dạ, thắng lợi hay thất bại, nói chung là sự thay đổi về tâm trạng.
          Người ta gặp may “punais” khi “ai” lớn lên, nhưng không phải “phơhngol” lớn lên “ai” thì động, còn “pơhnarga” thì tĩnh.
          Con người còn có thêm “ăng” biểu hiện của ảnh hưởng nhiều hay ít của nhân vật “ăng” chung quanh hắn. Ảnh  hưởng này thay đổi theo tỷ lệ thay đổi của “pơhngol” nhưng không phải của “ai”, người Bahnar gặp may khi có “ai”, nhưng được may là do “pơhngol”.
          Những người mà không bị “ai” cản trở sẽ khỏe mạnh và đoàn kết, ví dụ đây là bí quyết về việc may mắn trong cuộc đi săn. Những người may mắn có “àng” rất có quyền thế, cho nên các già làng dễ dàng có thế lực trong một số làng.
          Nói tóm lại, trong một hoàn cảnh thuận lợi, “ai” không cản trở “àng” hòa hợp giúp đỡ lẫn nhau đi đến những kết quả rất tốt đẹp: ví dụ một gia đình trên hòa dưới thuận.
          Nhưng “àng” có thể thoái hóa, trở thành một điều kinh khủng và vì nó có quyền lực quá mạnh, và người nào có nó trở nên giàu có, có quyền lực, trở nên nguy hiểm đối với những người chung quanh. “àng” giết vợ, thậm chí giết cả con. Đây còn là trường hợp các bà mẹ có “ăng” mất tất cả các con đều chết yểu nếu người ta không tách những đứa trẻ con ấy khỏi “ăng” của các bà mẹ đem nuôi ở một gia đình khác bằng quan hệ thông gia gọi là “tơpok” (chương XI, §1, c).
          Trong chương V, §2, tôi sẽ nghiên cứu tại làm sao trong một số trường hợp, “ằng” lại trở thành “ăng”.
          Tên tức “mắt” mà tôi sẽ có dịp nhắc lại ở chương VII, §3, c đối với người Bahnar cũng là một yếu tố không thuộc về thể chất con người. Người ta chọn kỹ tên đặt cho con, vì nó gắn liền với số phận của nó. Nếu chọn tên không đúng, người ta phải thay. Nếu đứa bé có một người mẹ mới nuôi bằng quan hệ thông gia nói ở trên, người ta cũng phải thay tên. Nhưng chỉ riêng cái tên không, người ta khó phân biệt nam hay nữ. Người Eđê dùng chữ Y (viết là J) đứng đầu tên nam, và H đứng đầu tên nữ. Người Jarai cũng làm như vậy, nhưng không bắt buộc. Con người Bahnar thì không làm như vậy.
          Tôi đã trình bày tóm tắt những yếu tố không thuộc thế chất con người; cha Kamlin đã nghiên cứu kỹ hoàn toàn không có sự khác nhau giữa tính chất và vai trò của những yếu tố ấy trong người đàn ông hay người đàn bà. Cả đến cái tên, cũng khó thấy sự phân biệt giữa nam và nữ. Thường thì cái “pơhngol” của người đàn bà không mạnh hơn bằng cái “pơhngol” của người đàn ông. Cái “pơhngol” của trẻ con không mạnh bằng cái “pơhngol” của người lớn, nhưng những cái “a” thì có thể ví với nhau được, và cái “pơhngol” của một người đàn bà có kinh nghiệm chắc chắn là vững vàng hơn cái “pơhngol” của một thanh niên chưa vợ. Tính chất bao giờ cũng giống nhau.
9. Những vật phụ thuộc vào nhau
Người Bahnar không có một danh từ về ý niệm từ những vật phụ thuộc vào nhau, nhưng họ biết rằng bằng cách tác động vào một vài bộ phận của thân thể “akâu”, vào những bài (dòng 15 trang 40) của thân thể, những dấu vết, dấu ấn của thân thể, vào tên của một người nào sẽ làm thay đổi sự thăng bằng của con người về mặt thể chất và tinh thần.
Tác động vào một mớ tóc, vào sữa người đàn bà, vào máu, vào quần áo thấm mồ hôi, vào một dấu chân người để lại trên mặt đất cũng có dính mồ hôi, người ta có thể chữa khỏi bệnh, được mọi may mắn, bị ốm đau, bị tai họa, hay chết.

10. Những năng khiếu về trí tuệ và tinh thần
Người Bahnar đòi hỏi thần linh ban cho họ con cái, của họ những năng khiếu khác nhau, nếu đứa con đó là trai hay gái, khi họ thổi vào tai Arongngbi lễ “Hlôm đon” (chương VII, §3, b). Nếu là con trai, người ta chúc mừng về điều biết làm nương, gặp may nói chung (nhất là đi săn và đánh cá); người ta còn chúc mừng nó trở thành một chiến sỹ can trường, thông minh, biết tiếp thu nhiều kiến thức biết thuyết phục, vâng lời các già làng, vv. Nếu là con gái, người ta đòi hỏi nó trở thành một người nội trợ tốt (người ta kể về chi tiết các đức tính: Thông minh, có kiến thức, chọn được “một chàng rể hoặc biết buôn bán hoặc là một người chiến sỹ can trường”). Có nhiều công thức, và ngày nay những công thức đó ít nhiều đã bị bớt xén đi, phát triển ít nhiều xong chung quanh hai chủ đề này.
Về thực tế, người Bahnar cầu thần linh phù hộ cho con cái của mình giữ được một địa vị xứng đáng trong giới tính của mình (nam hay nữ). Trong lời cầu khấn người Bahnar không coi người đàn bà kém địa vị hơn người đàn ông, vì họ đòi hỏi “người đàn bà phải có kiến thức”.
Mặt khác, những năng khiếu trí tuệ của người đàn bà. Vai trò của họ giữ trong các truyền thuyết cho ta thấy rõ họ không kém người đàn ông.
Những ưu điểm và nhược điểm phổ biến trong người đàn bà hay người đàn ông cũng không gì khác nhau.
Đàn ông cũng như đàn bà hay bẽn lẽn, ghen tuông, không thay đổi dạ, việc đã xong xuôi, không chú ý đến nữa. Sự can đảm không phải là đức tính riêng của đàn ông, đàn ông và đàn bà rất giống nhau về mặt này, họ rất hay kiện cáo nhau, ngay giữa những bà con thân thuộc với nhau, hay nói ba hoa.
Kinh nghiệm của người đàn bà đã nêu thành ngạn ngữ. Khuyết điểm lớn nhất của đàn ông hay đàn bà đôi khi làm cho họ khó lấy vợ lấy chồng một cách dễ dàng là tính lười biếng. Người đàn bà Bahnar trước công chúng dường như không mạnh dạn, hoạt bát bằng người đàn bà ở Eđê hay Yarai. Người đàn bà Seđăng lại còn nhút nhát hơn. Trong đời sống riêng thì khác hẳn.
11. Những cây tượng trưng
          Có một số cây (chương III, §4) đối với người Bahnar tượng trưng cho những năng khiếu về trí tuệ và tinh thần. Ví dụ, quả tượng trưng cho sự rắn rỏi của tâm hồn, cây chuối thì tượng trưng cho tinh thần hòa giải vv… Nhưng không có một thứ cây nào tượng trưng cho đặc điểm thể chất và tinh thần của một đàn ông hay đàn bà.





Chương 3
NHỮNG ANH HÙNG, NHỮNG CON VẬT HUYỀN THOẠI, NHỮNG ĐỘNG VẬT, CÂY CỎ, ĐỒ VẬT

1. Những anh hùng và nữ anh hùng - Giải thích về từ “Yã”. Những anh hùng thác sinh. Những anh hùng, trong thời kỳ thần thoại
     Sau khi chết, con người không trở lại trên trái đất nữa. Sự chết có từ thời kỳ thần thoại: Thời kỳ đó, các vị thần linh không can thiếp để cho trái đất khỏi vướng những người là người luôn luôn sinh sản ra mà không chết, còn các vị thần linh lúc bấy giờ là các anh hùng “Yã” và các nữ anh hùng “Bia”, là tổ tiên của người Bahnar. Những anh hùng nam nữ đó cũng đều chết, nhưng người đàn bà Bahnar thời nay có thể đẻ một đứa con hình dáng kỳ lạ, đẻ trong những điều kiện kỳ lạ, chứng tỏ rằng một trong những anh hùng đó đã thác sinh xuống. Cũng có những anh hùng mà người ta không nghi ngờ gì về những điều kiện sinh ra, nhưng trong một lúc nhất định, họ hành động một cách kỳ lạ và làm những việc kỳ lạ gọi là “bơsên”.
     Khoảng 80 năm trước đây, ở vùng Kontum, xuất hiện 12 anh hùng “Yã”, mà tất cả các bộ lạc đã sẵn sàng đón rước. Mà kỳ lạ thay, những anh hùng đó đều là nam, người ta không nói đến việc xuất hiện những anh hùng nữ “Bia”, mà việc thác sinh, về mặt lý thuyết cũng có thể xảy ra.
     Từ “Yã” cần có những sự giải thích:
     Cha Kemlin ghi bằng tiếng Brao từ “Yã” có nghĩa là “bà”, “già làng”, là danh hiệu tặng cho các thủ lĩnh; nó giống danh hiệu Bahnar “Jong” và danh hiệu “rơngao” “Kăn” (mẹ của nhân dân).
     Cha Dourisboue trước đây ghi trong tự vị của ông ta là “Ia” (J) có nghĩa là “bà, bà cô, mẹ vợ, các tổ tiên nữ”.
     Tôi nêu thêm:
     “Yong” (EW): quan trọng, người chủ (đôi khi có ý nghĩa hài hước và chế nhạo) người gốc một dòng họ.
     “Yong” (EKJ) “Giống cái to lớn đã đẻ con”.
     “Yong” (R) “Anh em hay chị em, anh hay chị cả con cô con cậu”.
     “Yã” (EW) “Tổ tiên nữ, nữ thần, phu nhân (danh từ tôn kính) con thần linh nam hay nữ hay một vị thần linh khác hay một người Trần, từ “Yã” còn chỉ một tác phẩm mỹ thuật quý giá.
     “Kãn” (R) “Giống cái to lớn đã đẻ con”.

     Tôi không quá chú ý đến những dấu hiệu viết tắt của các cha Dourisboure và Kemlin, vì những dấu hiệu đôi khi thay đổi tùy theo từng phân-bộ lạc và các tác giả cũng không đặt thành vấn đề quan trọng lắm.
     Ở chương IV, §2, tôi trình bày tại sao các vị thần linh “yàng” đều gọi Là “Bok” nếu là nam, và gọi là “Yã” nếu là nữ. Dù sao tất cả các vị thần linh đều gây cho người ta một ấn tượng sâu sắc hơn là các anh hùng. Tại sao vậy – nếu tôi lý giải đúng – thì nên dành từ “Yã” để chỉ các vị anh hùng, không dùng để chỉ các vị thần linh. Tôi lý giải như sau: Đối với người Bahnar, các vị thần linh là những nhân vật khác hẳn về chất, thuộc một số thế giới khác, trong khi đó, các vị anh hùng cùng xương thịt với mình. Họ tôn trọng các vị anh hùng và chờ đợi một trong những vị đó sẽ trở lại trần gian, đánh dấu một tuổi hoàng kim mới, trong khi, thực tế họ sợ các vị thần linh.
     Người anh hùng thác sinh khác hẳn với những tay chân của các vị thần linh mà tôi nghiên cứu ở chương VI, về mặt sắp xếp để thay đổi cuộc sống bình thường, không phải bằng một “biện pháp”, những bằng những một loạt những thủ đoạn mà con người ngày nay không hề biết, phải chăng đây là việc làm của một tay phù thủy? Người ta trông chờ tất cả vào người anh hùng.
     Trong thời kỳ thần thoại, những anh hùng nữ “Bia” có mang bằng cách uống nước tiểu của những anh hùng nam (người Bahnar), hoặc nuốt một con ruồi xanh (người Eđê). Có những anh hùng nữ thì đẻ con qua ngón chân (người Bahnar) và hô hấp bằng những phương tiện kỳ lạ. Những anh hùng nam và anh hùng nữ biến hóa thành những thú vật nấp dưới hoa, trong các chum vại; có người tốt, có người là yêu tinh, bất kỳ nam hay nữ. Có anh hùng – người – hổ, những công chúa-cọp hay những anh hùng mãng-xà, tất cả đều dữ tợn, còn những anh hùng-voi, anh hùng-tắc kè đôi khi giúp đỡ người.
     2. Những con vật huyền thoại hiện nay sống trong rừng
     Những con vật huyền thoại thì khác hẳn một số con vật nhận dạng thì cho phép chúng ta phỏng đoán, ít ra trong một số trường hợp là những con khỉ lớn, hiếm thấy ở trong rừng, là những người da đen tầm vóc nhỏ, đôi khi ra khỏi khu rừng bạt ngàn ở trung tâm Đông Dương. Còn có những con vật khác sống ở giữa rừng biểu hiện ra bằng những nguồn nước nóng, những nguồn khí hơi bốc lên trên những núi lửa đã tắt từ lâu.
     Người Bahnar không hề chú ý đến việc sinh đẻ cách sống, cũng như số phận của những con vật huyền thoại, trước con mắt họ chỉ là những con vật hung dữ hay hiền lành. Họ chỉ việc tránh xa nếu họ tưởng gặp chúng ở trong rừng. Thực tế, họ không thấy chúng bao giờ. Theo một số người trong những con vật huyền thoại đó, có những “Kiăk” (linh hồn người chết) đi lang thang trong rừng. Có người thì cho rằng, ngày xưa, những con vật huyên thoại sống ở trong rừng và bây giờ còn một vài con. Những con vật huyền thoại này ít ai biết đến, chỉ có người Bahnar thường hay gợi đến, đây là một điểm khá riêng biệt về mặt ý thức tư tưởng của họ.
    

     3. Những con vật
          a. Con đực, con cái - những con vật mà các vị thần linh chọn riêng làm chỗ trú thân
     Người Bahnar biết rằng tất cả mọi con vật đều sinh sôi nảy nở và phân biệt có loại thì sinh con, có loại thì đẻ trứng. Họ phân biệt những con đực của loài thú bốn chân với những con sống của các loài chim. Tất cả những con cái gọi là “akan”, giới phụ nữ nói chung gọi là “drakan”. Nói rộng nghĩa ra, những đại từ chỉ định “bok” (con đực này) và “Yã” (con cái kia) dùng để chỉ những con vật lớn giống đực hay giống cái, mặc dầu về nguyên tắc vẫn có thể dùng đối với con người. Đối với một số loài chim người Bahnar không có khả năng phân biệt con sống với con mái và họ gọi chúng bằng những danh từ riêng, ví chúng như những chim thuộc hai loài khác nhau.
     Họ đã nhận xét sự thay hình đổi dạng một số côn trùng và điều này họ không lấy gì làm lạ. Sự lột xác của một số con vật, việc thay đổi da của loài rắn, sự thay hình đổi dạng của các côn trùng, đều xếp vào những điều kỳ lạ thường xảy ra trong thời kỳ thần thoại. Những hiện tượng thay hình đổi dạng mà chúng ta còn thấy được ngày nay là những cái còn rớt lại của quá khứ, chứng tỏ những câu chuyện kể trong các truyền thuyết là đúng.
     Những giá buôn bán thường được tính bằng giá trị của các gia súc. Con trâu là một đơn vị tiền tệ và đôi khi đánh giá riêng ra, giá con trâu, giá con bò, giá con đực hay con cái. Ví dụ, người ta sẽ tính giá một con trâu cái đã đẻ con hai lần.
     Khi muốn chọn một con vật để cúng thần, đôi khi người ta phân biệt trâu đực hay trâu cái.
     Tôi không nói đến những yếu tố không thuộc thể chất của các súc vât, nhưng nếu có, tính chất, những yếu tố ấy cũng giống tính chất những yếu tố không thuộc thể chất của con người.
     Trong các súc vật, có con thần linh sẵn sàng chọn làm chỗ trú thân con như những chỗ “chống đỡ chứ không phải coi như những kẻ nắm quyền lực phù thủy. Đó là voi, tê giác, hổ. Người Bahnar cũng chú ý đến những con vật đẻ trứng và trứng. Trong các lễ cúng nhỏ, trứng gà có thể thay bản thân con gà.
     Cũng có những con vật tượng trưng, những cây cỏ tượng trưng. Ví dụ con tê tê tượng trưng cho sự sống lâu, vì nó không có răng như một cụ già cao niên.
b. Những con vật thời kỳ thần thoại
     Những con vật đều có vai trò của chúng trong thời kỳ thần thoại. Một số đã tỏ ra có những đức tính nổi bật. Chúng đã giúp đỡ con người, đã đánh nhau với con người v.v… Những chuyện kể này ít nói đến những con vật đực hay cái trong khi chúng đang đạo diễn, và chi tiết này không ảnh hưởng gì đến câu chuyện. Những thêm thắt mà người Khơme đưa vào chuyện kể này quá lộ liễu, tôi không cần nhấn mạnh nữa, mà tôi chỉ cần chú ý phân biệt cái gì là của người Khơme thêm thắt vào, cái gì cũ hơn.
c. Những con vật báo cho biết những điềm lành điềm điềm dữ
     Có những con vật do tập tính không bình thường hoặc do tiếng kêu của nó báo cho ta biết những điềm lành điềm dữ. Thông thường, con đực hay con cái, không ảnh hưởng gì đến điềm lành hay điềm dữ. Những sự việc xảy ra như lợn đực hay lợn cái cắn vào máng ăn, một con chó đực hay chó cái sủa khi sắp chết, một con lợn cái chỉ đẻ ra độc một con lợn đực hay lợn cái, đều là những điềm xấu. Những người Bahnar không bao giờ tính đến con số các con vật cho biết điềm lành hay điềm dữ. Trái lại người Stiêng lại chú ý đến con số, như con lợn cái đẻ ba hay mười con, gà mái đẻ ba trứng trong hai ngày, hay mười ba trứng trong mười ba ngày.
     Người Bahnar tuy không nói rõ ràng, nhưng cho rằng những con vật trông thấy những điều mà con người trông thấy. Trong trường hợp này “Trông thấy” đối với chúng tức là “biết”. Nhưng con vật trông thấy những việc mà chúng ta không thể thấy và có thể báo cho chúng ta biết.
     Người Bahnar thích đóng yên con ngựa cái vì lý do thuận tiện. Họ không muốn đóng yên con trâu hay con bò, vì lý do nghi lễ cấm họ làm việc ấy. Thái độ của họ đối với trâu bò (bất kể đực hay cái) là những con vật này dùng để cúng thần linh vì những lý do này, tập quán Pháp đã quy định rõ ràng trong điều kiện nào người ta có thể bán trâu bò và trong dịp nào có thể ăn thịt chúng.
          d. Việc hiến sinh các con vật trong các lễ cúng bái - Phân biệt giữa đực và cái, con đen và con trắng
     Khi người Bahnar làm lễ cúng bái, họ dành buồng gan cho các vị thần linh và các linh hồn người chết, nhưng nói chung không phân biệt gan con đực hay con cái. Trong những lễ cúng nhỏ, con gà đẻ trứng có giá trị hơn con gà giò. Trong những đại lễ, trâu bò đực có giá trị hơn trâu bò cái, và phải mổ để cúng tế, trừ những trâu bò cái, trong ngày lễ chiến thắng “rơlang”. Trong trường hợp cúng nhiều trâu bò cùng một lúc, người ta có thể thay một số bằng con dê, nhưng không phải thay tất cả. Việc cúng một con dê (đực hay cái) không bao giờ bằng giá trị một con trâu. Việc cúng riêng một con dê cái dường như chỉ dành cho lễ tẩy uế.
     Nhưng việc phân biệt quan trọng nhất là chọn con vật để tế thần linh. Cách chọn như sau: Những con đực trắng và những con vật trắng thì dành cho việc tế thần “yang Glaih”, tức thần thiên lôi, những con đực đen và con vật đen thì dành cho việc tế thần “Yang Sơri”. Không có sự phân biệt gì trong các con vật hiến sinh trong các lễ cúng chuộc tội hay cầu phúc.
     Việc phân biệt giữa những con vật trắng và những con vật đen dường như có tính chất chung ở miền núi. Điều này rất được người Jarai và Seđăng tôn trọng. Còn người Stiêng thì cúng những con vật trắng để đền bù một tội loạn dâm giữa anh chị em, cúng một con chó đen để đền bù một tội giết người.

     Trong người Eđê chỉ có một sự phân biệt duy nhất: Đàn ông bao giờ cũng cúng con đực, đàn bà cúng con cái, và con cái đó phải thuộc loại không sinh sản.
     Đối với những dân tộc miền núi, những con vật dùng để cúng tế trong thực tế, giống nhau. Trước tiên người ta cúng trâu trong những đại lễ. Rồi đến con bò, con lợn, dê cái hay dê đực, gà giò, gà con. Người Jarai cúng ngựa, người Stiêng cúng chó.
     Nếu như việc cúng ngựa cũng ngang hàng với những việc cúng khác, trái lại việc cúng chó, dường như cái gì có tính chất đặc biệt. Tôi nhìn thấy trong đó sự chệch hướng về hình phạt mà tôi sẽ nói ở chương V, §5, a; Con chó là một thứ bung xung mà người ta chút mỗi tội lỗi cho nó.
     4. Những cây cỏ, đời sống của nó. Cây “Tơno” và cây “Akan”. Cây lúa
Những cây cỏ nói chung không có cây đực cây cái; chúng có một đời sống riêng và nhựa sống quý là máu của cây cỏ. Những người Bahnar lại phân biệt đúng cây đu đủ đực và cây đu đủ cái gọi là “tơnơ” và “akan”.
Họ cũng phân biệt hai loại gỗ cùng một thứ cây, gỗ hồng “tơno” và gỗ hồng “akan”. Họ lại phân biệt loại gỗ phẩm chất tốt hơn “tơno” và phẩm chất kém hơn “akan”, sự phân biệt mà chúng ta sẽ noi 5 chương sau về các đồ dùng.
     Có những cây tượng trưng mà tôi đã nói ở chương II, §10, b, có những cây “pơgang” mà tôi sẽ nói ở chương VI, §2, b. Vì lý do này hay lý do khác, những phẩm chất của các loại cây ấy đều dùng trong mục đích nghi lễ hay làm thuốc.
     Có một số cây cỏ ăn được. Trong các loại cây cỏ này, lúa là một cây xếp riêng ra, cây thiêng, mà việc cày cày cấy gặt hái v.v… phải qua rất nhiều nghi lễ. Việc ăn trộm lúa là một việc hết sức đặ biệt phải phạt bồi thường rất nặng, mà mấy năm trước đây, tôi chưa thể làm giảm bớt chút nào. Thực ra khoảng 50 năm trước đât tội ăn trộm lúa bị phạt đi đày biệt xứ trung thân.
5. Những đồ đạc - Những đồ mỹ thuật “tơno” và “akan”. Đồ mỹ thuật là chỗ trú thân của thần linh
     Tất cả những đồ đạc tự nhiên hay chế tác đều không có đực cái. Nhưng phải có một sự phân biệt quan trọng: Ví dụ những núi đá, cây cối đều sống. Nhưng đá đã xẻ ra, những tấm ván đều không sống nữa. Những đồ chế bóc ra cũng vậy.
     Nếu như các vị thần linh tác động đến những vật sống, người, vật hay việc; nếu như các vị thần linh là những người bảo vệ những vật sống, các vị thần này không tác động đến những cái không còn sống nữa. Ví dụ, không có vị thần nha như một số người tưởng lầm.
     Đối với người Bahnar, một số chum ché, một số nồi, chiêng, giữ một vài trò như những đồ mỹ thuật của chúng ta: Chúng có giá trị đối với những người muốn đánh giá chúng vì chúng rất hiếm. Trong các đồ mỹ thuật ấy có những cái có giá trị lớn “tơno”, nhất là chúng lại có đủ đôi, có những cái giá trị kém hơn “akan”.

     Khi một đồ đạc trở thành chỗ trú thân của một vị thần linh (tạm thời hay vĩnh viễn), người Bahnar đặc biệt coi trọng nó. Người ta cầu nguyện không phải bản thân cái đồ đạc ấy, mà là cầu nguyện vị thần linh trú thân ở đấy. Bản thân cái đồ đạc ấy đã có một giá trị nhất định, lại có vị thần trú ở đấy không bỏ đi nơi khác. Người ta không bao giờ nghĩ đến việc bán nó đi trừ phi nó trở thành nguy hiểm, nó “quá mạnh”, vì nó chứa một vị thần quá khó tính không thể làm thế nào cho thỏa mãn. Người ta nhận thấy rằng, còn giữ đồ đạc ấy trong nhà lại càng mang thêm nhiều tai họa, mặc dầu người ta ra công săn sóc nó đến đâu. Trong trường hợp này người ta cũng không thể bán nó đi được mặc dầu với giá rẻ mạt, người ta vứt bỏ nó đi càng sớm càng hay.

























Chương 4
NHỮNG NHÂN VẬT TRRONG THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ THỨ BA
NHỮNG LINH HỒN VÀ NHỮNG THẦN LINH

          1. Những linh hồn rất khó chiều và nói chung nguy hiểm cho những người thân
     Những linh hồn gọi là “Kiak” (W), “atâu’ (S) là một trong những yếu tố tinh vi của người sống – của con người trong mọi trường hợp - linh hồn này không hoạt động gì, hay không có trong cuộc sống, đi vào thế giới thứ hai sau khi chết.
     Những linh hồn này giống người sống, chúng từ người sống mà ra: nếu chúng là linh hồn của con người, thì chúng hoặc là được tự do “rongei”, hoặc bị mắc mớ “dik”, là đàn ông hay đàn bà, là có quyền lực hay yếu hèn. Chúng sống trong thế giới thứ hai, mường ấm, “măng lung” ở “Hnơi klac” ở đó mọi sự vật đều khác, đảo ngược với những sự vật trong thế giới thứ nhất, những linh hồn “Kiawk” đến quấy rối người sống. Chúng ít bị lung tung hơn.
     Nếu như trong thời kỳ thần thoại có những linh hồn khá có từ tâm hay giúp đỡ con cháu trong những lúc nguy nan mà nhất là những nghi lễ để giáo dục con cháu, thì nay những linh hồn đó đã mai một đi. Ngày nay những linh hồn đều hung ác và hay báo thù. Chúng hoàn toàn không quan tâm gì đến những quan hệ giữa người trần và các thần linh và chỉ chú ý đến một cách nhỏ nhen, thái độ của con cháu người trần đối với họ.
          Những linh hồn khó tính nhất là linh hồn những người chết bất đắc kỳ tử, của những người đàn bà chết trong khi sinh đẻ. May thay, càng lâu năm, các linh hồn càng ít chú ý đến người sống cho nên chỉ có những linh hồn những người mới chết mới được đặc biệt tôn trọng. Nghĩa địa, tức làng của người chết không trở thành mối nguy cơ ngày càng lớn cho làng bên cạnh.
          Trong thế giới thứ nhất, khu vực mà các linh hồn có thể gây tác hại, không rộng lắm. Trung tâm là cái mả. Cho nên người ta có thể tránh sự tác hại của các linh hồn gây ra bệnh dịch tễ bằng cách chôn những người chết dịch xa làng bản. Nhưng linh hồn đó sẽ không nhớ đường trở về làng và quấy nhiễu con cháu. Người ta có thể hoàn toàn làm cho một con mụ phù thủy không gây được tác hại bằng cách đày nó đi biệt xứ.
          Những linh hồn nguy hiểm đối với người yếu, trước tiên đối với trẻ con yếu bóng vía và đối với những người phạm tội thần linh không che chở nữa.
          Những người còn sống có thể lực cũng trở nên những linh hồn có thẻ lực. Trong khi còn sống, ảnh hưởng của họ lan tràn ra ngoài gia đình, ngoài làn bản trong cả một vùng, và sau khi chết, những linh hồn của họ càng khó tính, đòi hỏi nhân dân cả vùng phải tôn trọng họ kể cả những người đi qua gần mả họ.
          Theo tôi biết, không có những linh hồn đàn bà thuộc loại này.
          2. Các vị thần linh
     a. Thần linh nam và nữ - Đời sống của họ
Các vị thần linh “Yang”, “Yãi”, không trông thấy và không sờ mó được, sống ở thế giới thứ ba. Những vị thần này thường đến thế giới thứ hai ở đấy họ gặp linh hồn người sống đi lang thang (chương II, §8), và cả ở thế giới thứ nhất ở đó họ có những chỗ trú thân theo sở thích. Thần “Yang dak”, đôi khi gọi đúng hơn là thần “Yang lợm dak”, trú thân trong con nhện, thần “Yang Jn” tú thân trong các giống chim tham mồi,v.v… Cũng có những thần trú thân trong các đồ đạc, đó là dấu hiệu họ có những quan hệ liên kết với người (chương VI, §3, a và b). Trong nhiều nơi họ còn có thể trở nên bà con thân thuộc.
          Trong thời kỳ thần thoại, họ xuất hiện dưới hình người, và cách mô tả trong cách truyền thuyết cho ta biết họ là ai, và khi trong một giấc chiêm bao, người ta nhìn thấy từ thời kỳ xa xưa, các vị thần linh nam hay nữ vẫn có một hình dáng trẻ trung hay già lão như xưa.
          Những thần linh sống trong một cuộc sống giống người Bahnar, nhưng với những nhận thức khác nhau. Cây chuối của ta đối với các vị thần linh trở thành một thứ thiết mộc, tiếng ếch kêu đối với họ trở thành một bản hòa nhạc của các tiếng cồng và ngược lại.
          Thần nam “Yang” lấy vợ là thần nữ “Yã” (Nhưng “Yang” chỉ các vị thần linh nói chung, nam hay nữ, cũng như “bưgal” chỉ con người). Đối với người Rơngao, các vị thần linh đều có vợ có chồng, và trong những lễ cúng bái, người ta chỉ khắc các thần nam, các thần nữ tất nhiên cũng có mặt ở đấy.
          “Yang” là một từ có tính chất chủng loại, người ta có thể nói “Yang glaih” hay “Yang Sơri”, “Yang Kơtam Đing”. Đối với người Bahnar, việc phân biệt thần nam với thần nữ không thành vấn đề, vì thần nam hay thần nữ đều có những quan hệ với người; đàn ông hay đàn bà. Nhưng khi nói đến một vị thần quan trọng, nhất là khi người ta cần khấn vị thần này, người ta gọi “Bok” (chúa) nếu là một thần nam, gọi là “Yã” nếu là một vị thần nữ. Như vậy là họ dùng những danh từ danh dự để chỉ những nhân vật quan trọng bất cứ đàn ông hay đàn bà (nhưng không bao giờ dùng để chỉ các linh hồn). Tất cả những thần nữ với những nét mặt mà người ta quen biết, xuất hiện trước con mắt người Bahnar; như trong thời kỳ thần thoại và đều là những thần “Yã”.
          b. Tính chất và quyền hạn của các vị thần không phụ thuộc vào vấn đề thần nam hay thần nữ
     Các vị thần đều tự do người Bahnar không có một hệ thống thứ bậc nào. Tuy nhiên cũng như trong người Bahnar, trong các vị thần linh cũng có những vị thần quan trọng, có nhiều ảnh hưởng, có những vị thần thứ yếu. Những mỗi vị thần đều có những quyền hạn được quy định rõ rệt. Không cho phép người nó lẫn sang quyền hạn của người kia, và khi người ta có vấn đề đối với một vị thần này, người ta không thể yêu cầu sự hỗ trợ của vị thần khác.
     Những quyền hạn quan trọng không riêng dành cho các vị thần nam. “Yã pôm” là vị thần nữ số 1 (vì lý do quan trọng hay thâm niên) và thần “Yã kuh ket” đã tham gia vào việc hình thàh thế giới. “Yã nôm” (thần thiện) và “Yã cau” (thần ác) thụ pháp cho các thầy phù thủy cả nam lẫn nữ. Nếu như tất cả bộ lạc và các bộ lạc láng giềng đều thừa nhận những quyền hạn chính giống nhau của những thần linh giống nhau thì không còn có những vị thần linh nào khác nữa. Còn về những quyền hạn thứ yếu, mỗi phân-bộ lạc đều có những vị thần linh địa phương.
     Một số quyền hành dành cho một số thần bởi vì phù hợp với giới tính của vị thần ấy: “Yã Diech Toh”, vị nữ thần vú dài thõng xuống cho những trẻ em chết trong khi đẻ bú sữa; “Yàng Jn”, vị thần nam trẻ cưới những đàn bà chết trong khi sinh đẻ làm vợ. Thần “Yã Arah Bơ Sat” cưới những đàn ông chết bất đắc kỳ tử làm chồng. Nhưng họ lấy vợ chồng ở đâu và có đúng như vậy không? Đó là người Bahnar không giải đáp được.
     Lại còn có những quyền hạn phân công giữa thần nam và thần nữ. Một số quyền hạn trong phân-bộ lạc này thì thuộc về một vị thần nam, nhưng trong phân bộ-lạc khác lại thuộc về một vị thần nữ. Lại có những vị thần giới tính không rõ ràng. Lại có một vị thần nhưng chi tiết này không ai chú ý đến đó là thần tài.
c. Những lời cầu khẩn các vị thần nam thần nữ
     Nếu như người Rơngao (tôi không nói người bahnar – Rơngao) chỉ thần nam “Yàng” với sự hiểu lầm là đồng thời khấn cả vợ vị thần này, người Bahnar thì lại khác, đôi khi họ khấn thần nam, đôi khi khấn thần nữ. Tuy nhiên, đúng là thần “Bok Olaih” thường được người đàn ông cầu khấn luôn vì tính chất và quyền hạn rộng rãi của vị thần này; Những quyền hạn này bao gồm tất cả mọi công việc, chăn nuôi, chiến tranh, việc nam nữ giao cấu v.v…Còn thần “Yang Sơri” thì do đàn bà cầu khẩn (vị thần này phụ trách công việc nội trợ, sử dụng thóc lúa v.v…) Nhưng đàn ông đàn bà đều có thể cầu khấn thần nam hay thần nữ.
     Chỉ cần nêu lên một vài đầu đề các lời cầu khấn để thấy rằng không có trật tự ưu tiên giữa các vị thần linh:
     1/ Cúng trâu (Người BơnƠm) Ỏ Yã, Ỏ bok Keiđei.
     2/ Cúng cầu phúc (ở phía Tây) Yã Gơnok, Sẽ Jr, Yã Pôm.
3/ Cúng truộc tội (Người Bahnar Rơngao): Ỏ Yang, Yã Pôm, Yang Bở, Dao, Yang Sơri, Yang Yur, Yang Kông Erẽn, Yang Mrai.
     4/ Cúng trường hợp sét đánh (phía tây) Ỏ Bok Glaih, Ỏ Yã Pu, Yã Pôm.
          5/ Cúng xuất trận (người Alakong) Ỏ Bok Drun Drun Drok, Ỏ Rok, Jet, (ở đây tên các vị anh hùng được nêu trong lời khẩn).
          6/ Cúng mua voi (Phía Đông): Ỏ Yang Mrang, Yang Dam Bi, Ricoi, Yang Drem Drom, Son Jơn, Bong Bơla, Bia Pơlai, Sơl Môt, Sa Bơla, Bia sah (nêu tên các vị nữ anh hùng).
          7/ Cúng đám cưới (ở phía Tây): Ỏ Yang Kông, Yang Dak, Yang Plễn, Yang Ten.
     Người ta cầu khấn tất cả các vị thần căn cứ vào quyền hạn của họ chứ không phải căn cứ vào giới tính của họ. Đôi khi người ta khấn không cần nêu tên, như trong việc cúng đám cưới, người ta mời thần núi, thần nước, thần trời thần đất. Đôi khi người ta nêu tên các vị anh hùng có thể lực cả các anh hùng nữ, nhưng như thế có nghĩa là theo phép lịch sự, người ta mời các vị thần này đến dự tiệc cúng các vị thần khác, chứ không phải đòi họ ban ơn giáng phúc.
     3. Sự lầm lẫn của người Bahnar giữ một số nhân vật trong ba thế giới
     Dường như người Bahnar có một sự phân biệt rất rõ ràng giã các thần linh, linh hồn và người trần vv… Nhưng nhìn gần, người ta thấy rằng sự phân công này không có hệ thống lắm như người ta tưởng. Người Bahnar phạm nhiều nhầm lẫn: lý do như sau:
     Người Bahnar thuộc các dòng họ lớn có thể kể bút tổ tiên của họ đến đời thứ ba hay thứ tư. Họ cũng biết cả tổ tiên cả bên nội, bên ngoại. Tôi đã có thể xây dựng được một phổ hệ cho 3 gia đình, mỗi phổ hệ có 8 hay 9 đời cả thảy. Nhưng đây chỉ là trường hợp đặc biệt. Nói chung, mỗi gia đình không đi quá phạm vi năm đời.
     Tôi sẽ nói ở chương IV, §1, về nguồn gốc người Bahnar. Người Bahnar là con cháu của các vị anh hùng, tức là con cháu xa xôi của các vị thần linh. Nhưng một mặt có ý thức rõ rệt về nguồn gốc của mình, mặt khác, tháu độ của họ đối với những thần linh tổ tiên xa xưa của họ và những tổ tiên gần các linh hồn người chết có sự khác nhau về cơ bản.
     Người Bahnar không bao giờ lầm lẫn những vị anh hùng tổ tiên của họ với các vị thần linh và không bao giờ gọi những vị anh hùng là Yang.
     Về nguyên tắc:
     1/ Mỗi một vị thần linh có quyền hạn rõ rệt. Thần trừng phạt tất cả những người Bahnar không theo đúng tục lệ, trong khi những linh hồn chỉ chú ý đến thái độ của các con cháu gần mình.
     2/ Khi một người Bahnar phạm vào tục lệ của thần linh, và không có thái độ đúng với linh hồn của tổ tiên, họ sẽ bị trừng phạt như nhau (mất của, ốm đau, chết v.v…), nhưng những phương tiện trừng phạt không giống nhau.
     3/ Đối với các vị anh hùng, họ được mời đến dự tiệc cúng thần. Đối với linh hồn tổ tiên thì không phải như vậy. Người Bahnar không bao giờ cầu khấn chung linh hồn tổ tiên với các vị thần linh.
     4/ Những vật cúng gọi là “Soi” mà người Bahnar đem cúng các vị thần linh không giống những đồ cúng gọi là “Phah” mà họ đem cúng linh hồn tổ tiên. Bao giờ cúng cũng có lễ cúng máu, cúng gan, nhưng nghi lễ đơn giản hơn nhiều so với việc cúng các vị thần linh. Trong nghi lễ gọi hồn người ta định gọi hồn trở lại nhập vào người sống, vì linh hồn đã lìa cơ thể người sống từ lâu. Nếu linh hồn người sống bị linh hồn tổ tiên cần giữ người ta nặn một hình nhân bằng xêđen, nếu hồn người sống bị các thần linh cầm tù, người ta nặn một hình nhân bằng xi (trang 57 dòng 17).
     Người Bahnar phân biệt rõ giữa các vị thần linh và linh hồn tổ tiên: Người Eđê thì không thế, cho nên họ cầu khấn “tổ tiên-trời” của họ, và họ trong một số dịp, cầu khấn cả thần linh và linh hồn tổ tiên có một sự lầm lẫn nhất định giữa hai cái:
     1/ Vị thần trẻ “Yang Jn” là người chết bất đắc kỳ tử đầu tiên rõ ràng là nguồn gốc người Bahnar.
     2/ Trong một bài văn than của người Bahnar ở phía tây, một gia đình nói với người chết sau khi đóng cửa mồ: “chúng ta không còn để tang nữa vì linh hồn đã trở thành những vị thần linh”. Đây có phải đơn thuần là một sự phỉnh nịnh không? Có lẽ đúng, vì không có một vị thần nào được cầu khấn cùng một lúc.
     3/ Trong nhiều truyền thuyết người ta gọi thần linh là “Yang”. Trong một truyền thuyết khác, người ta lại gọi là “Kiăk”. Cho nên “Yang denoih” trở thành “Kiăk denoih”. Cũng có những truyền thuyết trong đó các vị thần linh cùng với “Kiăk” (hồn người) bàn nhau để đặt tên cho một đứa trẻ chết sau khi đẻ. Đây là một sự tranh chấp về quyền hạn, những “Kiăk” mà lại được trao quyền hạn là một việc không bình thường. Sự lẫn lộn thần linh với “Kiăk” chỉ trong những vị thần thứ yếu.
     4/ Lầm lẫn giữa con cọp ăn thịt người (thực tế và sống) với những “Kiăk”, một số con vật huyền thoại và những “Kiăk”.
     5/ Đôi khi người ta cúng thần “Yang Sơri” là một vị thần lớn theo nghi lễ cúng linh hồn tổ tiên và cúng bằng những con vật đen. Nên nhớ rằng thần “Yang Sơri” là một vị thần mới nhập cảng.
     Nói tóm lại, thuyết của người Bahnar về các vấn đề đều rõ ràng, nhưng họ có một số lầm lẫn. Những lẫm lẫn đó sẽ ít đi nếu người ta chú ý đến cách diễn đạt: như “Yang Dat” hay “Yang Mé Bẵ” không có nghĩa là “thần nước” hay “cha mẹ tôi là các vị thần linh” nhưng nên nói là: “Thần trông nom về nước”, “thần săn sóc cha mẹ tôi”. Như vậy, một số lầm lẫn sẽ biến mất.
     Có lẽ là sự chuyển tiếp giữa linh hồn và các vị thần linh không được giải thích rõ ràng, cũng như sự chuyển tiếp giữa người sống và các linh hồn chưa được giải thích rõ ràng thêm. Trong trường hợp các vấn đề trên được giải thích rõ ràng tất cả sự lầm lẫn sẽ không còn nữa.



















































Chương 5
THÁI ĐỘ TRONG NGHI LỄ THÔNG THƯỜNG CỦA NGƯỜI BANAH ĐỐI VỚI CÁC VỊ THẦN LINH HỒN - NHỮNG VIỆC THÔNG BÁO -CÁC NGHI LỄ CÚNG BÁI

          1. Qui tắc do các vị thần linh và các linh hồn quyết định
     a. Những giáo huấn mà các vị thần linh và linh hồn đã dạy người Bahnar trong các “ră” và các “homon” – Đọc các “ră” và các “homon”
     Toàn bộ những sự tiết lộ và những nhận định hậu thiên truyền từ đời này qua đời kia, giáo dục người Bahnar cần làm và cần tránh.
     Đó là quy tắc kỷ luật.
     Dường như trong thời kỳ này, người Bahnar sống trong sự sợ hãi thường xuyên phạm phải một tội lỗi “yăc” nhưng cách cư xử của họ đã được hướng dẫn bởi sự hiểu biết của họ về những luật lệ chung mà tôi sẽ nói ở chương này, căn cứ vào sự tìm hiểu của tôi về tình hình của họ đối với các vị thần linh và linh hồn mà tôi đã nói ở chương III. Không nên ngây thơ tưởng rằng người Bahnar luôn luôn rình mò để tìm hiểu những điều làm vừa lòng hay trái ý các vị thần linh, và linh hồn tổ tiên, bởi vì tinh thần của họ hoàn toàn khác hẳn. Họ tuân theo những quy tắc hầu hết đã trở thành những công thức mà họ làm theo thói quen. Thỉnh thoảng một tai nạn xảy ra (bị nghèo đói, bệnh dịch, bệnh tật v.v…) làm cho họ có lúc đến cuồng tín.
     Từ những thời kỳ thần thoại các vị thần linh, linh hồn tổ tiên, các vị anh hùng có những sự giao tiếp với người Bahnar, hoặc trực tiếp, hoặc gởi những thám báo để quan hệ với họ. Họ đã được giáo dục về thái độ đối với những nghi lễ để tiến hành những lễ cúng bái.
     Mặt khác, người Bahnar, trong khi hoạt động bằng cách này hay cách khác, trong trường hợp này hay trong trường hợp khác, đã kiểm tra thấy họ đã đạt được kết quả này hay kết quả khác.
     Các thần linh, các anh hùng các linh hồn tổ tiên, nam hay nữ, đã báo cho người Trần biết một cách vô tình những điều tiết lộ “ră”. Đàn ông hay đàn bà đều có những nhận xét giá trị ngang nhau. Những điều tiết lộ, những nhận xét đều có giá trị tuyệt đối với người Bahnar ở trong một tình huống nhất định, như những thợ săn những gia đình đang có tang tóc, những đàn bà ở cữ v.v…
     Ở đây, không cần tranh cãi giá trị thực tế của những thông báo này. Không phải lúc nào cũng là những hiểu biết thực sự. Điểm xuất phát là những nhận xét có thể giả tạo là sự nhẫm lẫn giữa sự trùng hợp (coneidence) và sự phù hợp (analogie), giữa sự tương tự nhau (ahalogie) và sự đồng nhất với nhau (i dentité) của các sự kiện đã ghi nhận được, rồi người ta đứng trước những sự khái quát vô căn cứ.
     Từ thế hệ này qua thế hệ khác, người Bahnar truyền những điều tiết lộ “ră” cộng thêm những anh hùng ca “hamon”, cũng chứa đựng những điều giáo huấn. Để cho mọi người đều hiểu rõ, cuối những điều tiết lộ “ră”, có những câu như sau “Từ đó, chúng ta, những người Bahnar, chúng ta biết rằng chúng ta phải làm những việc này hay phải kiêng việc khác”.
     Ở xứ Bahnar, không có ai chuyên trách truyền đạt bài “ră”, hay “hamon”, tất cả đàn ông hay đàn bà đều thuộc lòng những bài ấy, không ai độc quyền làm chủ những bài ấy. Những bài “ră’ hay “hamon” đều do người này hay người kia hát.
     Sau bữa cơm tối về mùa đông, tiếng hát anh hùng ca vang lên trước công chúng, không cần phải mời khách nghe, không cần chuẩn bị trước. Người nam ca sĩ hay nữ ca sĩ, ở tư thế nằm, đầu gối vào ngưỡng cửa chính, chân quay vào nhà. Giọng hát khá nhanh thàh một khúc ca đơn điệu và sau mỗi câu hát thì có một điệp khúc. Người đàn ông hát một điệp khúc bằng những giọng thấp, người đàn bà điểm thêm bằng những giọng cao.
     b. Không ngững có những thay đổi trong những giáo huấn này, từ đó con người chịu trách nhiệm về sự hào hòa trong vũ trụ
     Giáo huấn này của các vị thần linh và linh hồn tổ tiên vẫn tiếp tục cho tới ngày nay. Đôi khi một số quy tắc trở thành lỗi thời, vì người Bahnar phạm phải mà không bị trừng phạt cho tới ngày nào đó đột ngột xảy ra buộc họ phải tuân theo kỷ luật. Đôi khi, trái lại,những nhận xét mới nói thêm hay thay đổi một điểm nào trong nghi lễ. Hai hay ba người Bahnar có chung một nhận xét giống nhau, và đây là một quy tắc mới được thiết lập. Họ áp dụng quy tắc này, rồi cả gia đình, cả làng và cả vùng áp dụng bắt trước họ.
     Về nguyên tắc, cái gì không bị cấm thì được phép làm. Người Bahnar biết cái bị cấm không được làm, “dieng”, cái bị cấm không được sờ mó, “tơbôm”. Họ biết khi gặp một phong cảnh không lành mạnh, khi gặp một hướng không thuân lợi, v.v… họ biết khi nào họ cần cúng linh hồn tổ tiên, khi nào họ cần cúng các vị thần linh, cúng ai, và những đồ cúng đen dâng cho ai, vào những dịp nào, cũng ở đâu và tổ chức cúng như thế nào.
     Họ luôn nhớ hàng ngày những quy tắc của cuộc sống trong mọi trường hợp và tỏ ra thái độ ít hay nhiều nghiêm ngặt tùy theo họ tôn trongk ít hay nhiều các nghi lễ.
     Toàn bộ những nghi lễ ấy tạo thành tôn giáo của người Bahnar như sau: Trong mọi trường hợp họ chịu trách nhiệm về sự hài hòa tất cả mọi sự việc xảy ra trong vũ trụ. Điều dị thường xảy ra làm cho người Bahnar lo lắng, vì điều này chứng tỏ rằng thế giới bị rối loạn do lỗi lẫm của họ. Người Bahnar lại sợ cái mới mẻ, vì trong tập quán, không có điều sự phỏng đoán trước dặn họ phải đối xử với cái mới như thế nào trong trường hợp này.
     Những quy tắc đều chung cho tất cả mọi người và trên những nét lớn chung cho tất cả các bộ lạc. Nhưng về chi tiết, thì có sự khác nhau giữa các bộ lạc trong những trường hợp giống nhau. Cho nên, mỗi khi cúng bái, các bộ lạc không mổ những con vật giống nhau, và những người chủ tế cũng khác nhau, người Bahnar kiêng vào nhà người đàn bà đẻ trong ba ngày sau khi ở cữ, người Stiêng và các tộc miền núi khác cũng kiêng như vậy, nhưng họ còn cấm trong ba ngày, không ai được đưa một con trâu cái hoặc một con lợn cái mới đẻ con vào nhà người chủ v.v…
   2. Tội lỗi do hậu quả không tuân theo các quy tắc
     a. Việc không tuân theo các tục lệ, giáo huấn, cố ý hay không là một tội lỗi
     Khi người Bahnar hành động trái với những điều cấm kỵ và những ý muốn thường xuyên hay từng lúc, chung hay riêng của các vị thần linh và linh hồn tổ tiên họ phạm một tội lỗi (trang 62 dòng 12 dưới lên) Không cần thiết phải ít hay nhiều tôn trọng thần linh, chỉ không nên phạm lỗi mà thôi. Tội lỗi này nặng hay nhẹ là do tính chất quy tắc mà người ta phạm phải, không lý gì đến ý định phạm pháp, sự tái phạm, những tiền án, tuổi hay giới của người phạm pháp.
     Có trường hợp không hiểu tại làm sao họ phạm tội, có trường hợp họ biết – cố ý hay không – vi phạm quy tắc. Có sự liên quan trường xuyên và không tránh khỏi giữa một tội lỗi phạm phải và tính chất càng là sự nghiêm trọng của sự rối loạn đến đời sống của họ như: mất của hay nghèo đói, choáng váng bệnh tật hay chết, qua sự rối loạn ấy người Bahnar biết rõ (có khi chỉ biết tin thôi) là các vị thần linh hay linh hồn tổ tiên coi họ là đã phạm một tội lỗi. Điều này không cần phải tranh cãi nữa.
          b. Người ta có thể chịu trách nhiệm một tội lỗi do một người thân phạm phải trong nhà mình. Người ta thừa kế một tội lỗi
     Nếu xảy ra một sự rối loạn trong đời sống của họ, người Bahnar biết rằng họ đã phạm một tội lỗi, tuy nhiên họ không bao giờ nhớ cái gì đã đem đến cho họ sự trừng phạt ấy.
     Bốn trường hợp có thể xẩy ra:
          1. Họ có thể đã quên hoặc quên không ghi một sự sai phạm mà họ đã phạm phải từ lâu. Không có gì thông thường hơn là dẫm đạp một tổ tiên hay chạm phải một dây leo bị cấu trong một bóng tối. Nhưng đây cũng là một tội lỗi và các vị thần linh có thể đợi hàng bao năm trước khi trừng phạt.
          2. Bạch giới giữa giấc mộng và cuộc sống thực tế rất vu vơ, người ta có thể nói là không rõ: Một mụ phù thủy bị tố cáo là đã giết một người thân của mình không nhớ là đã có những hành động như vậy, nhưng khi người ta kể tên những nạn nhân, mụ ta nhận tội một cách ngây thơ và đã kêu lên rằng: “Tôi đã làm việc này trong giấc mộng”.
          3. Người Bahnar bị phạt không có tội gì, hắn bị phạt thay thế “samat” vì tôn trọng một trong những người bà con của hắn thì không phải như vậy. Chính người này đã phạm phải một tội nặng nề và các vị thần linh (hay linh hồn tổ tiên) đã quyết định phạt người thay thế “samat” mặc dầu người này không làm gì nên tội. Trách nhiệm của bất cứ thành viên trong gia đình có liên can bởi tội lỗi một người. Khi một tội lỗi rất nặng, các vị thần linh và linh hồn tổ tiên buộc cả nhà, cả họ, một hay nhiều làng phải chịu trách nhiệm.
          4. Không phải chỉ có người sống mới phạm tội, nhưng cả một người thân có khi đã chết từ lâu, và người thay thế, “samat”, bao giờ cũng tôn trọng luật lệ, đã thừa kế tội lỗi của một trong những tổ tiên của họ. Đây là một trường hợp điển hình: Một người Bahnar mua một con voi, họ không cúng bái gì cả theo luật lệ Việt Nam voi khá hiếm ở xứ Bahnar. Sự cúng bái này không có giá trị. Không có việc gì xẩy ra cho tới khi đứa cháu bán lại con voi sang xứ người Eđê, khi những con đường ở vùng Kontum không cần bảo quản một số chỗ lở nát nữa. Đến năm 1984, người cháu bị ốm nặng vì lý do, theo một thầy phù thủy đoán “vào khoảng năm 1988, người ông cũng không chu đáo khi mua con voi này. Đây là chi tiết mà người ta không ai nghĩ đến từ lâu.
     Nói tóm lại, người Bahnar tin chắc rằng: Tôi bị phạt, vậy tôi chịu một tội lỗi mà người khác phạm phải.
     c. Bình đẳng nam nữ trước tội lỗi
     Những người đàn bà đều chịu trách nhiệm trước một tội lỗi, như người đàn ông. Các vị thần linh và các linh hồn tổ tiên không coi họ như những người vị thành niên nên được giảm một phần tội lỗi một người Bahnar có thể khép vào một tội do một người thân thuộc trong tổ tiên nam hay nữ phạm phải.
     Trái lại càng ngày càng có tuổi, càng có một hồn vía “pơhngol” ngày càng mạnh mẽ hơn. Sự trừng phạt với ông già cũng như sự trừng phạt đối với một đứa trẻ, những đối với một đứa trẻ, việc bồi thường chắc chắn sẽ chấp nhận dễ dàng hơn. Cho nên, ở trong làng, người ta đòi hỏi các ông già phải làm đầy đủ một số việc mà họ vừa thoát khỏi làm cho họ bộ ô nhục, nhưng họ lại có thể tẩy rửa sự ô nhục rễ ràng và chắc chắn hơn những người khác. Cho nên, khi sống dưới trần họ mang hồn vía một người chết bất đắc kỳ tử và họ xử tử người thân mà gia đình mình đã ép vào án tử hình.
     d. Tình trạng người tội phạm mắc nợ với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên
     Tình hình người tội phạm như thế nào?
     Bất kỳ nguồn gốc hay tính chất của một tội lỗi, người phạm tội mắc nợ với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên, bằng cách vi phạm những điều cấm kỵ, với những hồn vía người chết, đáng lẽ họ phải kính mến.
     Mọi món nợ mắc với người Trần gọi là “Sơra”, mọi món nợ mắc với các vị thần linh và tổ tiên gọi là “Sơdre” hay “Sơnoh”. “Sơdra” là món nợ người ta mắc phải khi phạm một tội lỗi. “Sơnoh” là một món nợ người ta mắc phải do một sự nhầm lẫn, do không giữ được lời hứa, do một món nợ “Sơdre” mà người ta chịu trách nhiệm phải trả, vì thân thuộc với người tội phạm. Hậu quả của hai món nợ ấy hoàn toàn giống nhau.
     Những món nợ “Sơdre” và “Senoh” càng để lâu không trả được, bản thân người phạm tội, bà con thân thuộc và con cháu, có thể bị nguy hại đến tài sản hay tính mệnh, một khi các vị thần linh, các hồn vía người chết “Kiak” tức dận, tìm mọi cách để trừng trị, bằng những hình phạt mà tất cả người Bahnar đều biết, và những hình phạt đó kéo dài mãi chừng nào mà chưa thanh toán được nợ. Sự hối hận, những lời hứa sửa lỗi không có tác dụng gì. Phải trả nợ, tất cả phải trả đủ nợ theo giá đã định. Đó là hậu quả thứ nhất của tội lỗi, hậu quả quan trọng nhất.
     e. Vía “ai” của người phạm tội bị giảm sút hay bị tan vỡ-vía “àng” cũng bị giảm sút
     Mặt khác, người phạm tội, và những người thân thuộc, với một trình độ tội phạm nhẹ hơn, không được thần linh phù hộ nữa một khi một trong những vị thần linh bị xúc phạm, người phạm tội ở địa vị người mắc nợ (dòng 6 dưới lên trang 65) không còn ai tin cậy nữa. Vía “Ai” (chương II, §8) bị kết tội và bị tan vỡ “Glơh”). Người phạm tội ít ra mất sự may mắn. Các vị thần linh hay linh hồn tổ tiên bị xúc phạm, phạt người phạm tội, hay người thân thuộc theo một hình phạt mà họ đã chọn. Những nạn nhân dễ bị thương tổn hơn lúc thường. Ai chạm phải (chỉ là vô tình) một dây leo “Klot” sẽ bị thấp khớp, đó là hậu quả thứ nhất vì phạm phải điều cấm kỵ; nhưng hơn nữa, họ sẽ đánh vỡ chum, mất đồ dùng, đánh bẫy chim muông, không được gì hết, đó là hậu quả thứ hai vì “vía” “ai” bị tan vỡ. “glơr”. Chính trong những người phạm tội nặng (người thân thuộc hay con cháu của họ) mà các vị thần linh chọn những công cụ để báo thù. Đó là những tay phù thủy độc ác mà tôi sẽ nói ở chương VI, §3, gây tác hại chung quanh họ, mặc dầu chúng biết là làm như vậy, chúng sẽ bị trấn áp tàn khốc một khi chúng tôi bắt quả tang.
     Vía “Àng” (chương II, §8) cũng thay đổi. May mà đối với những người phạm tội mà vía “àng”chỉ có mất đi, mất mọi ảnh hưởng đối với người khác, vì những lời khuyết dụ không còn giá trị nữa. Nhưng vía “àng” này có thể trở thành tai hại, trở thành ‘ang”. Người phạm tội trở thành một mối nguy cơ đối với những người chung quanh. Ai mà đi câu hay đi săn với hắn sẽ trở về tay không, trâu bò của hắn bị chết, trâu bò những người chung quanh cũng bị chết lây. Nguy cơ hơn nữa, con hay cháu của hắn đẻ ra tàn tật, giòng dõi có nguy cơ bị diệt vong.
     f. Cả nhà, những người thân và những đồ đạc bị nhơ bẩn (“dom”)
     Những hậu quả của một tội lỗi còn có một nguy cơ khác. Nó trở thành vết dầu loang. Tất cả mọi tội lỗi đưa đến việc nhơ bẩn “dom”, không những làm cho người tội phạm bị nhơ bẩn, mà còn làm cho nhơ bẩn những người vô tình bị dính dáng vào việc xúc phạm đến các vị thần linh, nghĩa là những người dự cuộc, những người làm chứng vv… Sự nhơ bẩn càng lan rộng trong một nhóm người, chừng nào mà tội lỗi càng nặng. Không những người vợ hay người chồng phạm tội ngoại tình bị nhơ bẩn cả người thợ rèn trong làng cũng bị nhơ bẩn lây.
     Người ta bị nhơ bẩn lây ngoài ý muốn của mình vì va chạm với những việc nhơ bẩn. Đây là trường hợp Tấm trong nước bị ô uế. Người ta có thể vì nghề nghiệp mà bị nhơ bẩn, như các bà đỡ, người ta cũng có thể bị nhơ bẩn vì làm một việc cần thiết như những người khiêng quan tài và dự việc chôn cất.
     Nơi mà xảy ra tội phạm cũng bị nhơ bẩn. Ngôi nhà hay cánh đồng ở đó xảy ra một vụ ngoại tình cũng bị nhơ bẩn và những nơi này có thể trở thành “Kơdraih” (chương I, §1). Một làng mà có một người lạ chết cũng bị nhơ bẩn. Tội phạm càng nặng thì nơi bị nhơ bẩn càng rộng.
     Rồi thì những đồ đạc, bếp một cái nhà bị cháy, cái sàng để quạt lúa bị ăn trộm, cũng đều bị nhơ bẩn.
     Những cá nhân, những nơi và đồ đạc bị nhơ bẩn phải được tẩy uế “rruih” và việc tẩy uế này hoàn toàn khác với lễ chuộc tội của những người phạm tội hay những người chịu trách nhiệm về tội phạm.
     Những việc tẩy uế này tự nó ngày nay đã đưa đến trước tòa án để xét xử, và khi người ta tuyên án phạt, người ta công bố số tiền bồi thường mà người tội phạm phải chịu, nhưng không công bố chi tiết những số tiền bồi thường cho hàng bao nhiêu người đến đòi trả những chi phí mà họ sẽ dùng vào việc tẩy uế.
     Tóm lại, khi một tội lỗi phạm phải, thần linh hay vía người chết “Kiak” trở thành chủ nợ một người sống: Thần linh đánh vào người sống hay một trong những bà con thân thuộc và khi thần linh muốn phạt và sẽ phạt theo một hình thức phạt mà tính chất và sự quan trọng thích ứng với giá trị của món nợ. Đồng thời người phạm tội và gia đình bị chủ nợ quấy rối, nghĩa là bị một loạt những tai họa, và họ có thể trở nên có hại cho những người chung quanh. Rồi thì các vị thần, các linh hồn tổ tiên tránh xa những nơi xảy ra tội phạm và những người đã dự hay dính dáng vào tội phạm mặc dầu vô tình. Thần linh ghê tởm những đồ dùng để phạm tội:
     Chỉ có việc trả nợ, việc tẩy uế các nơi, những đồ dùng và đồ đạc, thì mọi sự kiện mới có thể trở lại bình thường.
     Người Bahnar cho như vậy là hợp lý và bình thường. Những quan hệ giữa con nợ và chủ nợ giữa cách chủ nợ buộc con nợ phải trả nợ đều giống như tôi đã mô tả ở trên. Vị thần linh chủ nợ cũng không khó tính không bất công hơn chủ nợ người Trần.
g. Những hậu quả có thể nhìn thấy của một tội lỗi: Sự chết chóc, bệnh tật, mất của, vv…
     Làm danh sách những hậu quả của một tội lỗi tức thống kê tất cả những tai họa đánh vào bản thân con người, những sự đau đớn của con người, hay những của cải, không bao giờ phân biệt được giữa những hình phạt là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của một tội lỗi.
     Tôi có thể nêu lên những tai họa nối tiếp nào ngày càng tiến triển như thế nào quấy rối người Bahnar. Đây là những điều rõ nét nhất.
-         Sự không may dưới nhiều hình thức: choáng váng, mất đồ dùng, bị nhục nhã, trộm lúa (nặng hơn trộm các tài sản khác).
-         Bệnh tật, bệnh trâu bò, tai nạn.
-         Cháy nhà,
-         Cháy kho thóc, sự chết chóc, chết bất đắc kỳ tử, bị sét đánh chết.
-         Mất mùa, dịch trâu bò,ôn dịch, nạn đói kém, chiến tranh và hậu quả của nó, làng bị cháy, bị sét đánh tan vỡ.
     Đàn ông đàn bà đều bị thần linh trừng phạt  như nhau, chỉ có ông già tương đối được nhân nhượng – Trẻ con càng bị tổn thương hơn người lớn.
3. Vì sợ phạm tội, người Bahnar giữ gìn một thái độ nhất định. Thần linh và linh hồn tổ tiên báo cho họ biết – Họ hỏi các vị thần linh
     Tất cả những việc tiết lộ (của thần linh) là một nền tảng chung về kinh nghiệm mà người Bahnar đã tiếp thu được từ thủa nhỏ, từ cái nền tảng chung đó đẻ ra những nguyên tắc mà tất cả mọi người phải hành động để tránh phạm tội.
     a) Cách nói và hành động của người Bahnar trước tiên là muốn làm thế nào để tránh phạm tội được chừng nào hay chừng ấy
     Người Bahnar, trong mọi trường hợp bất cứ mọi tuổi tác nào, nam hay nữ, giầu hay nghèo, thuộc tầng lớp nào trong xã hội, bao giờ cũng chỉ có những quan hệ giây lát với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên. Người ta ngồi sưởi gần lò than một lúc, nhưng người ta sẽ bị cháy nếu người ta không rút ra khỏi lửa kịp thời. Đó là những quan hệ mà người ta có đối với thần linh và linh hồn tổ tiên.
     Người Bahnar rất tránh nghe những lời nguyền rủa, tránh nghe cả những sự kiện không may xẩy ra. “Có phải anh ốm không?” “Cha anh đã chết rồi chứ?” đó là những câu hỏi người ta không bao giờ đặt ra, làm như vậy, người ta lỡ gây ra trong thế giới các thần linh, những sự kiện nó sẽ tái diễn ra trong thế giới chúng ta. Tôi đã đọc những báo cáo cũ của các viên chức người Pháp phàn nàn rằng những thủ lĩnh người Bahnar mà họ tin cẩn thông báo cho họ biết những cuộc bạo loạn thai nghén (trang 69 dòng 11) sắp nổ ra ở địa phương. Trong những trường hợp này tôi đã được báo bằng những lời không rõ ý đôi khi khó hiểu (mà tôi lại nói được tiếng Bahnar) tôi chắc rằng những công chức này đã được bảo trước, nhưng bằng những lời lẽ mà những người thông ngôn không phiên dịch nổi, để thấy những lời lẽ đó nói về những vấn đề gì. Người ta cũng không nên nói quá về những sự kiện tốt lành để các vị thần linh và linh hồn tổ tiên khỏi ghen tị hạnh phúc đến với chúng ta.
          Chính trong trường hợp này người ta dùng cách nói giản dị, “pojrruh” hay lật ngược lại, “tơblơ” (hiện nay hiếm) vv… mà tôi sẽ nói ở chương XII, §2, e và tiếp theo. Tất cả những cách nói riêng này nhằm làm giảm cái mà người ta muốn trình bày.
     Người ta cũng thận trọng như vậy khi người ta làm một văn tự. Để khỏi va chạm đến các vị thần linh, nhất là đừng làm cho các vị thần linh phải ghen tị, dường như không nên làm nhiều việc cùng một lúc. Người ta không tăng diện tích các cánh đồng chỉ khác hẳn mỗi năm một ít. Tôi đã nói ở chương II, §6, a, rằng người phụ nữ chỉ giã cối gạo cần thiết cho một ngày để khỏi làm phật ý thần “Yang Sori”. Điều này dễ hiểu dưới cái ánh sáng cái mà tôi vừa nói. Nếu buộc tội, có những khách bất chợt đến, người ta thêm rau vào thức ăn “pơgon”, và người ta cũng có thể giã thêm gạo vào chập tối, trái với điều mà một số tác giả nói rằng người Bahnar chỉ có thể giã gạo vào buổi sáng.
          Nếu như người ta quyết định có một hoạt động mới, nếu người ta thay đổi tình hình, không những người ta chỉ cúng thần bằng một lễ cầu phúc, cũng như khi người ta muốn làm một việc lớn, “không phải là nhỏ giọt”, mà người ta còn phải làm dò ý kiến của thần linh nữa. Nếu thần linh không bằng lòng, thần linh sẽ hành động căn cứ vào hành động của ta. Người nào bẻ vài cành cây trên miếng đất mình chọn làm nương mà thần linh không đồng ý thì chỉ có nhức đầu thôi. Họ có thể trở thành tàn phế nếu họ khai thác một miếng đất không hỏi ý kiến của thần linh.
     Muốn loại trừ mọi bất trắc, thì chờ xem việc làm cỉa một người nào đó có bị thần linh phản ứng hay không.
     Người Bahnar bao giờ cũng tôn trọng những điều lệ mà mọi người chung quanh đều tôn trọng. Ở xứ người Bahnar người ta dùng nhiều dấu hiệu để báo cho người đi đường biết, ở đây là một mảnh đất đã có chủ, ở đây có một chiếc bẫy, vv… Làm như vậy, người ta tránh xẩy ra một tai nạn nhưng người ta đòi hỏi không ai được hành động để đến nỗi làm cho “Thần linh phải bực mình với những người chủ miếng đất, hay người chủ cái bẫy. (Thí dụ người ta đòi hỏi không ai được giao cấu trên mảnh đất này để khỏi làm cho nó bị ô uế).
     Trong truyền thuyết cũng như trong cuộc sống bình thường, một người vợ có ý tốt muốn cho người chống chú ý đến một điều luật mà hắn dễ vi phạm và khi đến trước một ngôi nhà không có dấu hiệu gì cần cấm người ngoài vào, người ta theo phép lịch sự hỏi: “vào nhà nếu có bị cấm không”. Đây chỉ là một công thức đơn giản lúc bấy giờ thôi. Người đàn bà một mình ở nhà, mạnh về quyền làm chủ của mình, coi thường tất cả mọi phép lịch sự, đôi khi không ngần ngại gì từ chối không cho người lạ vào nhà, người mà bà ta không tin cậy.
          b. Những thần linh. Linh hồn tổ tiên báo cho người Bahnar biết những điều nên làm và nên tránh bằng những giấc mộng và những điều lành điều dữ, không cần ai yêu cầu đến
     Tổng số kinh nghiệm này tiếp thu được hình thành một học thuyết luôn luôn tiến hóa bởi vì nó trở nên lỗi thời dần đi nhờ có những kinh nghiệm trước tiên là của cá nhân.
     Thực tế, dường như có người Bahnar này hay người Bahnar khác đã có thể vi phạm một nghi lễ mà không bị trừng phạt. Nghi lễ này dần dần trở nên lỗi thời. Những nghi lễ này chưa phải đã bị quên hẳn. Đôi lúc, đôi nơi, bằng một sự kiện bất ngờ xẩy ra, nó buộc người ta phải tuân theo một cách tỉ mỉ; nhiều lần người Bahnar được Thần báo cho biết cách phải làm thế nọ thế kia, và việc gì sẽ đến với hắn. Phương pháp thông báo thường dùng của các vị thần linh là giấc mộng và những điều lành điều dữ. Các linh hồn nói chung chỉ báo cho con cháu của họ, ít khi cho biết số phận của con cháu ra sao và thường buộc con cháu phải làm nghĩa vụ đối với họ.
          1. Đề tài giấc mộng đã được cha Kemling phân tích rất kỹ. Ông ta phân biệt giữa giấc mộng “apo”, là phương tiện cái vi thần linh và linh hồn để liên hệ với người trần với giấc mơ “tôô”, dùng đơn thuần để nhắc lại những việc mới đây. Lại còn phân biệt giữa giấc mơ “tôô” trong đó người ta nói chuyện với nhau, với giấc mơ “hatẽ” trong đó người ta nín lặng, hai giấc mơ này đều không có giá trị gì.
     Người Bahnar giải thích giấc mộng “apo” như người Rơngao, mà tôi không cần phải nói thêm. Người Bahnar, cũng như người Rơngao dường như không có “một chìa khóa” để giải thích các giấc mộng rõ ràng như người Eđê. Theo Maurica, người Eđê giải thích giấc mộng có liên quan đến việc mọc răng: Răng cửa mọc ở hàm trên có liên quan đến người mẹ; răng cửa mọc ở hàm dưới có liên quan đến người cha; răng hàm có liên quan đến các anh chị em.
     Tôi không biết người Bahnar giải thích như thế nào, mặc dầu tôi có thể kéo dài danh sách các giấc mộng của cha Kemlin.
          2. Những thần linh và linh hồn dùng những điều lành điều dữ không cần ai yêu cầu đến. Tôi gọi những điều này là do thần linh và linh hồn gửi đến qua trung gian những người, vật, những sự việc,… trong khi những người có liên quan không yêu cầu gì đến. Ví dụ, khi đi săn, nếu người ta gặp một người đàn ông góa vợ hay một người đàn bà góa chồng, là một điều dữ; khi đi buôn, đi đánh giặc, nếu nghe tiếng chim giẻ “bơlang” kêu, thấy đá lở trên sườn núi trước mặt là một điều dữ.
     Những hiện tượng khí tượng (cầu vồng, vầng chung quanh mặt trăng vv…) những tiếng động không biết nguồn gốc ở đâu “bơdreh”, những ảo ảnh, những cử chỉ vô thức, (nháy mắt, hắt hơi v.v…) cũng là những điều mà người ta không yêu cầu đến (nhưng tự nó xuất hiện).
     Tất cả những thông báo này chỉ có giá trị đối với những người mà những thông báo này giữ kín trong một tình huống nhất định. Đá lở chỉ liên quan đến những người đi đánh giặc, không có giá trị gì đối với người khác. Ngoài những thông báo loại này nhằm vào một hoạt động rõ rệt như đi săn, đánh cá, rất hiếm có những thông báo chỉ liên quan đến một giới nam hay nữ. Bản thân tôi chỉ thấy một thông báo: Những ngôi sao rơi báo hiệu việc hôn nhân sắp tới đối với các thôn nữ, nhưng không có giá trị đối với thanh niên nam.
     Huống hồ không có một thông báo nào có một ý nghĩa trái ngược đối với nam hay nữ.
     Người Bahnar chỉ chú ý đến thông báo nào nhất thời, trong một lúc nào đó, có thể liên quan đến họ. KHông nên tưởng rằng lúc nào họ cũng lo âu, giác quan bao giờ cũng căng thẳng không dám cựa quậy, bao giờ cũng run sợ trước những ý muốn của thần linh và linh hồn. Đó là đuổi dần tin đáng ghi nhớ.
          c. Việc phổ biến những điều chỉ dẫn, tùy tình hình có thể xẩy ra đối với những người có liên quan
     Mặt khác một người đàn ông hay đàn bà nhận được một thông báo, vì những lý do tôi đã nêu ở trên, dùng phổ biến, lâu tới chừng nào mà những sự kiện được báo trước chưa xảy ra. Nhưng nếu việc thông báo tỏ ra đáng tin cậy, thì trái lại, người ta phổ biến cho cả nhà, cả xóm, cả làng biết để sẵn sàng đối phó.
     Nên nhớ điều này: Người ta chỉ phổ biến thông báo nếu những sự kiện xảy ra chứng tỏ rằng thông báo đúng trong trường hợp không có gì xảy ra, thì coi như thông báo vô giá trị.
          d. Người Bahnar hỏi thần linh và linh hồn tổ tiên. Những điều lành điều dữ yêu cầu thần linh cho biết
     Người Bahnar không được thông báo đều đặn có thể hỏi các vị thần linh và linh hồn tổ tiên. Khi đó, họ khởi xướng ra yêu cầu thần linh và linh hồn tổ tiên cho biết điều lành điều dữ khác hẳn với những điều trước đây họ không yêu cầu thần linh cho biết. Những người cầu xin đề ra một cách thành thạo một câu hỏi đôi khi rất rõ ràng. Cho nên, họ nén những thứ xương vụn để tìm một đồ dùng đã mất đi, những trai gái rút thăm để thấy rằng họ sắp sửa lấy vợ lấy chồng, những đàn ông đàn bà cùng uống vào một chum rượu trong những điều kiện được quy định để xem họ có được sống lâu và sống hạnh phúc không vv…
          4. Sự hòa giải  và những biện pháp khác để làm vừa lòng các vị thần linh
     Chúng ta đã thấy ở mục 3 d, rằng người Bahnar khởi xướng việc quan hệ với thần linh và linh hồn tổ tiên; nhưng chưa phải là đã nói lên hết ý muốn của mình.
     Mặt khác, họ dùng hàng loạt những biện pháp khác mà họ cho là có hiệu lực để hòa giải với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên và tránh phạm một tội lỗi. Những biện pháp ấy cộng thêm những biện pháp chung mà tôi đã nói ở mục 3 a.  các vị thần linh. Người Bahnar sử dụng những biện pháp này một khi họ bị báo động, không phải trong mọi trường hợp.
          a. Người Bahnar coi trọng những ý kiến mà các vị thần linh và linh hồn tổ tiên báo cho biết, và hành động theo những ý kiến đó. Nhưng họ đi đến gian lận khi xẩy ra những điều kiện không thuận lợi đối với họ.
     Như vậy, trước tiên họ có thể lẩn tránh. Người Bahnar biết một phong cảnh, một nơi ở không lành mạnh (nóng đến cháy người, độc vv…), họ bỏ đi, và định cư ở một nơi khác sau khi đã hỏi ý kiến các vị thần linh và linh hồn tổ tiên để bảo đảm nơi ở mới này (chỉ là tạm thời), ẩn và lành vv…
     Mặt khác họ chơi trò gian lận với những điều lành giữ. Bằng cách tung xương vụn, đinh hướng nơi cấm họ gặp hai lần may hơn là rủi. Nhưng điều đó chưa đủ. Cho nên, khi họ yêu cầu biết một điều nào đó, họ không ngần ngại gì nhắc lại lời thỉnh cầu nhiều lần cho tới khi có một sự giải đáp thuận lợi. Còn về những điều lành điều dữ mà thần linh báo cho họ biết không phải do họ thỉnh cầu, thì họ không thể làm  như vậy. Khi đó, người ta sử dụng nhiều biện pháp, và tất cả các biện pháp đều đi đến chỗ một điều nào đó xảy ra chỉ áp dụng đối với người khác, hoặc là làm cho ý nghĩa của điều đó bị sai lệch đi. Trong một hàng người đi nối đuôi nhau tốt hơn hết là không bao giờ đi đầu (và nếu người ta đi theo sau, một người Âu, đó là điều may mắn nhất). Trên một con đường nhỏ, người ta sẵn sàng nhảy sang bên trái hay bên phải khi nghe một tiếng chim kêu từ bên phải hay bên trái vọng lại, tiếng chim này sẽ là một điều dữ, nếu nó đến từ nơi mà người ta thông thường định gặp nhau. Chi tiết này của người miền núi đã được nhiều người nhận xét, tôi không nói thêm nữa.
     Người Bahnar không nhìn xa hơn. Họ không kiểm tra những thông báo mà họ nhận được. Họ chỉ căn cứ vào việc ăn chay, hay một cơn say túy lúy, để kiểm tra bằng một giấc mộng, hoặc thỉnh cầu thêm một điều mới cộng với điều mà họ đã nhận được, hoặc bằng cách nhờ một tay phù thủy bói toán.
     Thực ra, người Bahnar khá bị xúc phạm bởi những điều lành điều dữ vv…, và mặc dầu họ dùng mọi thủ đoạn gian lận, họ vẫn bị những điều dữ ám ảnh, ít ra trong một thời gian.
          b. Người Bahnar kiêng hành động bằng một cách nào đó trong nhiều trường hợp
     Ngoài những biện pháp chung mà tôi đã nói. Ở mục 3 a, người Bahnar còn sử dụng nhiều tục kiêng kị, nghĩa là.
          1. Họ giữ thái độ yên lặng khi đi săn, đi đánh giặc, đi tìm tổ ong. Đàn bà và đàn ông đều yên lặng khi ra đồng hay đi khai hoang lần đầu tiên.
          2. Người chiến sĩ kiêng tắm nước khi xuất trận.
          3. Người ta tuân theo tương đối nhiều tục kiêng ăn. Người đi săn không ăn chuối rừng, cà chua, cà dái dê và thịt trước khi đi săn.
     Khi đặt bẫy họ kiêng ăn. Tôi không hiểu vai trò của tục kiêng ăn ngày xưa, những người cung cấp tài liệu cho tôi cũng không nhớ nữa và các truyền thuyết cũng không nói đến, nhưng tôi tin rằng tục này quan trọng, vì khi so sánh giữa từ “kiêng ăn” với từ “sửa soạn kỳ” (romextx romoxt), người ta thấy có chỗ gần nhau.
          4. Trước khi bắt tay vào một hoạt động quan trọng, người Bahnar không ăn nằm với vợ. Đây chỉ là những quan hệ giao cấu được thừa nhận. Trái lại, những quan hệ giao cấu khác là một sự nhơ bẩn đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho người phạm tội và những người chung quanh.
          c. Người Bahnar báo cho thần linh và linh hồn tổ tiên biết trước trước khi thỉnh cầu một điều gì – Những sản phẩm đầu tay. Việc giết đứa trẻ mới đẻ đầu tiên có sự can thiệp của thần linh. Lễ cúng bái và những đồ cúng để cầu phúc
     Nhiều trường hợp trong cuộc sống, người Bahnar báo cho thần linh và linh hồn tổ tiên biết trước nhằm mua chuộc, phỉnh nịnh để có thái độ thuận lợi đối với họ trong những công việc mới khởi đầu hay những công việc tiến hành sau này.
     Không có bữa ăn nào người ta lại không để rơi một vài miếng ăn cho các linh hồn tổ tiên họ, không có bữa uống nào mà người ta lại không để chiếc cầy nhỏ một vài giọt rượu trước khi uống. Đi vào một vùng mà ở đó có một người đã trở thành một vía “Kiawk” hùng mạnh, người ta “buộc hoa vào hắn”, (thực tế là vứt cho vài chiếc lá). Người ta làm như vậy, vì lúc đó, người ta không còn cách nào khác để tỏ thái độ tôn kính đối với các linh hồn người chết. Người ta gặp dịp là đi “buộc hoa” (ha ràng) trên mả một người bà con nam hay nữ mà người ta không thể đi đưa ma được.
     Người ta thường dâng cho thần linh những sản phẩm đầu tay và, đôi khi, việc nghiên cứu phong tục này cũng rất hay. Khi người ta buôn bán được lãi to, người ta báo cho thần linh biết là họ sắp sửa làm lễ cúng. Nhưng thường cũng có trường hợp lời lãi nhỏ mọn và lễ cũng thần linh không đáng là bao; trường hợp này, người ta để bên cạnh số tiền dành cho thần linh, và khi số tiền tiết kiệm không đủ, người ta tiến hành lễ cúng mà thần linh đã sốt ruột chờ đợi.
     Khi một gia đình bắt đầu chăn nuôi đại gia súc họ phải cúng sản phẩm đầu tiên mỗi lần cạo lông. Thực tế, người Bahnar không hề làm lễ cúng này, vì họ cho rằng tổ tiên của họ đã làm rồi.
     H.Maspéro cho rằng sở dĩ gia đình người Yarai giết đứa trẻ đầu tiên mới đẻ, là muốn để thần linh cho phép họ nuôi nấng yên ổn những đứa trẻ đẻ về sau. Chính tôi cũng được biết sự kiện đè chết đứa trẻ đầu tiên mới đẻ (mà người cha dẵm chân lên đứa bé, cho rằng dẵm lên một cách vô tình) xảy ra ở vùng Yarai (có thể cả ở vùng Bahnar nữa), nhưng tôi chưa thấy ai xác nhận lời giải thích rất hay của H.Maspéro. Điều này tôi không lấy gì làm ngạc nhiên, vì thời kỳ của chúng ta, không một người Bahnar hay Yarai sẵn sàng thú thật việc giết trẻ em này với viên Chánh sứ của họ. Nhưng họ đã kể với tôi chi tiết những công thức về việc chăn nuôi và điều đó cho phép tôi so sánh sự gần giống nhau giữa những tài liệu của H.Maspéro và những tài liệu họ cung cấp cho chúng tôi. Thực ra, phải có một lý do tôn giáo nghiêm trọng lắm mới làm cho người đàn bà thừa nhận việc giết đứa con đầu tiên của mình mới đẻ. Người đàn bà Bahnar hay Yarai không phải là một nông nô, không phải là một người đàn bà thụ động, chịu đựng tất cả. Chắc chắn họ phản kháng hành động này, chính họ đã phản kháng nhiều việc trong gia đình, không thể nào có tầm quan trọng lớn lao như hành động giết con, nếu chỉ vì lý do chồng ghen (chỉ trong một số trường hợp thôi, tôi nói rõ thêm), đứa con đó không phải là con mình.
     Việc cúng tiên quyết này bằng cách hiến sinh cho thần linh và linh hồn tổ tiên đứa trẻ đầu tiên mới đẻ (hiện nay chắc chắn còn tiến hành ở một số vùng hẻo lánh) thể hiện dưới hình thức, lễ cầu phúc, để mua chuộc phỉnh nịnh khác hẳn với lễ rửa tội dưới nhiều hình thức, về mặt mục tiêu, nếu không phải về nghi thức cúng bái. Thực ra, hai lễ cúng bái  này (cầu phúc, rửa tội) khác hẳn về những lời cầu khấn.
          d. Những biện pháp khác để hòa giải với các vị thần linh: Kinh – Rửa tội – Thỉnh cầu
     Định thỏa mãn trước những đòi hỏi của các vị thần linh và linh hồn tổ tiên, định không làm gì động đến họ, nhất là không làm cho họ bực mình, người Bahnar cảm thấy yên tâm.
     1/ Nhưng nếu hắn được riêng một vị thần phù hộ, như tôi sẽ trình bày ở chương VI, §3, a, nếu hắn liên minh với một trong các vị thần linh, hắn dùng dấu hiệu mà vị thần linh đó đã ban cho hắn để thần linh chú ý giúp đỡ khi bắt tay vào một hoạt động mới. Đó là lời cầu kinh ngắn và gọn khi người ta đứng trước một sự khó khăn bất ngờ.
     Người Bahnar cầu khấn “Khom apĩn”. Anh ta đi trên mả cha mẹ cầu vía “Kiak mebă” giúp đỡ trong những trường hợp quan trọng. Thông thường là lời cầu khấn tổ tiên ngắn gọn. Ví dụ, người ta cầu khấn linh hồn tổ tiên khi một con trâu mới mua về bất kham.
     Tuy nhiên, người ta thường cầu khấn các vị thần linh nhiều hơn. Người ta cầu khấn thần linh làm sao được rắn chắc như sắt. Đó là lời cầu khấn của người mẹ Bahnar (miền Tây) lần đầu tiên xuống nhà mình mang theo đứa con nhỏ mới đẻ.
     2/ Lời thỉnh cầu “buôn” còn có giá trị nhiều hơn là lời cầu kinh. Thần linh hay vía “Kiăk” sẵn sàng có thái độ thuận lợi với người thỉnh cầu và người thỉnh cầu sẽ biết họ sẽ được cái gì. Trường hợp người chồng thỉnh cầu vợ sẽ đẻ được mẹ tròn con vuông gay trường hợp vợ thỉnh cầu chồng đi săn trở về được nhiều muông thú. Người ta cũng có thể thỉnh cầu riêng cho cá nhân mình. Coi chừng người nào đã thính cầu được toại nguyện mà không giữ lời hứa, họ sẽ mắc nợ hơn. Người nào muốn được thần linh tin cậy phải làm lễ cầu phúc và đọc lời câu nguyện như sau: “Tôi cúng Ngài một lợn con để Ngài ban cho tôi cái nọ, cái kia… Nếu lời yêu cầu của tôi được thỏa mãn, tôi sẽ cúng Ngài một con lợn to thế này…”
     Khi một lời thỉnh cầu được thỏa mãn, người ta, không những chỉ lễ tạ cái mà người ta đã hứa (mà còn có thể lễ tạ nhiều hơn). Tôi sẽ nói thêm ở mục 6, i.
     3/ Nên nhớ rằng lời thề “Sơngah” có thần linh và linh hồn tổ tiên làm chứng. Người ta cam kết làm một việc nào đó và người ta sẽ phạm một tội nhất định như: nghèo đói, chết, bệnh nặng, nếu người ta không giữ lời hứa (chương XI, §1, h, 2/)
          5. Những biện pháp để dối trá thần linh và linh hồn tổ tiên
          Tất cả những điều vừa trình bày ở trên, nói lên ý muốn của người Bahnar hòa giải với thần, nhưng phương pháp hiện lại tùy thuộc một thần linh khác.
          a. Người Bahnar làm chệch hướng một sự chừng phạt vào một đồ đạc nhơ bẩn.
Người Bahnar có thể làm chệch hướng một hình phạt sắp giáng xuống họ.
          Cha Kemlin cho biết người Rơngao khi nằm mộng thấy một giấc mơ không lành, gửi giấc mơ đó vào một đồ vật nổi tiếng là nhơ bẩn (ngưỡng cửa, khung bếp lửa, củi) làm cho thần linh hay vía “Kiăk” thấy ghê tởm không thi hành hình phạt nữa.
b. Người Bahnar dối trá thần linh và linh hồn tổ tiên.
Người Bahnar còn tìm cách dối trá thần linh và linh hồn tổ tiên. Họ dùng cách gian lận như tôi đã nói ở mục 4 a, gian lận để giảm bớt, hay để lật ngược lại (mục 3 a) điều này càng rõ hơn khi  người ta gặp một người lạ trên đường đi, và sợ lây một bệnh ngoài da mà người đó có thể mắc, họ gãi ngực và nói: “Hỡi thần linh, đừng phạt con (bệnh này có lẽ là của người lạ), con đã có bệnh này rồi!”
Người đàn bà Bahnar vẫn còn làm cử chỉ này khi họ gặp một người lạ trên đường đi.
c. Người Bahnar tránh xa hay đuổi những linh hồn và một số hung thần.
Đi xa hơn nữa, người Bahnar tránh xa hay đuổi những thần linh ít quyền lực. Cho nên người ta tránh những thần linh khỏi vào nhà bằng cách treo một nhánh gừng ở cửa, tránh các ma ôn dịch bằng cách đựng một bù nhìn “Bokbu (trang 80 dòng 10 dưới lên) . Người ta còn tránh các linh hồn đến gần các chum nước uống. Tôi tả chi tiết này, người ta đuổi một linh hồn khỏi một cây và họ định chặt gốc.
d. Người Bahnar trêu chọc một cách cay độc thần “Bok Glaih” để có mưa.
Nhưng người ta không thể đối xử như vậy với một vị thần linh có thế lực lớn mà không bị thần giận dữ trả thù. Cho nên người Bahnar chỉ sử dụng cách này đối với một trong các vị thần linh lớn nổi giận chỉ trong trường hợp (ít ra theo sự hiểu biết của tôi): để cho trời mưa. Để đạt mục tiêu này, phương tiện thông thường, là lấy một trong những chiếc nồi đặt trên một ngôi mồ và ngâm chiếc nồi xuống sông, vía người chết “Kiăk” căm tức vì bị trêu chọc làm mưa đổ xuống. Cách làm này không có kết quả; người ta có thể trêu chọc thần thiên lôi “Bok Glaih” vị thần lớn nhất trong các vị thần linh. Người ta dùng những thanh tre trang trí trong những dịp tết đánh xuống mặt nước, người ta dùng sức ấn một con cá nhỏ vào một con cá to, người ta buộc một con thằn lằn xám vào một thứ chốt rồi đem vứt xuống nước. Nhưng nếu người ta làm cho thần thiên lôi quá tức giận, thì vị thần này làm ra mưa đá, chứ không phải làm ra mưa nữa. Cho nên người ta chỉ làm một cách vừa phải.
6. Luật lệ về nợ với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên
Tôi vừa trình bày tất cả những biện pháp mà người Bahnar dùng để tránh một tội lỗi, hay đúng hơn, để tránh những hậu quả của tội lỗi.
Khi người Bahnar phạm tội bị thần linh phạt, mất của, không còn có cách cầu phúc được nữa, mà là phải rửa tội: phải trả nợ “pơkra”. Đôi khi quá chậm trả nợ, người phạm tội bị chết, ví dụ chết bất đắc kỳ tử, trước khi chưa kịp làm gì.
          a. Biện pháp qua loa để giải quyết trong trường hợp phạm tội nhẹ
Có những biện pháp sơ đẳng để gỡ một tội lỗi sử dụng trong một số trường hợp.
          1/ Trường hợp hơi chóng mặt, bệnh đơn giản (sưng, bắt đầu ghẻ lở) người ta làm chệch hướng tức giận của thần linh hay vía “Kiăk”, bằng cách chuyển sự giận dữ đó vào một mẩu gỗ để người ốm nhổ vào đó rồi vứt mẩu gỗ đi hoặc vào một hình nhân nặn bằng xi đen hay xi nâu rồi đem bỏ đi.
          2/ Người ta có thể lấy một gà con đánh vào một chiếc nồi và khấn với thần “Yang Sơri” như sau: “Đừng để tâm đến tội lỗi của chúng tôi, đừng giận dữ nữa, chúng tôi đền bù cho ông”. Đấy là con gà con đánh vào chiếc nồi.
          3/ Khi bù nhìn dựng lên để tránh bệnh ôn dịch không còn hiệu nghiệm nữa, người ta giữ nó tại chỗ, không phải để tránh bệnh ôn dịch, mà làm cho bệnh dịch khỏi lan rộng.
          4/ Khi một đứa trẻ ốm; vì người mẹ có vía độc “ăng” chứ không phải vía “àng”, (chương II, §8), người đem nó cho một người mẹ khác để nuôi.
          5/ Khi một người Bahnar gặp hàng loạt những điều không may (vỡ chum, lọ v.v…), người ta buộc một sợi chỉ vào cổ tay họ, mời họ uống rượu và nói một cách đơn giản: “Những bệnh vặt vãnh này không còn nữa, vía “ai” của mày không giảm nữa.
b. Những biện pháp tích cực nhất để thi hành các luật lệ: cúng thần “soi”, cúng linh hồn “phat” – Tình hình đặc biệt thần “Yang Sơri”
Việc sử dụng những biện pháp này bị hạn chế, vì trong hầu hết các trường hợp, những thần linh và linh hồn tổ tiên chỉ coi như trả hết nợ sau khi tiến hành một lễ cúng ít nhiều quan trọng với nhiều nghi lễ khác nhau (các nghi lễ tẩy uế vv…) đánh dấu mối quan hệ giữa người với thần linh và linh hồn trở lại như cũ. Cho nên những biện pháp mô tả trên, mà không có hiệu lực, người ta dùng đến việc cúng bái.
          Tôi không thể đi vào những chi tiết lớn về việc cúng bái bởi vì điều đó đi quá xa nhưng tôi biết rõ ràng, người ta cúng gan và máu theo một số tục lệ. Lời cầu khấn rửa tội khác với lời cầu khấn cầu phúc.
          1/ Lễ “phạt” là một lễ thu nhỏ lại. Trong một vỏ bầu thủng miệng, hay trong một ống tre, người ta đổ nước, cho một vài hột gạo hay mạch vào, tượng trưng cho rượu. Rồi người ta cắm những thanh tre nhỏ vào vò, tượng trưng cho những cần để uống rượu. Người ta lại bỏ vào đó một vài giọt máu của một con gà con, người ta đánh một quả trứng gà  như có giá trị bằng một con vật hiến sinh. Lời cầu nguyện đơn giản ở những lễ cúng quy mô, nhưng cùng một nội dung tư tưởng.
          2/ Lễ “soi” để cúng các vị thần linh quan trọng (nam hay nữ, trong đó có thần “Yang Sơri” và đôi khi cúng cả một số thần thứ yếu.
          Lễ “phạt” đôi khi cúng cả thần “Yang Sơri” (gọi là “soi lăp”, tức là lễ cúng tầm quan trọng thứ yếu).
          Lễ “phạt” cúng tất cả những vị thần thứ yếu cũng như các linh hồn tổ tiên.
          3/ Hồi thì lễ “soi” quan trọng hơn, lễ cúng gồm có một trâu hay một bò, một dê đực hay trâu. Lễ cúng phải kèm theo ngày hội không phải một chi tiết phụ thuộc vào lễ cúng, nhưng là một biểu lộ tình cảm bắt buộc chỉ trong trường hợp này, trong trường hợp khác lại bị cấm chỉ.
          c. Bản thân những người tổ chức lễ cúng bái là những người có liên quan (nam hay nữ)
Ở người Bahnar, bao giờ người có liên quan mới tổ chức lễ cúng bái, tùy từng trường hợp, một đàn ông hay đàn bà. Trường hợp người định tổ chức lễ cúng bái ốm nặng, hắn sẽ được thay thế bằng một người cùng giới nam hay nữ trong nhà, hay một người thân thuộc có thể xa hơn nhưng ở cùng một nhà, chứ không phải bằng một người thân thuộc nhưng ở khác nhà. Tôi thấy trường hợp rất hiếm một người Bahnar từ trối cúng bái sau khi thua kiện. Nếu làm phiền vợ con và những người thân thuộc một cách ghê gớm, làm phiền cả người được kiện. Chính một người anh em hắn thay thế lễ cúng bái. Những lễ cúng bái của làng tiến hành ở nhà rông hay tại công trường, do các già làng chủ trì, các chủ hộ, đàn ông đàn bà đi theo, dự lễ cúng, lần lượt uống rượu cần. Trong trường hợp này, người đàn bà không uống vào vò rượu cúng.
Ở người Bahnar tôi không còn thấy một lễ cúng bái do toàn thể gia đình tiến hành.
Trong tất cả những trường hợp, lễ cúng bái tiến hành ở trong nhà (phần nhiều), ở mả và trên nương rẫy người chủ tế sau khi đã dâng gan, máu và rượu và sau khi cầu khấn và uống vào vò rượu, đưa chiếc cần cho người vợ (hay chồng), rồi lần lượt cho cả nhà cùng uống vào vò rượu cúng. Trong trường hợp dựng một nhà mới, người chủ tế tức là người chủ hộ, và có cả người đi theo. Khi khánh thành nhà mới, thì lại là bà chủ nhà cúng bái, vì tất cả những phiền hà đều do thần “Yang Sơri” gây nên, vị thần này thường bị va chạm bởi những công việc nội trợ của người đàn bà. Về mặt nghi lễ, người vợ coi như cộng tác với chồng trong gia đình, bởi vì trong khi dựng nhà (những người giàu có), chính người vợ dội nước vào những lỗ chân cột trước khi dựng lên bằng lời cầu khấn: “Nhà này tươi mát mãi, “rơngơp”. Chính những đàn ông đàn bà xếp đá vào các bếp do người chủ hộ khánh thành một cách long trọng sau khi ngôi nhà xây dựng xong (chương VII, §1).
Trong những lễ cúng bái nông nghiệp, người đàn ông làm chủ tế, nhưng mỗi lần anh ta cầu khấn và trước khi uống rượu, người vợ lấy rượu ở trong vò rượu cúng bằng một vòi nước làm nhỏ giọt xuống mặt đất và khấn linh hồn tổ tiên: “Con dâng hoa cho Người” (Tahràng Kơe).
Tóm lại, dường như trong người Bahnar:
          1/ Chính những người có liên quan cúng bái, hay vắng mặt họ, một người trong nhà cúng bái thay.
          2/ Những lễ cúng bái lớn đều do đàn ông tiến hành. Ở trong nhà (nhưng không phải ở trong làng), người vợ, đứng đầu cả nhà tham gia lễ cúng bái hay bản thân bà ta cúng bái. Trường hợp này, chồng cộng tác với vợ.
          3/ Thần “Yang Sơri” là vị thần coi sóc các hộ và nương rẫy phải là thần (nữ), mà những người chủ tế gần như bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà và (đều có thể tế được). Nên nhớ rằng người đàn bà Bahnar không bao giờ cúng thần “Bok Glaih”.
Việc phân công cúng bái giữa đàn ông đàn bà dường như rất không giống nhau trong các bộ lại, trừ người Eđê. Do đó, , nên so sánh giữa bộ lạc này với bộ lạc khác.
Trong người Eđê, người đàn bà thường cúng bái trong nhà và ngoài nhà. Khi người đàn ông cúng ở nương rẫy thì có vợ đi theo. Người đàn bà Eđê thường cúng trên nương rẫy nhiều hơn là người đàn bà Bahnar.
Những lễ cúng bái lớn thì do các thầy cúng tiến hành, người Bahnar thì không có thầy cúng. Cho nên, khi có một cử chỉ đối với thần linh, người có liên quan đến việc cúng bái, không phải lúc nào cũng là người hành lễ. Ba ngày sau khi nhà người Eđê đã xây dựng xong, một thầy cúng đến hành lễ đọc một bài cầu khấn tay cầm chiếc vòng tay của bà chủ nhà, bà này là người đầu tiên uống vào vò rượu cúng.
Nên nhớ rằng khi tôi nói ông chủ hay bà chủ nhà trong người Eđê, không có nghĩa là người chồng hay người vợ cá nhân ở trong nhà, nhưng nói đến ông tổ hay bà tổ của tất cả những thành viên sống trong chiếc nhà dài, những “Bok tôm” (nam), “akăn tơm” (nữ), mà người Bahnar thường gọi, những thành viên này chỉ có một vai trò rất hạn chế trong bộ lạc, đối với người Bahnar, đây chỉ là một ký ức trong quá khứ, trong khi người Seđăng và nhất là người Eđê vẫn duy trì chế độ chủ dòng họ.
d. Những con vật hiến sinh: “Không có sự tương xứng nào giữa giới tính của người hành lễ và giới tính (đực cái) của những con vật hiến sinh
Trong người Bahnar không có sự tương xứng giữa giới tính của người hành lễ với giới tính những con vật hiến sinh, như trong người Eđê (chương III, §3, d). Đối với người Bahnar giống đực hay giống cái của con vật hiến sinh, không có vai trò gì hết trừ những trường hợp rất đặc biệt. (chương III, §3, d).
          e. Một lễ cúng bãi buộc phải kèm theo một lễ hội.
Một lẽ cúng vái lớn buộc phải kèm theo ngày hội, trường hợp một lễ cúng bái nhỏ thì không bao giờ kèm theo một ngày hội. Bất cứ vị thần nào người ta cúng, bất cứ vì lý do gì, nghi lễ vẫn giống nhau; Người chủ tế dâng gan và máu, ông ta xoáy  ngón tay vào trong vò rượu để cọ một miếng gan nhỏ, đõ một lời cầu khấn nói lên lý do việc cúng bái và kết thúc bằng cách cầu nguyện thần linh phù hộ. Rồi thì ông ta vãi mấy giọt máu và giọt rượu xuống đất và uống rượu trong vò. Đến lượt những người đi theo uống rượu và nghi lễ kết thúc. Thường xuyên chủ tế đọc công thức: “kết thúc ở đây”.
Nhưng trong những dịp người ta cúng một trâu cho thần “Bok Glaih”, còn kèm theo ngày hội nữa. Trong trường hợp này, việc cúng bái và những lời cầu khấn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, cách quãng trong nhiều giờ. Ngày hội kéo dài ba ngày (đêm nghỉ) dường như ngày xưa kéo dài đến năm ngày. Trong những ngày hội, những người tham dự ăn thịt những con vật người ta đã mổ cúng cùng một lúc đầu ngày hội và thịt những con vật khác (bò, lợn, gà,…nhưng không có trâu) mà người ta mổ không cần nghi lễ gì để mọi người có cái ăn. Tiệc tùng liên miên, rượu say túy lúy, cả một sự kiện linh đình. Trong ngày hội, có những biểu hiện chủ yếu để phục vụ cho một bữa đại tiệc. Người ta trang trí lộng lẫy, trong một số bộ lạc như các bộ lạc người Khatu, những trang trí đó gợi lên những thời xa xưa. Rồi thì người ta tham dự một số trò chơi trác táng, chắc bây giờ giảm bớt đi rất nhiều.
          g. Vai trò và thái độ đàn ông đàn bà trong ngày hội - Sự chuẩn bị, sự tham gia
          Vai trò của nam nữ khá rõ ràng trong ngày hội. Đầu tiên có năm nam và ba nữ giữ một vai trò đặc biệt. Họ đi vào rừng kiếm tre để trang trí. Những con trai (thường có người giúp đỡ) chặt tre ở trong làng. Chính năm con trai này làm những dây để để buộc vào cổ những con vật mổ cúng.
Về phía mình, ba cô gái, đi mời làng xóm đến dự hội. Tám thanh niên nam nữ này tiếp tế thực ăn cho những người đánh cồng những vũ nam và vũ nữ nhảy múa trong ngày tết.
Trước ngày cúng bái, những người chơi cồng, suốt đêm đi chung quanh những cột trang trí mà người ta buộc những con vật để hiến sinh. Rồi thì lễ cúng, đầu tiên tiến hành trong ba ngày liên tiếp, những người chơi cồng chơi vào những giờ không quy định.
Những người khác thì tiếp nước cho đầy các chum (thường vai trò gánh nước là của người đàn bà). Đàn ông thui thịt, nhưng đàn bà phụ trách việc nấu nướng.
Sự mất trật tự có thể xẩy ra, nhưng ngày này chỉ có tương đối thôi. Nếu tất cả mọi người đều say túy lúy, nhưng theo phép lịch sự, người ta để các ông già uống thật say, những thanh niên nam nữ không dám lộ liễu yêu nhau trước công chúng, nhưng phải cảnh giác, “khi những thanh niên nam nữ uống rượu, phải theo dõi chặt chẽ họ”.
Tập quán Pháp không hề tha thứ trong ngày hội.
          g. Mô tả chi tiết một hội lớn “mut Kiăk”
Đây là những ghi chép của tôi về một hội rất lớn mà tôi được dự năm 1934. Đó là lễ đóng cửa mồ của tù trưởng Hma chết 10 năm trước đây. Người ta đã mổ 12 trâu chưa tính các con vật khác. Đó là một hội lớn.
“Hai nhóm người chơi cồng từ 12 đến 15 người, được trang trí rực rỡ bằng những chiếc khăn nhiều màu sắc, có người quàng áo khoác, có người không ngậm điếu, một vài người mang ô ở cánh tay, họ vặn ngược kim đồng hồ, một người đi vào trong hàng rào ngôi mộ (ở đó, những con cháu người chết hát những điệu ai oán), một người đứng ngoài hàng rào. Từng lúc, các nhóm nhạc công thay nhau đánh cồng.
“Đi đầu mỗi nhóm, có một người đánh trống nhờ đầu gối theo nhạc”.
“Đằng sau mỗi giàn nhạc, những vũ nữ đi thành hàng một trong đó có một người đàn ông mặc giả đàn bà làm trò hề, khoa chân múa tay.
“Tất cả mọi người ăn uống rầm rộ trong khi nhảy múa. Đôi khi những cụ già say túy lúy chạy theo các vũ nữ. Người ta tìm các cụ, kéo các cụ lại, bỏ ô đi để khỏi cản trở việc nhảy múa.
“Tiếng cồng kêu liên tục”.
“Theo nhịp điệu, những người đánh trống còn làm những động tác sau đây:
          “1/ Họ dơ thẳng chân phải ra đằng trước, toàn thân lắc lư đằng trước đằng sau hai ba lần.
          “2/ Chân trái kéo về phía chân phải, hai chân chụm lại, toàn thân lắc lư.
          “3/ Chân trái chuyển nhẹ ra đằng sau, mình không lắc lư.
          “4/ Chân phải chụm vào chân trái ở đằng sau toàn thân lắc lư.
“Rồi thì họ đi từ chân phải, trong khi họ làm những động tác này, họ đánh vào mặt hay vỏ trống. Những người chơi cồng theo nhịp múa của họ, lần lượt bước một bước dài ra đằng trước một bước ngắn ra đằng sau.
“Những loạt 4 động tác này được những tay trống nhắc đi nhắc lai năm sáu lần, rồi thì họ chào khán giả quỳ gấp đầu gối, hai chân chụm lại, và theo rung trống treo vào cổ bằng một sợi dây. Họ xoay mình một vòng vẫn giữ tư thế đầu gối gập lại, hai tay duỗi thẳng hai bên đùi. Họ chào rồi lại bước đi.
“Những người nhảy múa khác đi thành hàng một theo những người chơi cồng, tay không mang đồ vật gì, bước đi một cách vụng về đằng trước và đằng sau những tay trống, nhưng họ không xoay mình và không chào ai. Có những người múa tồi, vì họ say khướt hay vì họ mới học múa. Hình như không ai cố gắng múa giỏi, múa hay.
“Những vũ nữ - Thiếu nữ, thiếu phụ trẻ - đi sau những vũ nữ nam, bước đi ba người một tay nắm tay đu đưa sang phía trước phía sau theo những nhịp điệu.
“Các cô bước chân bước phải một bước ngắn, giữ mình thăng bằng trên chân phải, đưa nhẹ nhàng chân trái lên, đầu gối gập lại, mình lắc lư phía trước phía sau, rồi lại đặt chân trái xuống đất. Họ lại bước đi, chân trái bước trước và làm tất cả những động tác như trên.
“Những người nhảy múa ngẫu nhiên (đặc biệt là các cụ già) chạy theo các thiếu nữ, cũng đi ba người một, bắt chước các thiếu nữ, cũng đi ba người một, bắt chước các thiếu nữ vừa nhảy múa vừa cười hô hố, họ bám vào vai nhau mà đi.”
Trước khi xuất trận, người ta cũng nhảy múa, vẫn có vai trò những người đánh trống nhỏ, nhưng không có vũ nữ tham gia.
Những trống to xuất hiện trong những ngày hội ngày tết nhưng không có vai trò gì đặc biệt. Nhưng nhảy múa trước khi xuất trận thì lại khác. Người ta thấy một trong những người nhảy múa nhảy bổ vào người mang trống lớn, nhảy nhót trên hai chân, đập hai đùi vào nhau, đánh vào mặt và vỏ chiếc trống lớn. Trong tết chiến thắng “rơlong” người ta cũng làm như vậy. Chiếc trống lớn tượng trưng cho một tù binh chiến tranh “mona” mà người ta trừng phạt.
h. Việc trở lại bình thường với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên. Việc tẩy uế những con người và những nơi bị nhơ bẩn
Sau khi rửa tội “soi pơkra” (có kèm theo ngày hội hay không), tội lỗi chưa phải hoàn toàn thanh toán.
Những người bị nhơ bẩn phải được tẩy uế. Việc tẩy uế hoàn toàn độc lập với việc cúng bái, người ta tẩy uế bằng một cuộc tắm gội ít nhiều hoàn chỉnh. Tôi sẽ cho một thí dụ ở chương VII, §3, a.
Còn phải nói lại những quan hệ với các vị thần linh đã bị xúc phạm. Như vậy nếu như một ngôi nhà đã bị cháy, bà chủ nhà phải làm lễ nhóm lại ngọn lửa ở bếp lửa ngôi nhà mới. Trái lại, vì vô ý, ngọn lửa bị tắt, ai cũng có thể nhóm lại được.
Nếu như cả làng bị cháy, người ta chọn một người đàn bà (và ở miền Tây, ưu tiên chọn một bà góa) để nhóm lửa tại chỗ bằng một bật lửa cũ kỹ “kok”, và những bà chủ hộ đến đấy lấy lửa để nhóm bếp nhà mình.
7. Tạ ơn các vị thần linh
Tôi đã nói người Bahnar có những quan hệ con nợ và chủ nợ với các vị thần linh và linh hồn tổ tiên. Đối với các vị thần linh, chính ý muốn tốt và sự hỗi lỗi không có giá trị gì. (cái chính là phải trả nợ).
Ít ra trong hai dịp, khi nợ đã trả xong, người Bahnar có thể tạ ơn “bơne” các vị thần linh.
     Trong một dịp nào đó, người Bahnar hứa cúng một con lợn to nếu lỗi thỉnh cầu thần linh được thỏa mãn. Đã hứa rồi, họ có thể cúng một gà để lấy lòng tin của thần linh thấy được ý muốn tốt và khả năng trả nợ của họ. Khi lời thỉnh cầu được thỏa mãn, họ cúng thêm một lợn to nữa. Ví dụ, nếu như họ cúng một bò, lễ cúng này gọi là lễ tạ ơn “Sòi bơne”. Điều này tránh được sự hiểu lầm.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét