25/6/14

THUỐC QUÝ ĐÃ CÓ SẴN QUANH TA

(Tham khảo để chữa bệnh tiểu đường và men gan)
TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu nói chắc khừ cứ như đinh đóng cột này, không phải kết luận của một nhà khoa học, hay một thầy thuốc lừng danh nào đó, mà lại là sự khẳng định của một bà nhà quê chân lấm tay bùn, đã ở tuổi 90, mà hầu như cả đời chẳng bao giờ bước chân ra khỏi làng. Bà cũng dị ứng luôn với cả giới khoa học. Cứ như lời bà thì dân có học chỉ là lũ mách qué, ăn no dửng mỡ rồi nói linh tinh. Không phải chỉ nói trong những buổi tuyên truyền vệ sinh dịch tễ ở xóm, ở phường, mà họ còn viết đầy cả lên mặt báo. Thì đấy! Họ bảo hôn nhau là chuyền sang nhau hàng triệu triệu con vi trùng. Khiếp! Thế chả nhẽ trước khi hôn nhau, lũ trẻ ranh phải nhúng miệng vào nước sôi, hay đeo khẩu trang hoặc sát cồn và bôi I ốt ư? Ngày xưa, nuôi con, bà toàn nhai cơm rồi mớm cho chúng. Miếng cơm đỏ quạch quết trầu. Thế mà có thấy con vi trùng “vi dút” nào đâu. Sáu đứa lớn lên, trông thằng nào cũng ùng ục như đô vật cả. Cũng cứ theo lời bà thì giời sinh voi, giời ắt sẽ sinh cỏ. Rồi đâu cũng vào đấy tất. Bệnh tật nào giời sinh ra, giời cũng lại cho thuốc chữa trị. Thuốc đầy vườn kia kìa. Thuốc ở trong cây lá đấy. Thuốc đầy xung quanh ta. Ở đâu cũng có. Chỉ con người mới ngu đần. Không ngu đần sao lại chết ngay bên đống thuốc?
Tưởng đó chỉ là chuyện tầm phào. Ai ngờ thật, giời ạ.
Thật là một điều kỳ diệu!
Cả tiểu đường, một căn bệnh nan giải nhưng rất nguy hiểm nếu biến chứng, thành nỗi ám ảnh của bao nhiêu người, có thể chữa được bằng thuốc đông y, mà rất hiệu nghiệm. Người bày cho tôi cách chữa này là anh Vũ Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh Hiền nhiều năm bị tiểu đường. Anh phải uống đến cả chục viên thuốc tây. Uống thuốc tây có thể trị được tiểu đường, nhưng rồi lại bị phản ứng phụ, có thể dẫn đến nảy sinh những căn bệnh khác. Uống thuốc đông y sẽ tránh được hệ lụy này. Anh Hiền cho tôi bài thuốc của nhà thuốc Vạn Tế Hưng, ở số nhà 22 phố Thủ Khoa Huân, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ. Dù ở bất cứ đâu cũng mua được thuốc, chỉ cần điện cho chị Hương. Chừng hai ngày sau, nhân viên bưu điện sẽ mang thuốc đến rồi thanh toán tại nhà mình. Thuốc không đắt mà hiệu quả cao. Đây là bài thuốc gia truyền có từ đời nhà Thanh của gia đình, không bị tác dụng phụ, giữ ổn định đường huyết có chỉ số từ 4,5 đến 5,5. Thật kỳ diệu. Đúng là thuốc quý có ở xung quanh ta. Chỉ có điều ta có biết không mà thôi.
Thì có ai coi thường Đông Y đâu. Chúng ta vẫn đang kết hợp Đông, Tây Y mà…


Tôi muốn nói kỹ hơn. Tôi đánh giá cao thuốc trị tiểu đường của nhà thuốc Vạn Tế Hưng, không phải nói cho vui, hoặc nói theo cảm tính. Tôi đã trải thực nghiệm. Có người nghi ngờ, thuốc Đông Y mà có tác dụng nhanh không khéo nhà thuốc pha thêm thuốc Tây rồi. Nhưng thuốc Vạn Tế Hưng thì không phải thế. Không có tí thuốc Tây nào cả. Tôi giám khẳng định vậy, vì vừa rồi, tôi đã uống nhầm thuốc. Uống nhầm mà vẫn an toàn. Bữa đó tôi phải làm gấp mấy cuốn sách để kịp vào nhà in. Hơn 2 giờ chiều mới ăn trưa. Đầu óc dường như mụ mị. Chừng 3 giờ, tôi uống một vốc thuốc. 6 giờ ăn nhẹ, lại làm một vốc thuốc nữa. Sau đó chừng 15 phút, tôi đến Hiên trà Trường Xuân 13 Ngô Tất Tố, cùng nhà báo, nhà Trà Đạo Hoàng Anh Sướng tiếp một vị Thiền Sư. Đến nơi, tôi lại uống thuốc, lẽ ra là uống một viên thuốc khác, trị căn bệnh khác. Nhưng rồi không hiểu sao, tôi lại uống thuốc tiểu đường. Khi uống rồi, tôi mới biết mình nhầm. Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, tôi uống một lượng thuốc tiểu đường rất lớn, lớn gấp 3 lần lượng thuốc quy định. Tôi chờ đợi một sự rủi ro. Nhưng không có gì xảy ra cả. Đường huyết vẫn ổn định. Vẫn ở chỉ số 4,5. Nếu là thuốc Tây, hoặc có trộn thuốc Tây, chắc tôi đã “thăng thiên” vì tụt đường huyết rồi. Và như thế, tôi đã thành con chuột bạch để thử độ an toàn của thuốc tiểu đường Vạn Tế Hưng. Bây giờ, tôi có thể khẳng định: Nếu uống Vạn Tế Hưng, các vị có thể hoàn toàn yên tâm. Thuốc rất hiệu quả và an toàn. Thần dược đấy!


Cách đây cũng đã lâu, không biết ai đó đã gửi cho tôi một bài thuốc chữa ung thư. Một căn bệnh hiểm nghèo, cả thế giới còn đang bó tay mà cách chữa lại quá đơn giản. Chỉ lấy lá đu đủ nấu uống như uống nước chè. Thế mà lại khỏi bệnh. Người gửi cho tôi bài thuốc rất quý ấy lại không ghi tên. Bài thuốc như một cái đơn nặc danh. Người nói không chịu trách nhiệm về những gì mình nói. Thế thì làm sao mà có thể tin được. Tôi không tin. Nhưng rồi để tham khảo, như người ta nói, “có bệnh thì vái tứ phương”. Đã vái khắp thiên hạ rồi thì vái thêm một cái nữa vào cõi mịt mù thì cũng đã sao? Tôi nghĩ thế và chuyển bài thuốc vu vơ ấy cho một số bạn bè, như một tư liệu tham khảo. Thế mà rồi bất ngờ, tôi nhân được mấy lời cảm ơn, không phải lời cảm ơn theo kiểu xã giao, mà “Cảm ơn anh. Bài thuốc đúng là thần dược. Nhà em chuyển bệnh rồi”. Có người lại còn hỏi tôi địa chỉ nhà để đến hậu tạ. Gần đây nhất là nhà thơ Trương Hữu Lợi. Bạn đọc nghe đài, chắc đã biết anh. Anh nhiều năm là Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi, là tác giả của chuyên mục: “Kể chuyện và hát ru cho bé”. Trương Hữu Lợi bị ung thư phổi. Anh đã xạ trị. Tóc cũng đã rụng hết. Bệnh ung thư phổi thường đi rất nhanh. Nhiều người không trụ nổi ba tháng. Vậy mà nhà thơ đã qua 5 năm. Tóc xanh mướt. Da hồng hào. 
Khi viết lại mấy dòng này, tôi đang ở Hà Giang. Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức một lớp học báo chí cho bà con miền núi phía Bắc. Giờ giải lao, bên chén trà rừng, mọi người lại bàn về những bài thuốc quý của bà con miền sơn cước. Còn nhớ thời gian khổ, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cũng đã từng từng ốm nặng, tưởng không thể qua khỏi, thế mà rồi chỉ bằng mấy nắm lá rừng, một bà mế Việt Bắc đã chữa cho Bác khỏi bệnh. Chuyện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã kể khá chi tiết trong một cuốn hồi ký của ông. Giảng viên Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũng đã sưu tầm được rất nhiều bài thuốc hay. Anh bảo, có căn bệnh có thể điều trị rất nhanh, rất hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Ví như bệnh đau đầu. Đầu nhức như búa bổ. Chỉ cần day mạnh vào hai vết hõm ở sau tai, thế là khỏi tắp lự. Anh cũng bày cho mọi người. Thấy ứng nghiệm. Có người cảm ơn anh: “Sao anh tài thế! Đúng là tuyệt thật!”. “Nhưng mình có tài gì đâu. Bài thuốc của dân gian đấy chứ! Thuốc mà không phải thuốc”. Cũng theo cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, nếu bị viêm họng, ho dữ dội, kể cả những người bị bệnh viêm họng mãn tính, cũng có thể chữa rất đơn giản, chỉ xoa dầu gió vào huyệt Dũng Tuyền ở dưới gan bàn chân, nếu ai không biết cái huyệt này thì cứ xoa dầu vào phần hõm ở nửa trên dưới lòng bàn chân, đắp Salonpas lên rồi ngủ một giấc, sáng sau sẽ không còn ho nữa. Nhưng hay nhất, theo anh Doãn, là bài thuốc chữa ung thư gan và men gan cao. Đúng như ai đó đã gửi cho tôi, nhưng chưa đầy đủ. Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại. Đó là một điều rất linh diệu.
Gần đây, thầy Thích Thông Thức, Tiến sĩ Phật học, Đại đức, trụ trì chùa Linh Am, Bắc Ninh cũng đã bày cho tôi một bài thuốc trị mỡ máu rất hay. Lấy cây chó đẻ, loại chó đẻ răng cưa, cùng với nửa trái dứa xanh gọt vỏ và một lạng gan lợn, đun sôi chừng 15 phút rồi uống hai lần trước khi ăn nửa tiếng. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu. Thày Thích Thông Thức còn dặn tôi, trước khi uống cần qua viện, thử máu để thấy hiệu quả cụ thể. Điều này thì tôi đã thực nghiệm. Tôi qua phố Lãn Ông, mua cây chó đẻ răng cưa (loại chó đẻ bình thường, không hiệu nghiệm). Hầu như quầy thuốc nào cũng có cây chó đe răng cưa, mà rẻ vô cùng. 70 ngàn đồng một bó khá to, phải đến mấy kg. Vừa rồi, khám bệnh, kiểm tra lại, tôi kinh ngạc vì thấy cholesterol và cả triglyceride của mình đều trở lại thưở mười tám, đôi mươi.
Bởi thế, trong số báo này, tôi phải gạt mọi chuyện sang một bên, để thông báo cho các bạn đọc khả kính của tôi, đặc biệt những ai đang có bệnh để biết mà điều trị. Chúc các vị khỏe mạnh và an lành
LẠI NÓI THÊM VỀ MẤY BÀI THUỐC

- Có người bảo: Trần Đăng Khoa hay sáng tác “Trường ca bận”. Thế mà trong ngày đầu tuần này, tôi lại có dịp ngồi chuyện phiếm với ông. Loạt bài về thuốc Đông Y chữa nhiều căn bệnh nan giải của ông được bạn đọc đặc biệt quan tâm. Điều đó cho thấy, báo Tuổi trẻ & Đời sống nên nới rộng ra, cần có chuyên mục riêng tư vấn bệnh tật, như Đài Phát thanh Hà Nội, kênh FM 989 đã làm. Tuy nhiên, “lời nói thì gió bay”. Bởi không phải ai cũng nghe được, mà có nghe được, cũng chắc gì đã nhớ. Cần có một chuyên mục trên báo viết để bạn đọc có thể lưu lại, truyền cho nhau. Đúng như ông nói, trời sinh ra bệnh gì, trời đều cho thuốc trị. Thuốc trong cây lá. Thuốc có đầy quanh ta. Chỉ có điều, ta có biết hay không mà thôi. Có người không biết nên đã chết ngay trên đống thuốc. Có người biết mà không nói cho mọi người cùng biết thì cũng là người có tội…
- Cảm ơn bà đã quan tâm đến mấy bài báo của tôi. Tuổi trẻ & Đời sống có hai trang dành riêng cho thuốc và sức khỏe đấy. Người tổ chức mấy phụ trương này là nhà báo Vũ Song Toàn và cộng sự của anh. Khi mời tôi cộng tác với Tuổi trẻ & Đời sống, Toàn cũng đã chuẩn bị một Phụ trương chuyên biệt “Sức khỏe & Cộng đồng”. Anh cũng đã dàn dựng đầy đủ các chuyên mục. Mà chuyên mục nào tôi thấy cũng hay. Hay bởi rất thiết thực. Đấy sẽ là tờ báo của mọi nhà. Tôi cũng bảo Toàn: Phải kết hợp với Bộ Y Tế. Toàn cũng đã tiến hành, nhưng tiếc cho đến nay, tờ Phụ trương của anh vẫn chưa ra được. Trên thị trường cũng có báo về Ngành Y, nhưng lại nghiêng về những vấn đề chính trị, xã hội, nên bị lẫn vào cả một biển báo. Bộ Y tế cũng có một tờ báo chuyên ngành khá sinh động. Đó là báo Sức khỏe & Đời sống. Tờ báo này, thời nhà văn Bùi Bình Thi còn cộng tác, tôi cũng giữ cho anh một chuyên mục. Chuyên mục Dạ đàm, là những chuyện sốt dẻo bàn trong đêm. Bàn tất cả mọi chuyện bằng giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ. Đặc biệt các bài viết cho mục này phải rất ngắn. Dài nhất cũng không quá 500 chữ. Sau một năm giữ mục, tôi cũng đã có một cuốn sách khá dày. Cuốn tạp văn “Người thường gặp”. Cám ơn nhà văn Bùi Bình Thi và báo Sức khỏe & Đời sống. Bây giờ Tổng Biên tập Sức khỏe & Đời sống là bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, một nhà thơ rất có tài. Nếu Trần Sĩ Tuấn hợp tác với Vũ Song Toàn, tôi tin Ngành Y sẽ có một tờ báo rất hay và rất thiết thực. Tôi tin tài tổ chức và khả năng mẫn cảm báo chí của Vũ Song Toàn. Người tổ chức tờ báo rất quan trọng. Bởi nó quyết định sự thành bại của một tờ báo.
Trở lại với mấy bài thuốc mà ông sưu tầm, ông có điều gì nói thêm với độc giả nữa không?
- Thực ra, những gì cần nói thì tôi cũng đã nói cả rồi. Đấy là những bài thuốc mà tôi sưu tầm. Chỉ có hai loại thuốc mà tôi trực tiếp thực nghiệm và đều thấy đúng là thần dược. Đó là bài thuốc chữa các loại mỡ máu triglyceride, cholesterol cùng với men gan cao của thày Thích Thông Thức và thuốc trị tiểu đường của nhà thuốc Vạn Tế Hưng, Cần Thơ. Sau khi báo in, thày Thức cũng có điện cho tôi. Thày bảo, bài thuốc tôi làm thế là đúng rồi, nhưng vẫn chưa chuẩn. Chuẩn xác phải là: Một nắm cây chó đẻ răng cưa, 2 gam gan lợn, một nửa quả dứa xanh, đổ 4 bát nước, đun từ 2 đến 2,5 giờ, chắt lấy 3 bát nước uống làm ba lần:sáng – trưa - chiều vào trước khi ăn 30 phút. Trước khi uống nên thử máu và men gan. Sau 2 tuần thử máu và men gan để biết kết quả điều trị, rồi dừng thuốc sáu tháng, sau đó nếu thử, thấy mỡ máu và men gan cao thì lại uống tiếp một đợt nữa. Nếu thấy vẫn ổn định thì không cần phải uống thêm. Như thế, mỗi năm chỉ cần uống một đợt, cùng lắm cũng chỉ hai đợt, mỗi đợt hai tuần. Vừa rồi, tôi điều trị, đúng như tôi đã nói với quý vị, đun thuốc chỉ có 15 phút và 1 lạng gan cùng dứa xanh và một nắm cây chó đẻ, sau 8 ngày, chỉ số mỡ máu của tôi đã như trong mơ: cholesterol: 2,64 , triglyceride: 1,7 (trước khi uống triglyceride: 7,64). Bởi thế tôi mách ngay với các quý vị trong một bài viết rất vội. Giờ xin các quý vị hãy điều chỉnh đúng theo công thức của thày Thông Thức. Tăng 2 gam gan, biết đâu lại còn tốt hơn.
Còn bài thuốc trị tiểu đường của nhà thuốc Vạn Tế Hưng thì thật tuyệt vời. Sau điều trị ít ngày, tôi đi kiểm tra tổng thể, các chỉ số đẹp như mơ. Tôi có nói tôi đang uống thuốc Đông Y trị tiểu đường. Một thày thuốc chuyên khoa, người chăm lo sức khỏe cho anh Vũ Hiền (cựu Ủy viên Trung ương Đảng) bảo tôi: “Rất hiếm người có được các chỉ số sức khỏe đẹp như anh. Có lẽ anh không phải bị tiểu đường đâu, mà có thể đường huyết hơi cao, chỉ cần điều chỉnh ăn và tập luyện là ổn định thôi. Anh nên dừng uống thuốc tiểu đường. Điều chỉnh ăn và tập luyện trong một tháng, rồi kiểm tra lại, nếu bị tiểu đường thì em sẽ cho toa thuốc chữa trị. Riêng tiểu đường và cao huyết áp thì phải có thày thuốc điều trị, không thể tự chữa một cách ngẫu hứng được. Đường huyết cao rất nguy hiểm, nhưng tụt đường huyết đột ngột còn nguy hiểm hơn nhiều. Nhiều người chết đột ngột vì tụt đường huyết. Tôi đã dừng thuốc để luyện tập và điều chỉnh ăn, nhưng sau ba, bốn ngày, đường huyết lại lên dần, từ 7,1 đến 8, rồi 9, 10. Anh Vũ Hiền bảo, đã bị tiểu đường thì không chữa khỏi được, cũng không bỏ thuốc được. Bỏ thuốc đường huyết sẽ lên ngay, chỉ mấy tháng sau, các cơ quan nội tạng có thể đã bị phá hủy rồi. Anh Hiền bị tiểu đường đã lâu. Mỗi ngày anh uống đến cả một vốc thuốc tây mà đường huyết vẫn cao. Người rất mệt. Những món khoái khẩu anh đều phải từ bỏ. Cơm cũng chỉ dám dùng trên nưng bát mỗi bữa. Ăn nhiều tinh bột, đường huyết lại lên. Bây giờ, anh đã bỏ được các loại thuốc Tây. Anh ăn cơm thoải mái mà đường huyết vẫn ổn định. Có bác sĩ bảo tôi: “Thuốc Đông Y thường tác dụng chậm. Chuyển biến rất chậm. Uống thuốc Đông Y về đường huyết mà đường huyết xuống ngay thì có khi lại là thuốc rởm. Vỏ ngoài Đông Y, nhưng bên trong có khi người ta lại độn cả thuốc Tây vào!”. Thuốc nào cũng có mặt mạnh và mặt hạn chế. Thuốc Tây dập tắt bệnh nhanh, nhưng có khi lại có hiệu ứng phụ. Thuốc Đông Y chậm, nhưng nhiều khi lại trị được tận gốc. Mà độ an toàn lại rất cao. Nếu không trị được bệnh thì cũng không có tác hại gì cả. Nhưng xưa nay, vẫn có một vấn nạn: Các thầy thuốc Tây Y vốn ít coi trọng các thày thuốc Đông Y. Còn các thầy Đông Y cũng cũng lại nhìn các thày Tây Y như những anh bồng bột, xốc nổi. Tôi cũng ít uống thuốc Đông Y, dù bên ngoại tôi, các cụ mấy đời đều làm nghề bốc thuốc. Ông ngoại tôi là một thầy lang nổi tiếng trong vùng. Cậu ruột tôi cũng là một thày thuốc Đông Y được nhiều người ngưỡng mộ. Cậu tôi chữa được nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Có người bị bệnh viện trả về để chết ở nhà, vậy mà rồi cậu tôi lại chữa khỏi. Nhưng khi hỏi thì ông lý giải rất mù mờ và luẩn quẩn. “Cái này là do chân thận yếu”. Bệnh gì ông cũng quy cho thận. Thế là tôi lại nghi ngờ. Tôi không tin ông. Bài thuốc trị tiểu đường của nhà thuốc Vạn Tế Hưng cho tôi một cái nhìn khác về thuốc Đông Y. Quả là rất linh diệu. Không thể coi thường Đông Y được.

Mỹ Hằng thực hiện 

11 nhận xét:

  1. Tôi muốn hỏi liệu có ai uống thuốc tiểu đường Vạn Tế Hưng khỏi hẳn không cần uống nữa không

    Trả lờiXóa
  2. Theo chủ quan của tôi thì bệnh tiểu đường chỉ có thể uống thuốc để chỉ số về ổn định ở mức cho phép sau đó vẫn phải uống thuốc duy trì chứ không bỏ hẳn thuốc được

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị Nhà thuốc Vạn Tế Hưng cho ý kiến về thuốc tiểu đường của nhà thuốc đẫ chữa khỏi bệnh cho ai chưa

    Trả lờiXóa
  4. Tôi uống thuốc tiểu đường của nhà thuốc nhưng không thấy hiệu quả như Trần Đăng Khoa noi

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đã uống thuốc tiểu đường của nhà thuốc Vạn tế Hưng , chỉ sau 1 tháng đường huyết của tôi từ 181 xuống còn 130 . Tôi ăn uống bình thường ko kiêng ăn gì cả . Ko biết chỉ số đường huyết có ổn định lâu dài ko hay mình phải uống suốt đời, điều này phải để thời gian trả lời nhưng trước mắt như vậy tôi thấy thuốc này cũng tốt lắm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi ở hà nội, anh làm ơn cho hỏi liên lạc với nhà thuốc để mua thế nào. Cảm ơn anh.

      Xóa
  6. Cảm ơn nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhờ bài báo của ông mà tôi biết bài thuốc trị tiểu đường của nhà thuốc Vạn Tế Hưng . Giá cả vừa rẻ mà công dụng của nó ngoài sự mong đợi . Cô bác mình ai bị bệnh tiểu đường hãy dùng thử 1 lần để kiểm chứng.

    Trả lờiXóa
  7. Môt cô giáo đã từng dạy thơ ông.cam on nha thơ Trần Đăng Khoa với những chia sẽ nhiệt tính cùa nhà tho

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đã uống thuốc tiểu đường giữ mức đường rất tốt nhưng không biết uống nhiều thì có phản ứng phụ xảy ra, nếu ai đã uống 10 năm rồi cho tôi biết . Cám ơn

    Trả lờiXóa