31/1/14

HỊCH CHÀO NĂM MỚI 2014



CU VINH FRIDAY, JANUARY 31, 2014

Ừ thì mùa xuân
Ừ thì tết tới
Ừ thì tiễn Tỵ nghinh Ngọ
Lòng có buồn có vui

Bạn lúc nhiều lúc ít
Ngày có mưa có nắng
Viết mấy lời gửi trời gửi đất
Đọc lên thấy giống hịch thì gọi là HỊCH
Thấy giống thơ thì gọi là THƠ
Không hịch không thơ thì tạm gọi là VĂN
Đến như văn không thành thì gọi là lời cuối năm, nghĩ chi viết vậy.
*
Hô hô, nhớ năm xưa (tức năm ngoái)
Gọi là Tỵ nên lóp ngóp như giun
Cuộc sống nhờ tiền mà rắn quỵ, giun chui, đại gia chứng khoán ngân hàng thằng bị còng, đứa bị túm, bạc vàng nhìn nhau ngơ ngác, giá cả thừa thắng xông lên, lợi ích nhóm lộ mặt dần dần, nhóm lợi ích càng thêm trắng trợn
Đùng một phát đua nhau kiểm điểm
Dân tình khấp khởi mừng vui
Kẻ đoán mò, người quả quyết, lần này có thằng chết
Một bầy sâu, một bộ phận từ không nhỏ chuyển lên rất lớn
E sợ sổ hưu không kịp cấp, e sợ nhà tù không kịp xây, e sợ quyết định cách chức ký mỏi tay, e sợ người này hối người kia xin từ chức để kiếm chút thanh danh cuối cùng về làng về xã
Đùng một phát vẫn nguyên như cẩn
Nguyên người, nguyên bầy, nguyên bộ

27/1/14

Tết này, nên chọn người sinh năm nào để xông nhà


Theo Tri Thức, ngày 24/01 /2014 
Theo chuyên gia phong thủy Hà Phong, Bính Tuất (1946) và Bính Dần (1986) là 2 tuổi “cực đẹp” để xông nhà ngày đầu năm Giáp Ngọ. GS Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho biết, theo phong tục Tết cổ truyền của người Việt, chọn người xông nhà trong năm mới là một việc rất được coi trọng theo quan niệm “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”. Người xông đất tốt sẽ mang lại may mắn, tài lộc cả năm cho gia chủ. Cách chọn người xông đất Chuyên gia phong thủy Hà Phong (Quan Nhân, Thanh Xuân, HN) cho rằng chọn người xông đất ngoài chuyện hợp tuổi, cũng phải chọn người hiền lành, đức độ, làm ăn khấm khá… Những người trực xung với tuổi chủ nhà, hoặc gia đình có chuyện buồn phiền, có tang thì cũng không được lựa chọn để xông đất. Dựa trên học thuyết âm dương Ngũ hành, học thuyết Can Chi, chuyên gia Hà Phong cho biết, có 17 tuổi đẹp và phù hợp để xông nhà năm 2014. Trong đó, có 2 tuổi “rất tốt” để xông nhà là Bính Tuất (1946) và Bính Dần (1986). Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào gia chủ cũng nhờ được người hợp tuổi với mình đến để xông đất, nên đa số gia chủ áp dụng kinh nghiệm dân gian là chọn người tốt vía hay còn gọi là nhẹ vía, có nghĩa là người đó trong cuộc sống có tính tình dể chịu, vui vẻ, nhiệt tình may mắn…

24/1/14

Gặp nhau cuối năm 2014 - Giáp Ngọ

Tử vi 2014, tử vi năm Giáp Ngọ 2014



1. Tử vi 2014 Tuổi Tý


Click xem: Tử vi 2014 tuổi Giáp Tý Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1924, 1984 và 2044)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Bính Tý Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1936, 1996 và 2056)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Mậu Tý Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1948, 2008 và 2068)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Canh Tý Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1900, 1960 và 2020)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Nhâm Tý Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1912, 1972 và 2032)

2. Tử vi 2014 Tuổi Sửu

Click xem: Tử vi 2014 tuổi Ất Sửu Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1925, 1985 và 2045)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Đinh Sửu Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1937, 1997 và 2057)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Kỷ Sửu Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1949, 2009 và 2069)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Tân Sửu Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1961, 2021 và 2081)
Click xem: Tử vi 2014 tuổi Quý Sửu Nam mạng và nữ mạng (Sinh năm: 1913, 1973 và 2033)

23/1/14

Tết Nguyên Đán là gì ?


Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “.
Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.
Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.
Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Bàn thờ người Việt ngày Tết



Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.
Thông thường, bàn thờ được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất. Bàn thờ tổ tiên chính là một cách thể hiện chữ Hiếu của nhân dân. Không chỉ nhớ về nguồn cội, nhân dân ta coi tổ tiên của gia đình chính là các vị thần linh thiêng luôn ở bên cạnh để phù hộ độ trì cho con cháu.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…), người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương đặt một chiếc Tam sơn trên đó đặt ba cái đài nhỏ đựng ba chén nước trong. Nếu không có đủ như vậy, mỗi lần thắp hương chủ lễ cũng vẫn phải thay ba chén nước mới để tỏ lòng thành kính trắng trong.
Phía sau Tam sơn, thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.
 Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Còn thời điểm nào thiêng liêng hơn khi cả nhà thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp những nén hương trầm ngào ngạt. Tình người nồng ấm, tình đời rộng mở. Và, một năm mới tràn đầy hy vọng bắt đầu…

Nguồn: Tổng hợp


PHONG TỤC THỜ CÚNG TRONG NGÀY TẾT


TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch.
Nguyên là bắt đầu. Đán là buổi sớm mai .Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang.
Theo sử Trung Quốc , âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy mười hai chi đặt cho mười hai tháng .Tháng Dần là tháng giêng được chọn làm tháng đầu năm và người ta ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần.
GIAO THỪA
Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa.
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng , một năm đã bắt đầu ắt phải có hết , bắt đầu từ lúc giao thừa ,cũng lại hết vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì ? Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ trừ tịch.
LỄ TRỪ TỊCH
Trừ tịch là phút cuối cùng cũ năm cũ sắp qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một thág giêng năm sau.Vào lúc này người Việt nam theo phong tục cũ làm lễ trừ tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu, dở, cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ, tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Tục kiêng cử trong ngày Tết

Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch hay Tết Cổ truyền, là dịp lễ Tết quan trọng bậc nhất trong văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ lúc giao thừa, sau lễ Trừ Tịch, tết khởi đầu cho một năm mới với tất cả mọi không gian, cảnh vật và lòng người đều mới mẻ để đón xuân sang. Chính vì vậy, mọi người tin rằng đầu năm làm những điều tốt đẹp thì cả năm sẽ may mắn, sung túc, gia đình hòa thuận, việc làm ăn trong năm được thuận buồm xuôi gió. Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, từ xa xưa ông bà ta đã đưa ra nhiều tập tục kiêng cữ áp dụng trong 3 ngày tết để tránh những xui xẻo xẩy đến với gia chủ trong năm đó.
Không biết tự bao giờ, tập tục kiêng cữ trong những ngày đầu xuân đã chiếm một ví trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Cho đến ngày nay, những tập tục đó vẫn được các thế hệ sau tiếp nối, gìn giữ và thực hành như là một phương thức tâm linh để phòng trước những điều bất trắc, rủi ro đến với mỗi gia đình. Tục khiêng cữ trong những ngày tết ở mỗi vùng, mỗi miền và mỗi dân tộc có những điểm giống nhau và khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại thì mọi người đều có những hành động thiết thực để làm sao cho những ngày tết được vui vẻ nhất, hoàn hảo nhất, tránh những điều tối kỵ xẩy ra trong những ngày tết. Sau đây là một số tập tục kiêng cữ trong ngày tết cổ truyền phổ biến trong văn hóa dân gian của người Việt Nam ta từ xưa tới nay:

CÁCH COI NGÀY TỐT XẤU


 
Tác giả: Phan Kế Bính

Nguồn: Trích "Việt Nam phong tục"
Việc cưới xin, việc làm nhà cửa,  việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng,  cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc tế tự, việc thương biểu, việc nhập  học, việc xuất quân, việc an táng... việc gì thường cũng bắt đầu làm  việc gì, hoặc động thổ hoặc xuất hành, hoặc khai bút, khai ấn... lại cần xem ngày lắm. Đến những việc vụn vặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ thơ,  việc tắm gội, may áo... cũng có người cẩn thận quá trong kén ngày.
Kén thì phải xem đến lịch. Sách lịch do toà khâm thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi...
Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.
Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.
Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.

CÓ NGÀY TỐT HAY XẤU KHÔNG ?


 
Nguồn: Phong Tục Việt Nam
Thế tất một năm, năm mười năm, đối với một người đã đành, đối với cả nhà, cả chi họ làm sao hoàn toàn không gặp sự rủi ro!. ngày tốt, ngày xấu về khí hậu thời tiết thì dự báo của cơ quan khí tượng là đáng tin cậy nhất. Khoa học đã dự báo được hàng trăm năm những hiện tượng thiên nhiên như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao băng... chính xác đến từng giờ phút. Nhưng tác động của tự nhiên sẽ tạo nên hậu quả xấu đối với từng người, từng việc, từng vùng ra sao, đó còn là điều bí ẩn. thời xưa, các bậc trí giả tranh cãi nhiều vẫn chưa ngã ngũ nên ai tin cứ tin, ai không tin thì tuỳ "Linh tại ngã, bất linh tại ngã" (cho rằng thiêng cũng đã tự mình ra, cho rằng không thiêng, cũng tự mình ra), "Vô sư vô sách, quỉ thần bất trách" (không biết vì không có thầy, không có sách, quỷ thần cũng không trách).
Thực tế, có ngày mọi việc mọi điều đều thành công, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới; có ngày vất vả sớm chiều mà chẳng được việc gì, còn gặp tai nạn bất ngờ. Phép duy vật biện chứng giải thích đó là qui luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong tất nhiên có yếu tố ngẫu nhiên, trong ngẫu nhiên cũng có yêú tố tất nhiên. Lý luận thì như vậy nhưng có bạn đọc cũng muốn biết cụ thể trong tháng này, ngày nào tốt, ngày nào xấu, ngày nào tốt cho việc làm nhà, cưới vợ, tang lễ phải chánh giờ nào...Đa số bà con ta vẫn nghĩ "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", nhất là khi điều khiêng đó không ảnh hưởng gì mâý tới công việc cũng như kinh tế...
Thời xưa, mặc dầu có người tin, có người không tin, toà Khâm thiên giám ban hành "Hiệp kỷ lịch", mà số người biết chữ Hán khá nhiều nên phần đông các gia đình cứ dựa vào đó mà tự chọn ngày giờ. Thời nay, rải rác ở các làng xã, còn sót lại một vài người còn biết chữ Hán nhưng sách vở cũ hầu như không còn, các gia đình muốn xem ngày giờ để định liệu những công việc lớn đành mất công tốn của tìm thầy. Khốn nỗi, mỗi thầy phán một cách, chẳng biết tin ai. Đã có trường hợp, bốn ông bà thông gia vì việc chọn ngày tốt xấu, tuổi hợp tuổi xung, tranh cãi nhau phải chia tay để lại mối hận tình. Gần đây trên thị trường xuất hiện cuốn sách viết về cách xem ngày tính giờ. Cũng có tác giả có kiến thức, có tư liệu, viết rất thận trọng, nhưng ngược lại có người viết rất cẩu thả, dựa theo thị hiều thương trường, vô căn cứ với động cơ kiếm tiền bất chính. Có cuốn sách tốt xấu, thực hư lẫn lộn, không có tên nhà xuất bản, không có tên tác giả, không ghi xuất xứ của tư liệu...Cùng một ngày, cuốn này, ghi nên xuất hành, cưới hỏi, cuốn khác ghi kỵ xuất hành, cưới hỏi, làm người xem rất hoang mang. "Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", biết tin vào đâu? Biết tìm ai mà hỏi ?

Về cách cúng ông Táo


 

Cúng ông Công ông Táo thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên hay thắp hương ở bếp ? Nên cúng buổi sáng, trưa hay buổi tối? Nên để cá chép trong bếp hay ngoài nhà ? Đây là nội dung bức thư của bạn đọc Nguyễn Thanh Hà (Thành Công, Hà Nội) gửi đến mục Phong thủy.

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.


Tét Giáp Ngọ 2014 - Ngày tốt và ngày xấu

Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát.
Mùng 1: Tốt. Nên xuất hành, đi lễ chùa, hội họp, khai bút. Giờ tốt: Tỵ, Mùi, Tuất, Hợi, Huớng tốt: Cầu duyên đi về Nam, Cầu tài đi về phương đông. Những tuổi kỵ dùng: Bính, Tân, Sửu, Mậu, Kỷ.
 Mùng 2: Rất Tốt. Rất lợi cho xuất hành, mở hàng xuất kho, đi lễ chùa, hội họp. Giờ tốt: Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất. Huớng tốt: Cầu duyên đi về Đông Nam, Cầu tài đi về phương Bắc. Những tuổi kỵ dùng: Nhâm, Dần, Đinh, Bính.
 Mùng 3: Rất Xấu. Nên đi lễ chùa, không nên khai trương hoặc làm việc đại sự, nên đi thăm hỏi họ hàng gần, hội họp, vui chơi. Giờ tốt: Tý, Mão, Mùi. Hướng tốt: Cầu duyên đi về Đông Bắc, cầu tài đi về phương chính Nam. Những tuổi kỵ dùng: Nhâm, Quý, Mão, Dậu, Bính, Đinh.
 Mùng 4: Tốt. Nên đi thăm hỏi họ hàng, lễ chùa, hội họp vui chơi. Giờ tốt: Thìn, Tỵ, Thân. Hướng tốt: Cầu duyên đi về Tây Bắc, cầu tài đi vềTây Nam. Những tuổi kỵ dùng: Giáp, Thìn, Mùi, Kỷ, Mậu.
 Mùng 5: Bình thường. Hạn chế làm những việc đại sự. Nên đi chơi, lễ chùa. Có thể thăm hỏi họ hàng, làng xóm…Giờ tốt: Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi. Cầu duyên và cầu tài đi về phương Tây Nam. Những tuổi kỵ dùng: Giáp, Ất, Tỵ, Hợi, Mậu, Kỷ.
Mùng 6: Rất tốt. Nên khai trương, xuất hành, mở kho, đi lễ chùa, hội họp, thăm hỏi họ hàng. Giờ tốt: Sửu, Mão, Mùi, Thân. Hướng tốt: Cầu duyên đi về chính Nam, Cầu tài đi về chính Tây. Những tuổi kỵ dùng: Bính, Mão, Ngọ, Tân, Canh.
 Mùng 7: Rất xấu. Không nên làm việc lớn, nên đi lễ chùa, thăm hỏi làng xóm, họ hàng gần nhà. Giờ tốt: Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi. Hướng tốt: Cầu duyên đi về Đông Nam, cầu tài ñi về phương Tây Bắc. Những tuổi kỵ dùng: Bính, Đinh, Sửu, Mùi, Canh, Tân.
Mùng 8: Bình thường. Nên đi thăm hỏi họ hàng, hội họp vui chơi. Giờ tốt: Sửu, Thìn, Mùi, Tuất. Hướng tốt: Cầu duyên đi về ðông Bắc, cầu tài ñi về phương Đông Nam. Những tuổi kỵ dùng: Mậu, Thân, Tỵ, Quý, Nhâm.
 Mùng 9: Xấu. Nên đi thăm hỏi họ hàng gần, lễ chùa, hội họp vui chơi,… Giờ tốt: Mão, Mùi, Hợi. Hướng tốt: Cầu duyên đi về phương Tây Bắc, cầu tài đi về phương Đông Nam. Những tuổi kỵ dùng: Mậu, Kỷ, Dậu, Tý, Nhâm, Quý.
 Mùng 10: Rất tốt. Nên xuất hành, khai trương cửa hàng, cưới hỏi, đi thăm hỏi họ hàng, lễ chùa, hội họp vui chơi,… Giờ tốt: Tỵ, Thân, Dậu, Hợi. Hướng tốt: Cầu duyên đi về phương Tây Nam, cầu tài đi về chính Đông.
Những tuổi kỵ dùng: Canh, Thìn, Tuất, Giáp, Ất.
  




Văn khấn tổ tiên mùng một Tết

Theo phong tục ngày Tết, thì ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 Tết, nếu tháng thiếu), thì nhà nhà đều sắm lễ “Rước Ông bà” về cùng với con cháu trong 3 ngày Tết, để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu với Tổ tiên (đến khi nào hóa vàng tức là ông bà đi khỏi)
Trong 3 ngày Tết này, thông thường con cháu đều cúng Tổ Tiên mỗi ngày 1 lần, và ngày mùng 1 Tết là ngày cúng đầu tiên.
VĂN KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG MỘT TẾT
Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm …………………..
Chúng con là: ………………………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại số nhà .. Đường………..Khu phố . Phường………………Quận………………..Thành phố………………….
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo !

Bài văn cúng khấn Lễ Tất Niên - 30 Tết

Sưu tầm

Lễ Tất Niên 

Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết.

Ý nghĩa:

Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất.. . Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.

Sắm lễ:

Mâm lễ cúng Tất niên gồm:
- Hương hoa, vàng mã;
- Đèn nến;
- Trầu cau;
- Rượu;
- Bánh chưng;
- Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN

Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
- Con kính lạy Chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm………
Tín chủ (chúng) con là:…………
Ngụ tại:……….
Trước án kính cẩn thưa trình:
Đông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!




Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông


 Theo Dân trí, ngày 23-01-2014

 Hình tượng Táo quân đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của nhiều nước Châu Á từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép lại tất cả những việc làm tốt xấu của con người trong năm cũ.

Lễ cúng Táo quân trong đời sống văn hóa người Việt
Táo quân hay còn gọi là Vua Bếp đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.
Vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ bay lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những chuyện tốt xấu của gia chủ trong năm. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều.
Lễ cúng gồm có hương hoa, nải quả, vàng mã (gồm hai bộ mũ - hài đàn ông, một bộ mũ - hài phụ nữ kèm theo ba con cá chép giấy, có gia đình cúng cá chép thật), bánh chưng, bánh dày và các món thịnh soạn để dâng lên các Táo cùng ông bà tổ tiên.
Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Tập tục thả cá chép phóng sinh sau khi cúng là một nét đẹp văn hóa, ngụ ý “cá chép hóa rồng”, cá chép vượt Vũ Môn.
Hơn thế, trong tâm thức người Việt, cá chép vượt Vũ Môn hay “cá chép hóa rồng” còn là biểu tượng của sự thăng hoa, của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục khó khăn để đi tới thành công, biểu trưng cho sức mạnh tiềm ẩn, hướng đến một tương lai tốt đẹp.
Xưa kia, trong Tết ông Công ông Táo, người Việt cổ còn có phong tục dựng cây nêu. Vì từ ngày 23 tháng Chạp cho tới đêm Giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân dưới trần gian nên ma quỷ thường lẻn về quấy nhiễu, vì vậy, người Việt cổ trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng là ngày “hạ cây nêu”.
Xưa kia có lệ: phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong dịp ấy người cho vay không được đi đòi, phải đợi ngày hạ nêu mới được hỏi. Đó thực ra là một nét sống rất nhân văn, tinh tế của ông cha ta khi xưa, những mong trong nửa tháng trước và sau Tết, dù nhà giàu hay nhà nghèo cũng có cái Tết bình an.
 Cây nêu ngày xưa là một cây tre cao khoảng 5-6 mét. Ở ngọn treo nhiều thứ như vàng mã, xương rồng, tỏi ớt, hình nộm, lá dứa, bầu rượu, cá chép giấy, cờ vải, khánh nhỏ bằng đất nung… Mỗi khi gió thổi, những khánh này va vào nhau tạo thành tiếng leng keng nghe vui tai...
Người ta tin rằng những vật nhiều màu sắc treo ở cây nêu, cộng thêm tiếng động của khánh đất sẽ báo hiệu cho ma quỷ biết nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo thêm một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Làm thầy - là một nghiệp đúng hơn là một nghề


PV: Thưa GS, mỗi độ xuân về, hẳn ông rất nhiều cảm xúc ?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi bắt đầu tham gia giảng dạy từ năm 1956, đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Mỗi độ Xuân về đều rất vui và cảm động. Nhiều thế hệ học sinh họ vẫn đến với tôi, gọi điện, đến thăm và chúc mừng. Cả 8 anh em tôi đều làm nghề thầy, hoặc thầy giáo hoặc thầy thuốc, làm thầy thuốc nhưng vẫn là thầy giáo vì họ giảng dạy ở trường Y. Sở dĩ chúng tôi có truyền thống đó là bắt nguồn từ bố tôi, GS-NGND Nguyễn Lân. Cụ là người cả đời gắn bó với nghề giáo. Đó là tấm gương đối với 8 anh em chúng tôi, không chỉ ở lòng yêu nghề mà còn ở trách nhiệm đối với nghề.
Ngay từ đầu cách mạng tháng 8, cụ đã được cử làm Giám đốc học chính Trung Bộ. Sau đó. lên Việt Bắc tham gia kháng chiến cụ được cử làm Giám đốc giáo dục liên khu 10, rồi làm Giám đốc giáo dục liên khu Việt Bắc. Những năm kháng chiến khó khăn như thế, không lương, chỉ có 53kg gạo, nhưng cụ vẫn phải dành 20 kg để đi kinh lý các trường. Tôi rất nhớ hình ảnh cụ trên chiếc xe đạp Sterling thường xuyên đạp tới các trường. Tôi cũng không thể hình dung nổi là Việt Bắc rộng lớn như thế, nhưng cụ vẫn rong ruổi để kiểm tra, đôn đốc sự nghiệp giáo dục. Tôi là thế hệ học sinh kháng chiến, mặc dù chỉ với ngọn đèn tự tạo tù mù (học bài vào buổi đêm, ban ngày không học vì có máy bay), nhưng thầy và trò đều nghiêm túc học hành. Thi cử vô cùng tự giác . Thời đó không có chuyện quay cóp, phao phiếc, vì thầy nghiêm túc thì trò sẽ nghiêm túc. Kỷ niệm đó đối với chúng tôi rất lớn, vì với 23 kg gạo còn lại, mẹ và chị chúng tôi đã rất vất vả làm thêm để nuôi cả đàn em nên người.

Vợ là gì - Vui cuối năm


                                  Tác giả: CSVSQ Nguyễn Phúc (sưu tầm)

Vợ đánh mà không khóc là: Bất khuất
Vợ chửi mà làm thinh là: Bất bạo động
Tài sản của vợ là: Bất động sản
Em gái của vợ là: Bất khả xâm phạm
Ý muốn của vợ là: Bất di bất dịch
Quần áo vợ mặc thì: Bất luận
 Được vợ khen là: Bất ngờ
Người khác khen vợ mình là: Bất ổn
Lấy vợ xấu là vì mình: Bất tài
Cưới được vợ đẹp là đời mình: Bất hạnh
Bị vợ bỏ là vì mình: Bất lực

Ly dị vợ là chuyện: Bất lợi

Vợ không cho lại gần là: Bất bình thường

Vợ không cho ngủ chung thì: Bất mãn

Gia đạo lộn xộn thì: Án binh bất động

Vợ chồng mà đánh nhau thì: Bất phân thắng bại
Hết lòng nhịn vợ thì: Bất chiến tự nhiên thành
Vì thế cho nên Bậc đại nhân
Chưa lấy được vợ thì đêm ngủ: Bất an
Quen được một cô thì trở nên: Bất nhất
Bạn bè đến cứ hỏi thăm thì thấy: Bất tiện
Chưa cầm được tay, nắm được chân là: Bất trí

Nắm được chân, cầm được tay rồi, mà không cưới là: Bất nhân
Cưới xong mà không thờ bà cho trọn vẹn thì: Bất nghĩa
Già lấy được vợ trẻ là: Bất chấp thiên hạ…dị nghị

Trẻ lấy được vợ già thì: Bất cần đời

Đạo thờ bà vợ gọi mà không dạ là: Bất kính
Lãnh lương không đưa hết cho vợ là: Bất hiếu
Ði ăn nhậu về, vợ hỏi mà nói là đi họp là: Bất tín

Cãi lời vợ là… Bất tuân thượng lệnh

Vợ đánh không dậy được là: Bất tỉnh ..nhân sự

Niềm tin thờ vợ là: Bất khả tư nghị

Tất cả những điều này là Chân lý bất biến


16/1/14

Những khả năng đặc biệt và kinh ngạc của con người

Ngẫm về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

ĐÌNH QUANG


Câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, cho thấy sự khác nhau về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.
Câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. 
Ông vừa cất xong ngôi biệt thự và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng choán gần nửa bức tường chính diện. 
Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ.
Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.
Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi thăm nhạt thếch, ông tá nhanh chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy “thằng đệ”. 
Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện. 
Thằng con đầu tầm 8 tuổi của ông, tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung chuyên môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội tóm cổ xách ra báo với phụ huynh. 
Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh.
Ông chỉ đánh nó mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và mắng nó mấy câu quen thuộc rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để tin thằng bé thực hiện hành động này không phải lần đầu và chắc chắn không bao giờ là lần cuối.
Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. 

15/1/14

Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục


Mạc Văn Trang
Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2014 7:09 AM
 Chiều thứ bảy tôi được báo: sáng thứ hai (13/01/2014) Bộ trưởng đến làm việc với Viện, mời lên nghe, trao đổi… Chẳng biết sẽ nói gì, sáng chủ nhật ngồi bần thần rồi viết ra “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục”, thành tâm gửi đến Bộ trưởng và các đồng nghiệp để sẻ chia. Lòng thành, chẳng ngại đúng – sai!
 1. GD Việt Nam có một lợi thế (may mắn) là dân ta coi trọng sự học. Dù cha mẹ ăn đói, mặc rách, lam lũ kiếm sống vẫn quyết chí cho con đi học; con học giỏi, đỗ đạt, coi như thành công; con học hành không ra gì, dù làm ăn phát đạt cũng xấu hổ với họ hàng, làng xóm… Truyền thống đó giúp cho “xã hội hóa GD” đạt nhiều kết quả, nhưng vì thế, nhà nước đã quá lạm dụng gây nên mất cân đối giữa sự đóng góp của dân với trách nhiệm của nhà nước cho GD; truyền thống đó cũng là một động lực khiến trẻ em Việt ở nước ngoài thường có thành tích học tập tốt, nhất là cộng đồng người Việt tại nước Đức. Truyền thống đó là vốn quý của dân tộc cần được nuôi dưỡng và phát huy phù hợp với thời kỳ mới.
 2. Các cuộc cải cách GD nóng vội thường thất bại nhiều hơn thành công! Đó là vì khi cải cách GD người ta thường lắm kỳ vọng, “duy ý chí”, không đảm bảo các điều kiện thực hiện và không tính hết những tác động, những “lực cản” xã hội. Không nhà khoa học nào có điều kiện thuận lợi hơn Hồ Ngọc Đại để thực hiện cuộc “cách mạng GD” bằng thực nghiệm “Xây dựng mô hình nhà trường mới …”, nhưng sau 35 năm “chỉ làm mỗi một việc thực nghiệm GD” mà rút lại, có công nghệ dạy tiếng Việt lớp 1 coi như thành công! Những cuộc “đổi mới trong ổn định”, không ồn ào thì thành công nhiều hơn, như người Pháp đưa giáo dục Tây vào từ từ thay nền Nho học Việt Nam thời Pháp thuộc, đã đạt thành tựu vĩ đại! Đó chính là “Đổi mới căn bản, toàn diện GD”! Nền GD đó đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của nó, tạo ra được một tầng lớp tinh hoa cho xã hội, xây dựng nên một nền văn hóa mới, những dấu mốc lịch sử phát triển của khoa học, văn học, kiến trúc, hội họa, y học, giáo dục … vươn tới tầm văn minh thế giới đầu thế kỷ XX. Tầm nhìn và cách phát triển có lựa chọn, tạo ra “mũi nhọn”, đỉnh cao trong GD của họ, ngày nay vẫn rất đáng suy nghĩ…

14/1/14

Khế ước, bổn phận, triết lý và đạo đức


 HUỲNH MAI
Văn hóa Nghệ An, Chủ nhật, 12 tháng 1 năm 20149
Trong luật, có những bổn phận phải đạt đến kết quả - obligation de résultats - và những bổn phận chỉ giới hạn giúp phương tiện chứ không bảo đảm kết quả nào hết - obligation de moyens .
Sự phân biệt hai loại bổn phận này vô cùng quan trọng cho các khế ước.
Khái niệm khế ước ?
Giữa hai người liên hệ trong xã hội, đại đa số là có một khế ước hay giao kèo với nhau.
Khế ước đó không cần phải thành văn. Khế ước ngầm, khế ước mặc định là đủ.
Có khế ước thì có vấn đề trách nhiệm phải hoàn tất những bổn phận của mình theo khế ước nếu không thì người đối diện có thể đi ... kiện ra tòa.
Thí dụ ?
. cha mẹ có giao kèo ngầm là phải nuôi con cho tới lúc trưởng thành. Con cái, sau đó có bổn phận hiếu thảo với hai bậc song thành và cưu mang hai bậc này khi họ già.
. thầy giáo có khế ước với trò là đưa chúng từ chỗ «dốt», «vô học» tới chỗ có «tri thức và nên người». Trong khế  ước này trò cũng có những bổn phận với thầy như kính nễ, nghe lời.
. tài xế xe bus có giao kèo với khách hàng là đưa họ từ điểm A tới điểm B bình an.
. bác sĩ có bổn phận chữa lành cho bệnh nhân.
. người bán hàng có khế ước giao cho người mua một món hàng nhất định với giá đã thỏa thuận.
Có những khế ước song phương – như những thí dụ ta vừa kể trên.
Có những khế ước đa phương – với nhiều người liên cang đến trong khế ước đó. Người quản lý hành chánh một làng một quận là đã «ký» khế ước với cấp bộ cao hơn để mang an bình trật tự cho dân ở địa hạt mình một cách tốt nhất – khái niệm công bộc -
Cũng có những khế ước đơn phương. Một người đứng ra nhận bổn phận cam kết mà không cần đối diện «sòng phẳng» thực hiện các bổn phận có thể đối với mình. Một bà nữ tu lo cho trẻ mồ côi là người ký giao kèo đơn phương lo lắng cho trẻ mà không cần đền bù chẳng hạn. Dĩ nhiên, ngay đến trong trường hợp này, bà cũng được một vài đền bù vì đền bù tinh thần cũng là đền bù.