31/12/13

Những cái nhất của Phụ nữ Việt Nam

Theo Dân trí / Lê Xuân Nhương (st)
1. Người phụ nữ đầu tiên làm vua ở Việt Nam là: Bà Trưng Trắc, bà là con gái một lạc tướng ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm 40 của thế kỷ thứ nhất, bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo nhân dân chống lại sự xâm lược của nhà Hán, thu giang sơn về một mối. Bà xưng vương và giữ ngôi trong 3 năm. Trong lịch sử, bà Trưng Trắc vẫn được gọi là "Vua bà".
2. Nữ tướng duy nhất ở Việt Nam thế kỷ 20 là: Bà Nguyễn Thị Định, sinh năm 1920, tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Năm 1974, bà là Thiếu tướng, Phó Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước (nay là Phó Chủ tịch nước) đầu tiên của Việt Nam và là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
3. Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam: Anh hùng Nguyễn Thị Chiên. Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công và năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thu đồ của người bày bán trên vỉa hè:“Không lập biên bản là trái luật"


 
Theo Giáo dục việt nam, ngày 31/12/13 14:21
Người dân kiếm sống bằng cách mà chúng ta vẫn hay gọi nôm na là bán trà đá vỉa hè tại Hà Nội diễn ra rất phổ biến. Đi khắp các phố phường Hà Nội, đâu đâu cũng thấy la liệt những quá trà đá vỉa hè.
Đến bất chợt, thích là thu
Tại những nơi tập trung nhiều văn phòng, người bán trà đá có thể kiếm vài triệu đồng/tháng là chuyện nhỏ. Tuy nhiên “rủi ro” cũng khá cao.
Vừa rót nước cho khách, bà H., một người bán trà đá vỉa hè tại khu vực Trung Hòa - Nhân Chính (Cầu Giấy - Hà Nội) than thở. “Các cháu để ý hộ cô tí, sáng nay công an mới thu hết bàn ghế của cô xong”.
Theo lời bà H, gần Tết là thời gian những người kinh doanh vỉa hè như bà bị “săn lùng” nhiều nhất. Bà H cũng cho biết, dù đã “đóng phí” sòng phẳng vài trăm nghìn một tháng nhưng thi thoảng những người bán trà đá vỉa hè như bà cũng vẫn bị tịch thu “phương tiện” kiếm sống.
“Họ đến bất chợt, thấy cái gì để trên vỉa hè là “túm” ngay cái đó rồi quẳng lên xe. Bọn cô hôm nào may mắn thì chạy kịp, còn không lại phải sắm đồ mới”, bà H chán nản.
Thông thường mỗi đợt ra quân “càn quét”, lực lượng trật tự đô thị thu về một lượng không nhỏ như bàn, ghế và các vật dụng khác. Tuy nhiên theo ghi nhận của PV, rất ít người bị tịch thu sau đó quay trở lại cơ quan chức năng để nhận xử phạt hành chính và lấy những đồ của mình đã bị thu về.
Lí do ở đây rất đơn giản. Họ thà chấp nhận mất trắng đồ còn hơn nhận xử phạt. Thêm nữa, trong lúc tịch thu, công an và các lực lượng khác không mấy khi lập biên bản thu giữ, kê khai tài sản nên người bị thu có đến lấy đồ thì cũng chẳng biết đã thu của người này những cái gì, số lượng bao nhiêu.
Không có biên bản là trái luật
Trước tháng 12-2013, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép có thể bị xử lý theo Điều 15 của Nghị định 34/2010 được sửa đổi bằng Nghị định 71/2012 hoặc áp dụng Điều 45 của Nghị định 23/2009. Trong đó, mức phạt cho cùng hành vi sử dụng vỉa hè, lòng đường trái phép để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa, sửa chữa hoặc rửa xe nếu áp dụng Nghị định 23/2009 thì mức phạt mút khung lên đến 30 triệu đồng, trong khi theo Nghị định 71/2012 thì chỉ 3 triệu đồng.
Về quy định xử phạt, theo một vị bên Đội Quản lý thị trường cho hay, chỉ những vi phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần mới áp dụng Nghị định 23/2009. Hiện Nghị định 23/2009 đã được thay thế bằng Nghị định 121/2013 (có hiệu lực từ 30-11-2013) và nghị định mới xóa bỏ điều khoản phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Hành vi này bị phạt bởi NĐ 34 và 71 nói trên.

Văn tế Vinashin


Phan Vĩnh Trị


 Hỡi ơi ! Quyết định sấm rền; lòng dân hoảng sợ.

Mười bảy năm chìm nổi, chưa ắt còn danh xấu nổi như phao;
Một trận bão cuốn bay, thân tuy mất tiếng chê vang như mõ.

Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn;
Toan lo nghèo khó.

Chưa quen hiện đại, đâu biết cạnh tranh;
Chỉ biết cấp trên, sống quen bao cấp.

Canô, tàu kéo, tàu sông, tay vốn quen làm;
Tàu lớn, máy to, mắt chưa từng ngó.

Khá thương thay:
Vốn chẳng phải thương trường dày dạn, theo dòng hiện đại, cạnh tranh;
Chẳng qua là tàu nhỏ chạy sông, nay một bước lao ra biển lớn.

Mười tám ban công nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận know-how, đâu chờ bày bố.

Ngoài cật có dăm con tàu bé, nào đợi đeo kinh nghiệm, học hành;
Trong tay cầm một ngọn bút chì, chi nài sắm phần mềm, máy tính.

Hạ liệu trên sàn phóng, cũng cắt xong cả một đống tôn to;
Quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ tay, cũng tập đoàn lẫy lừng thiên hạ.

Chi nhọc học thầy, học bạn, đạp rào lướt tới coi tàu lớn cũng như không
Nào sợ lỗ nhỏ, lỗ to, cứ ký làm ào, cốt giao tàu xong đã.

30/12/13

Thụ tinh từ tinh trùng của người đã chết: Phức tạp về pháp lý


Theo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30-12-2013
Luật chưa điều chỉnh việc xác định cha và quyền thừa kế trong trường hợp này. Có thể thụ tinh từ trứng của người đã chết ?
Việc chị Hoàng Thị Kim Dung (Hà Nội) sinh hai bé trai ngày 9-12 bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người cha đã mất bốn năm trước trong một tai nạn giao thông được xem là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Từ đó cũng đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý thú vị.
Trường hợp đầu tiên tại Việt Nam
TS-BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người thực hiện lưu trữ tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm cho chị Hoàng Thị Kim Dung, cho biết về mặt kỹ thuật thì lưu trữ tinh trùng không phải là một kỹ thuật khó, cũng không còn xa lạ ở Việt Nam. “Tuy nhiên, bảo quản tinh trùng từ người chết và sau đó thụ tinh trong ống nghiệm thì trường hợp của chị Dung là đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, trường hợp này rất may mắn khi thành công ngay từ lần thụ tinh đầu tiên. Kết quả xét nghiệm AND chứng minh 99,99% hai cháu bé là con của anh Ngọc và chị Dung” - BS Vệ nói.
Theo BS Vệ, thế giới chưa có thống kê đầy đủ các trường hợp mang thai từ tinh trùng người đã mất. Qua tìm hiểu của ông thì không nhiều lắm, có một trường hợp ở Mỹ, tuy nhiên phải đến lần thứ hai thì ca thụ tinh mới thành công. “Khi một người bị tai nạn hoặc chết đột tử, người thân họ muốn lưu giữ tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm thì hiện chưa có một quy định nào để cá nhân tôi cũng như giới y khoa có thể thực hiện phù hợp với truyền thống đạo đức xã hội, nhân văn và đúng pháp luật” - BS Vệ bày tỏ.
Theo BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, để lấy tinh trùng từ tinh hoàn người mới mất, thời gian khuyến cáo là trong vòng 24 giờ (cá biệt, có thể trong vòng 36 giờ). Nếu tinh trùng lấy ra còn sống, có thể lưu trữ được trong vòng nhiều năm. Trên nguyên tắc, không có giới hạn về tuổi người mất. Tuy nhiên, tuổi càng lớn thì chất lượng tinh trùng càng giảm.

Mạn đàm về án tử hình




Tử hình cùng các cách trừng phạt khác trong pháp luật hình sự hướng đến mục đích báo oán, răn đe, vô hiệu hóa, giúp cải tà quy chính, đền bù thiệt hại, trong đó 2 mục đích báo oán và răn đe thường được quan tâm trước.

Kể từ vụ án Lê Văn Luyện đến nay, vấn đề án tử hình được nhiều người quan tâm với những quan điểm, những cách nghĩ khác nhau. Đặc biệt sau khi có bản án tử hình Hồ Duy Trúc, đã xuất hiện những ý kiến trái chiều. Vì vậy xin có đôi lời trao đổi mạn đàm về án tử hình nói chung, về các vụ án Lê Văn Luyện, Hồ Duy Trúc nói riêng, góp phần làm rõ thêm bản chất của vấn đề. 
Từ tử hình đến xóa tử hình
Theo các tài liệu, văn bản cổ nhất quy định án tử hình của loài người được ghi nhận là Bộ luật Hammurapi của người Babilon, thuộc triều đại vua Hammurapi (1792 - 1750 trước Công nguyên). Và đất nước có quy định xóa bỏ án tử hình sớm nhất là Venezuela, vào năm 1863.
Như vậy trong suốt khoảng thời gian hơn 3.500 năm lịch sử tư pháp của nhân loại được ghi nhận bằng văn bản, toàn bộ loài người đã duy trì mức án cao nhất là tử hình trong việc lượng hình tội phạm. Đến năm 1863 thì nhân loại bắt đầu suy nghĩ lại. Khởi đầu là Venezuela, đất nước của người đẹp toàn cầu, tuyên bố xóa bỏ án tử hình. Từ đó đến nay, đã có thêm 138 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xóa bỏ án tử hình, chỉ còn lại 54 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ còn giữ lại án tử hình trong đó có Trung Quốc, Hoa Kỳ (32 bang), Nhật, Nga, Việt Nam…

27/12/13

GIẤY CHỨNG NHẬN “NGƯỜI’


Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: 
- Vé tàu ! 
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra. 
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc: 
- Đây là vé trẻ em. 
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ? 
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết.
Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi: 
- Anh là người tàn tật ? 
- Vâng, tôi là người tàn tật. 
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật. 
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp: 
- Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em. 
Cô soát vé cười gằn: 

Từ ngày mai (ngày 28-12-2013), chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền


Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành.
Tiểu tiện ở đường phố bị phạt 300.000 đồng
Người mang "tội bất hiếu" sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
Cũng theo Nghị định, chồng chửi vợ, hoặc vợ chửi chồng đều sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
Nghị định cũng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
Từ ngày mai (28/12), tiểu tiện ở đường phố cũng sẽ bị phạt đến 300.000 đồng. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Nghị định cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Bà Nguyễn Thị Bình gửi tâm thư đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam


 7
Theo Giáo dục Việt Nam, ngày 26-12-2013.

Trong nội dung bức thư gửi ông Vũ Đức Đam, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết, Luật Giáo dục đại học đã quy định “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương hướng tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. Trong Hội nghị TW8 đã có Nghị quyết 29/NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định “Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”. Các văn bản Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết TW8 đã có hiệu lực. 
Về vấn đề thi ba chung, bà Bình nêu quan điểm thi ba chung có nhiều điểm không hợp lý và từ năm 2008 Bộ GD&ĐT cũng đã từng có dự định bỏ thi “ba chung”, chỉ tổ chức 1 kỳ thi tốt nghiệp phổ thông nghiêm túc, đảm bảo đánh giá sát thực trình độ học sinh để làm cơ sở cho các trường đại học, cao đẳng lấy đó làm cơ sở xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh. 
“Tôi đề nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT nên khẩn trương thực hiện các chủ trương trên, chậm nhất là dừng tuyển sinh “ba chung” vào năm 2015 để tất cả các trường đại học, cao đẳng chủ động xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh. Không nên kéo dài thi “ba chung” đến tận năm 2017. Điều này vừa vi phạm Luật Giáo dục đại học, vừa thực hiện chậm trễ nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo” bà Bình nhấn mạnh.
Khẳng định lại quan điểm trong thư gửi cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bà Nguyễn Thị Bình bày tỏ, nếu năm 2014 Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục thực hiện thi “ba chung”, đồng thời cho các trường đại học, cao đẳng xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh mà lại cấm các trường tự chủ tuyển sinh không được sử dụng kết quả thi “ba chung” là điều không hợp lý. 
Nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, nếu quy định như vậy thì chẳng có học sinh nào dám đăng kí dự tuyển vào các trường có phương án tự chủ tuyển sinh. 
“Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT nên bỏ quy định này. Trường tự chủ tuyển sinh phải có quyền được sử dụng kết quả thi “ba chung”, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi các môn học trong quá trình học tập ở cấp THPT và họ có thể đề ra nhiều biện pháp khác nữa để làm sao tuyển được học sinh đảm bảo chất lượng nằm trong chỉ tiêu Bộ giao. Đó là quyền tự chủ của các trường” bà Bình đề nghị.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Bình, với phương án tự chủ tuyển sinh theo dự kiến và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì không nên đề ra quá nhiều quy định phức tạp, quá chi li theo kiểu cầm tay chỉ việc. Làm như vậy thậm chí hạn chế sự sáng tạo của các trường, theo bà là không cần thiết. Các trường đại học, cao đẳng khi được tự chủ, họ biết phải làm gì để tổ chức một kỳ thi thật tốt./.


26/12/13

Ly kỳ chuyện “trấn yểm” khó lý giải ở Việt Nam

Theo Giáo sư Hoàng Phương
Cho đến nay, nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc kỳ ảo về thuật trấn yểm trong lịch sử ViệtNam vẫn chưa có lời giải...
Cột đồng Mã Viện - âm mưu trấn yểm nước Việt ?


Cột đồng Mã Viện, theo một số sử cũ, là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.

Sự thật về mối liên hệ bí ẩn giữa các cặp song sinh

Theo Khoa học khám phá

Hiện có một niềm tin phổ biến về việc các cặp sinh đôi có khả năng "thần giao cách cảm" bí ẩn nào đó. Liệu đây có phải là sự thật ?
Cứ 30 đứa trẻ chào đời ở Mỹ thì có 1 bé thuộc một cặp sinh đôi nào đó. Các cặp sinh đôi giống nhau như đúc là đối tượng được giới nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm vì họ giúp kiểm soát những biến đổi về gene giữa các đối tượng nghiên cứu.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi biết các cặp song sinh có nhiều điểm chung, vì họ có cùng ADN. Các nhà khoa học đã biết rằng, cái tạo nên mỗi con người, kể cả trí thông mình, sở thích cá nhân,... một phần là do thiên bẩm và một phần là do quá trình nuôi dưỡng - quá trình kết hợp giữa các đặc điểm di truyền và môi trường.
Các câu chuyện về vô số mối liên hệ bí ẩn giữa các cặp song sinh, đặc biệt là những cặp sinh đôi giống nhau như đúc, đã xuất hiện từ lâu và không còn là hiếm trên các mặt báo.
Một số nói, các cặp song sinh có mối liên hệ tâm linh nào đó và thậm chí có thể cảm nhận được nỗi đau của người kia. Lại có những câu chuyện kể về các cặp song sinh đẻ con gái cùng ngày, một cách hoàn toàn ngẫu nhiên hay các cặp song sinh bị chia tách từ khi chào đời nhưng đoàn tụ nhiều năm hoặc thập kỷ sau đó và phát hiện cả hai đã kết hôn với những người có cùng tên và đang lái cùng một loại xe.
Khoa học chưa bao giờ chứng minh được sự tồn tại của các sức mạnh tâm linh và sự"thần giao cách cảm" của các cặp song sinh cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, khi soi xét các bằng chứng giai thoại từ nhãn quan khoa học, các chuyên gia đã phát hiện một số sự tương đồng thú vị giữa họ.

8 nghi thức tôn giáo “rùng rợn” trên thế giới


Cập nhật lúc 05h33' ngày 29/10/2013
Các bộ lạc, đất nước trên thế giới có rất nhiều nghi thức kỳ lạ để chứng tỏ sự trưởng thành, để rửa tội hay để tỏ lòng tôn kính với thần linh. Và để thực hiện được chúng những người tham gia nhiều khi phải gặp nguy hiểm hay trải qua những khoảnh khắc đau đớn về thể xác.

Okipa: Treo người, đâm gỗ và cắt ngón tay


Được thực hiện từ năm 1889, nghi lễ Okipa, một nghi lễ phức tạp của thổ dân Mandan bản địa tại Hoa Kỳ để dánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông trong bộ tộc. Để bắt đầu nghi lễ, các chàng trai trẻ phải nhịn ăn, nhịn uống và không được phép ngủ trong suốt 4 ngày để mong được người dẫn linh hồn ghé thăm. Sau đó, họ sẽ được đưa tới một căn lều nơi họ phải giữ khuôn mặt tươi cười khi bị các mẩu gỗ đâm xuyên qua da ngực và các cơ bắp.

GS-TS. PETER ZINOMAN (KHOA LỊCH SỬ, ĐẠI HỌC BERKELEY, CALIFORNIA, HOA KỲ) PHÁT BIỂU TẠI HỘI THẢO VIỆT NAM HỌC, DO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (VIỆT NAM) TỔ CHỨC, 20/12/2013

Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 2:08 sáng ngày 26/12/2013




PETER ZINOMAN

 

GS-TS. PETER  ZINOMAN: Thưa quý vị, bài nói chuyện hôm nay rút từ cuốn sách mới được xuất bản của tôi về nhà văn Vũ Trọng Phụng - cuốn Vietnamese Colonial Republican: The Political Vision of Vu Trong Phung [Cộng hòa Thuộc địa của người Việt: Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng]. 

Bạn đọc người Việt hẳn đều biết Vũ Trọng Phụng, nhưng người nước ngoài thì chỉ mới biết ông trong thời gian gần đây.[1] Với những người không biết rõ cuộc đời và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, có lẽ sẽ dễ thấy hơn nếu ta so sánh ông với nhà văn George Orwell. Cả hai đều là những ngôi sao văn học trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến, và đều qua đời khi còn trẻ. Orwell mất năm 1950, khi ông mới 47 tuổi. Vũ Trọng Phụng mất năm 1939, khi ông mới 28 tuổi. Cả hai nhà văn đều để lại khối lượng sáng tác đồ sộ: Toàn tập tác phẩm của Orwell bao gồm 20 tập, với chín ngàn trang viết. Còn Vũ Trọng Phụng, với văn nghiệp kéo dài vỏn vẹn chưa đầy 10 năm, đã xuất bản tám tiểu thuyết, bốn phóng sự, hàng trăm truyện ngắn, vở kịch, tiểu luận, xã luận và bài báo.[2] Cả hai nhà văn Orwell và Vũ Trọng Phụng đều giành được thành công hiếm thấy với tác phẩm để đời trong hai thể loại văn học là tiểu thuyết và phóng sự tường thuật từ ngôi thứ nhất.[3] Tuy đều được coi là bậc thầy của trường phái hiện thực, cả hai nhà văn lại cũng thành công với thử nghiệm hư cấu phi hiện thực: Orwell nổi tiếng với tác phẩm ngụ ngôn chính trị Trại súc vật; còn Vũ Trọng Phụng với thiên truyện hài Số đỏ. Hơn nữa, tuy xuất thân rất khác biệt, cả hai nhà văn đều thấy trước được những vấn đề chính trị cấp bách và gây chia rẽ nhất trong thời đại họ sống. Trong một nghiên cứu gần đây, cây bút quá cố Christopher Hitchens ca ngợi Orwell chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa phát-xít ngay trong thời điểm mà công luận toàn cầu về các dự án cưỡng bức mang tính hiện đại chủ nghĩa cao này còn đang lẫn lộn một cách đáng sợ.[4] Là “dân bản địa” của Đông Dương thuộc Pháp, việc Vũ Trọng Phụng chống chủ nghĩa thực dân là điều dễ hiểu, nhưng ông cũng chống lại chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật và chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và Việt Nam. Cả hai nhà văn đều khinh ghét chủ nghĩa tư bản vô độ, một tình cảm giúp giải thích thiên hướng thân chủ nghĩa xã hội của Orwell và xu hướng thân phe Tả phi cộng sản của Vũ Trọng Phụng.  Tuy nhiên, cũng có khác biệt giữa hai người. Orwell với vị thế nổi tiếng là một người Anh “thuộc tầng lớp trung lưu bậc dưới” trong thời kỳ Anh bá chủ toàn cầu đã khiến ông có được điểm ưu thế để từ đó sáng tác và hình thành ý kiến. Vũ Trọng Phụng cũng phát triển tài năng và quan điểm sắc sảo tương tự như Orwell, nhưng từ vị thế một người dân thuộc địa, nghiện thuốc phiện, được hưởng nền giáo dục nửa vời, thuộc tầng lớp thấp, không hề được đi đây đi đó, và sống ở một vùng xa xôi hẻo lánh trong đế chế hạng hai của Pháp. Nét tương phản này, cùng với việc tiếng Anh không ngừng phát triển thành ngôn ngữ toàn cầu, giúp giải thích khoảng cách giữa danh tiếng lớn khắp thế giới của Orwell và việc Vũ Trọng Phụng không mấy được biết đến bên ngoài biên giới Việt Nam.

25/12/13

NGỌC ĐỨC ĐẠI TƯỚNG QUÂN - Một bài thơ hay về Đại tướng Tổng Tư lệnh kính yêu



BÙI VĂN BỒNG

*       *       *
Dưới bóng rừng Trần Hưng Đạo 
34 chiến sĩ
              không nhiều …
                     con số đầu khởi tiến
                            3,4,5, …liên tục tiếp nối
Bởi thêm người thứ hai là thêm sức mạnh
Võ Nguyên Giáp đứng trước hàng quân…mỏng manh ấy
Nhưng trong tim bỗng thức dậy
Một niềm tin
Gió Nguyên Bình bụi bay chiều nắng đỏ
Mây Cao Bằng vương quyện bóng đoàn quân

Chẳng bao lâu đã Phai Khắt - Nà Ngần
Rồi Việt Bắc, Thu - Đông,  Hà-Nam – Ninh, Tây Bắc
“Từ nhân dân mà ra
Vì nhân dân chiến đấu”
Lời Tư lệnh như đèn pha rọi chiếu
Sáng lòng  mỗi chiến binh…
Tiền, gạo của dân, súng đạn cũng nhờ dân
Đến  mỗi bản làng nhặt nhạnh tiền quyên góp
Dựa sức dân xây căn cứ lâu bền
Đâu dễ quên những "đồng tiền kháng chiến”
Chắt chiu từ xương máu đồng bào
Từ mồ hôi chát mặn khát khao
Từ nước mắt cay nồng bom lửa
Đoàn quân lớn lên từ không đến có                                 
Từ nhỏ nhoi thành cao lớn phi thường
Cũng nhờ mỗi củ khoai hạt lúa
Nhờ hòn than giấu lửa suốt mùa mưa…
Dấu chân đại đoàn qua bao mùa chiến dịch
Đến Điện Biên
Bừng khí thế hào hùng
Dẫu kéo pháo vào – kéo pháo ra…
Dù “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Dù “máu trộn bùn non…
“Lững lấy Điện Biên chấn động địa cầu”.
Không ngẫu nhiên Đại tướng đặt tên con: Võ Điện Biên.
Đại tướng quân
Chí trung kiên
Lòng trong sáng
Trí mẫn cảm
Mưu lược vô song
Văn võ toàn tài
Tim vẫn hồng giữa thói đời đen bạc
Lòng vẫn trong giữa ngầu đục gian tham
Chữ Tâm làm đầu, Kiên và Nhẫn
Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín - Dũng
Sáu Ngọc Đức trong một người
Đến cuối đời vẫn sáng nụ cười Đại tướng
Rạng rỡ đến muôn đời sau
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.



Hồn gì ?


Hà Hiển
Một buổi sáng, tỉnh giấc ông bố Việt (sống tại Australia) nhận được hai tin nhắn của con gái đang học trung học viết bằng tiếng Anh: ‘Hôm nay là sinh nhật con, con mời 15 bạn đến dự’ và ‘7h tối, xin bố mẹ hãy ra khỏi nhà’.
“Liệu bạn có thể chịu đựng nổi một đứa con như vậy không?”
Mình đưa ra tình huống và câu hỏi trên, được copy nguyên văn từ một bài báo trên VnExpress, để hỏi Mica, thằng “dê tây” nhà mình (chồng của đứa cháu gái) thì nó bảo “đứa con gái đó là loại không được giáo dục đầy đủ”
“Loại không được giáo dục đầy đủ” nghĩa là “loại thiếu giáo dục”, người Việt nói ngắn gọn là  “đồ mất dạy”.
Khi một “thằng Tây” chính hiệu như Mica nói đó là “đồ mất dạy” thì liệu có thể tin rằng cái sự “mất dạy” đó là đặc trưng của bọn Tây?
Thế nhưng, cũng theo bài báo trên, có cái tên là “Gia đình Việt khó níu giữ văn hóa dân tộc khi có yếu tố ngoại” thì “đứa con đuổi bố mẹ ra khỏi nhà để tổ chức sinh nhật” ấy là con của một gia đình Việt Nam đang làm việc và sinh sống tại Sidney (Australia) và nó “được hưởng toàn bộ nền giáo dục của nước sở tại” từ khi mới vài ba tuổi. Và tình huống này được bà Tôn Nữ Thị Ninh dẫn ra như một ví dụ tiêu biểu về một trường hợp người Việt đã không còn giữ  được cái “truyền thống văn hóa dân tộc” mà bà gọi là “hồn Việt”  khi sống ở nước ngoài.

NỘI XÂM VĂN HÓA


Bài đã đăng trên TuanVietNam
Trên diễn đàn “Nhận diện về chủ nghĩa xâm lăng mới” do VietNamNet tổ chức gần đây, nhà báo Hữu Thọ nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc và đề cập đến nguy cơ “xâm lăng” văn hóa từ bên ngoài, trong đó ông bày tỏ sự lo lắng về sự xuống cấp của văn hóa và sự sùng ngoại…
Để làm tốt việc này, cũng trên diễn đàn này, nhà báo Hữu Thọ nhấn mạnh đến việc phải coi trọng giữ gìn tốt các công trình văn hóa. Ông cũng đưa ra những thí dụ khá thú vị về việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc khỏi sự “xâm lăng” về văn hóa từ bên ngoài bằng câu chuyện về người Mexico đã giữ gìn nền “văn hóa hoa quả” hay người Pháp đả bảo vệ nền “văn hóa rượu vang” của họ như thế nào trước nguy cơ “xâm lăng” của đồ uống Coca- Cola đến từ nước Mỹ.
Nhưng khái niệm văn hóa không chỉ bao gồm các công trình văn hóa cụ thể, các di tích thắng cảnh hay những làn điệu dân ca nổi tiếng, hoặc những món ăn, thức uống đặc sắc mà chúng ta có thể tự hào với thế giới về một nền ẩm thực “đậm đà bản sắc” Việt Nam. Nếu khái niệm văn hóa không chỉ là như vậy mà còn là sự ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường, là ý thức trách nhiệm của cả hệ thống, là ý thức cộng đồng thì tôi lại thấy vấn đề “nội xâm văn hóa” có vẻ đã rất nghiêm trọng trong xã hội ta hiện nay. Và khi xét văn hóa theo nghĩa rộng như thế thì trong nhiều trường hợp,sự “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài thậm chí lại rất cần được khuyến khích vì nó mang ý nghĩa tích cực góp phần tác động để từng bước đẩy lui họa “nội xâm” này.

23/12/13

Tại sao những con tuần lộc của ông già Noel biết bay ?


Câu chuyện về ông già Noel và những con tuần lộc biết bay có thể liên quan đến một loại nấm gây ảo giác hay còn gọi
“Ông già Noel là bản sao thời hiện đại của một pháp sư, người thường sử dụng các loài cây cỏ có khả nằng làm thay đổi nhận thức để nói chuyện với thế giới tâm linh”, John Rush, nhà nhân chủng học và giảng viên trường Cao đẳng Sierra ở Rocklin, California cho biết.
Theo giả định, huyền thoại về ông già Noel bắt nguồn từ nhóm pháp sư ở vùng Siberia và Bắc Cực với những lần ghé thăm nhà người dân địa phương vào cuối tháng 12 cùng cái túi đầy nấm ảo giác như một món quà.
“Vài trăm năm trước, những vị pháp sư, thầy tu thường thu thập Amanita muscaria (loài nấm độc Basidiomycete thuộc chi Amanita, nổi tiếng với tính chất gây ảo giác của nó, với thành phần là các hợp chất muscimol), sấy khô chúng và dùng làm quà tặng vào tiết đông chí”, Rush nói.
“Bởi vì vào thời gian này tuyết thường rơi rất nhiều, chặn hết lối cửa chính cho nên họ phải vào nhà từ lối dự phòng trên mái, câu chuyện về chiếc ống khói cũng bắt nguồn từ đó”.
Nhưng theo một số nhà sử học, tâm lý học và chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nấm từng xuất hiện trong xã hội loài người, đó chỉ là sự khởi đầu của các kết nối biểu tượng giữa nấm Amanita muscaria và Giáng sinh. Tất nhiên, không phải ai cũng đều đồng ý rằng câu chuyện về ông già Noel được gắn với một thứ ảo giác.
Trong cuốn sách “Mushrooms and Mankind” (2003), tác giả James Arthur chỉ ra rằng Amanita muscaria là loài bản địa ở khắp các vùng ôn đới và phương bắc của Bắc bán cầu, sống dưới tán cây lá kim và cây bạch dương dưới dạng sinh vật cộng sinh, có màu đỏ điểm đốm trắng.
Điều này phần nào giải thích cho sự có mặt của cây thông với các món quà màu đỏ và trắng bên dưới gốc trong ngày Giáng sinh. Hơn nữa, tuần lộc là loài phổ biến ở Siberia. Donald Pfister, một nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về nấm tại Đại học Harvard, cho biết việc sử dụng loại nấm gây ảo giác này khiến bộ lạc Siberia nghĩ rằng tuần lộc có thể bay.
Cũng trong cuốn sách này, Arthur đã viết xe trượt tuyết và tuần lộc của ông già Noel là những hình tượng liên quan đến thần thoại Bắc Âu. Ví dụ, thần Thor đã bay trên một chiếc xe có hai con dê. Trong các câu chuyện kể thời hiện đại, hình ảnh này biến thành những con tuần lộc của ông già Noel, trong đó con tuần lộc với cái mũi giống như một cây nấm màu đỏ làm nhiệm vụ dẫn đường cho các con khác.
Tuy nhiên, có không ít sử gia khác lại không đồng tình với sự kết nối giữa ông già Noel và pháp sư hay nấm ma thuật, bao gồm Stephen Nissenbaum, tác giả của cuốn sách về nguồn gốc những tập tục trong ngày Giáng sinh, và Penne Restad, đến từ trường Đại học Texas.
Họ nói rằng giả thuyết “nấm - ông già Noel” là không có cơ sở. “Nếu bạn nhìn vào bằng chứng của Saman giáo ở Siberia, bạn sẽ thấy rằng pháp sư không đi lại bằng xe trượt tuyết, càng không dính dáng gì đến những con tuần lộc, rất hiếm khi sử dụng nấm để thôi miên, cũng không có quần áo màu đỏ và trắng”.

Theo Báo Đất Việt


40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ CÔNG GIÁO



Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa


NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI