20/9/15

CẦN LẮNG NGHE CÁC Ý KIẾN PHẢN BIỆN


Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
1. Về đường lối
Chúng ta đã có những đường lối chính xác của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 Khoá XI, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9-6-2014 của Chính Phủ , Nghị quyết số 678/NQ-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 40/2000 ngày 9-12-2000 của Quốc hội liên quan đến công cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các Nghị quyết này đã đề ra những mục tiêu khá cụ thê nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính liên thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng tiếp thu của học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh, bồi đưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2. Chúng ta đang sống trong một Thế giới phẳng 
Hơn thế nữa tác giả của cuốn Thế giới phẳng nổi tiếng Thomas Friesman gần đây đã thấy không còn đúng nữa và ông đã viết cuốn sách mới –Thế giới nhanh. Rất tiếc chưa có bản dịch ở Việt Nam. Chúng ta ngồi đây nhưng có thể biết tình hình giáo dục của thế giới và của nhiều nước đang phát triển ra sao. Tất nhiên mỗi nước có hoàn cảnh khác nhau, nhưng đừng có quá nhấn mạnh đến sự khác biệt của tình hình nước ta để đi đến tình trạng mà như giáo sư Hoàng Tuỵ phải kêu lên là đến mức là dị dạng (!).