27/11/14

HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Theo Wikipedia
Ngày 1 tháng 6 năm 1968 được chọn là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty - NPT hoặc NNPT). Hiệp ước này được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân.
Đại đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia hiệp ước. Tuy nhiên, hai trong số bảy cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang có vũ khí hạt nhân không chịu phê chuẩn hiệp ước. Ireland là quốc gia soạn thảo hiệp ước, cònPhần Lan là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp ước. Ngày11 tháng 5 năm 1995, tại Thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng hiệp ước không giới hạn và không điều kiện.
Hiệp ước thường được tóm tắt thành ba Nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.
Chiếu theo hiệp ước, có năm quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân: Pháp (ký năm 1992), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992), Liên Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang Nga), Anh (1968) và Hoa Kỳ (1968). Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm nước này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.
Năm quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụng chúng để chống lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc tấn công qui ước có liên minh với quốc gia có VKHN. Tuy vậy, những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như Hoa Kỳ từng ra chỉ dấu rằng nước này có thể sử dụng VKHN để đáp trả một cuộc tấn công phi qui ước bởi các "nước lưu manh" (rogue state). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Geoff Hoon, công khai nói đến khả năng sử dụng VKHN nhằm đáp trả các cuộc tấn công không qui ước bởi các "nước lưu manh". Tháng 1 năm 2006, Tổng thống Pháp,Jacques Chirac, ngụ ý rằng các cuộc tấn công khủng bố được những quốc gia khác bảo trợ, nếu xảy ra trên đất Pháp, có thể dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa bằng VKHN cỡ nhỏ nhắm vào những trung tâm của các "nước lưu manh".

21/11/14

TÌM HIỂU KINH KORAN

 Charlie Nguyễn

Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Arabic của kinh Koran là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Koran không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu (poetic rhymed prose) rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục ở nơi hoang dã. Chính vì vậy mà kinh Koran đã mau chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ả Rập (lớn gấp 8 lần Việt Nam).
Về phương diện tâm linh, kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa là họ đã thờ Allah từ 27 thế kỷ trước khi có Muhammad và đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với văn hóa Do Thái, người Ả Rập đã rất quen thuộc với các nhân vật của kinh Thánh Cựu Ước. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, người Ả Rập tiếp xúc với những người Ki Tô Giáo thuộc đế quốc Byzantine rộng lớn và từ những nước lân bang như Syria, Ai Cập và Ethiopia... Mặc dù rất ít người Ả Rập lúc đó theo Ki Tô Giáo nhưng cũng không cảm thấy xa lạ với Jesus và Gioan Baotixita.
Đọc kinh Koran, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Ki Tô được Muhammad thường xuyên nhắc tới. Kinh Koran là một tổng hợp những kiến thức tôn giáo đã tiềm tàng sẵn trong đại khối các dân tộc Ả Rập. Sự tổng hợp đó được gọi là Islam, có nghĩa là sự tuân phục tuyệt đối vào Thiên Chúa. (Islam means the absolute submission to God). Người Trung Quốc phiên âm "Islam" thành "Hui" (Hồi) và gọi đạo này là "Hui-jao" tức Hồi Giáo. Kinh Koran trở thành Thánh Kinh (The Holy Book) hoặc sách Mặc Khải (Book of Revelation) của Hồi Giáo.
Đáng lẽ ra đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa thì phải có chung một Kinh Thánh duy nhất mới phải. Trong thực tế, mỗi đạo đều có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của mình mới là chân lý tuyệt đối. Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của mình là những "sách Mặc Khải".
- Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen (Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai.
- Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.

Lịch sử phát triển của vũ khí hạt nhân

Theo Nghiên cứu lịch sử
http://nghiencuulichsu.com/2014/11/13/lich-su-phat-trien-cua-vu-khi-hat-nhan/
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày nay, năng lượng hạt nhân là một khái niệm không còn quá xa lạ với mỗi người. Cùng với năng lượng nhiệt hạch, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,… đây được dự đoán sẽ là một nguồn năng lượng hiệu suất cao của tương lai nhằm thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế lượng khí thải nhà kính, giảm lượng khói bụi,… Trong lịch sử phát triển, năng lượng hạt nhân có nhiều ứng dụng đa dạng, từ sản xuất năng lượng, chế tạo vũ khí thậm chí là phục vụ cho các nghiên cứu khoa học khác. Bây giờ hãy cùng quay trở lại năm 1789 cùng với nhà hóa học người Đức, Martin Klaproth…
Phát hiện ra các nguyên tử uranium ngoài tự nhiên
Uranium được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức, Martin Klaproth và được đặt tên dựa theo tên sao Thiên Vương (Uranus).
Bức xạ ion được phát hiện vào năm 1895 bởi Wilhelm Rontgen trong thí nghiệm cho một dòng điện chạy qua một ống chân không thủy tinh và tạo nên các tia X liên tục. Tiếp theo vào năm 1896, Henri Becquerel phát hiện ra rằng quặng pecblen (một loại quặng khoáng sản chứa radium và uranium) có khả năng làm tối kính ảnh. Ông đã nghiên cứu hiện tượng trên và chứng minh được rằng đó là do bức xạ beta (electron) và các hạt alpha (hạt nhân Heli) được phát xạ ra.
Sau đó, nhà vật lý người Pháp Paul Villard đã phát hiện thêm 1 dạng bức xạ thứ 3 của quặng pecblen: tia gamma, loại tia tương tự như tia X. Năm 1896, Pierre và Marie Curie đã đặt tên “phóng xạ” (radioactivity) để diễn tả cho hiện tượng này. 2 năm sau đó vào năm 1898, họ đã tách được Polonium và radium từ quặng pecblen. Năm 1898, Samuel Prescott đã phát hiện ra các bức xạ có thể tiêu hủy vi khuẩn trong thực phẩm.
Vào năm 1902, nhà vật lý học người New Zealand, Ernest Rutherford (1871-1937) đã chứng minh được rằng phóng xạ là một sự kiện tự phát, các hạt alpha hoặc beta phát xạ ra từ hạt nhân có thể tạo ra nhiều nguyên tố khác nhau. Ông (cùng với Soddy) đã đưa ra thuyết phân rã phóng xạ và chứng minh sự tạo thành heli trong quá trình phóng xạ. Ông được coi là “cha đẻ” của vật lý hạt nhân khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử và đặt cơ sở cho các học thuyết hiện đại về cấu tạo nguyên tử sau này. Từ năm 1919, ông làm việc tại Cambridge. Tại đây, ông đã thực hiện thành công thí nghiệm bắn một hạt alpha vào phân tử nito. Ông nhận thấy rằng hạt nhân Nito có sự sắp xếp lại và biến thành Oxy.

TRUNG QUỐC TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH

Theo Hoang Huu Phuoc, MIB
Có lẽ Sấm Trạng Trình là tác phẩm duy nhất thường được nhiều người Việt nhắc đến như một tiêu biểu đặc trưng Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong khi lẽ ra Cảm Hứng ThiKhuê TìnhHạ Cảnh, và Ngụ Hứng mới là những kiệt tác đáng được đọc hơn; và nhiều Việt Kiều chống Cộng lạm dụng một cách mông muội để giải thích hùng hồn này nọ rồi chờ đợi mõi mòn đến bạc đầu từ kỷ này đến kỷ khác (mỗi 12 năm) sự sụp đổ của Cộng sản Việt Nam dựa trên đoạn sấm:  
…Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình …
Thậm chí có kẻ còn sử dụng chiêu thức vừa ăn cướp vừa la làng để tự nhận mình là “anh hùng” có ngày được Phật Vương hô biến tiêu diệt Ma Vương (tức Cộng Sản) để “anh hùng” quay về Việt Nam vẻ vang vào cái năm Thân Dậu ấy, cứ như thể buôn lậu ma túy đã đời với trò lính kiểng lính ma rồi vứt bỏ vũ khí chạy tán loạn khỏi Việt Nam nhưng vì là “Cộng Hòa” nên đương nhiên tốt đẹp và Sấm Trạng Trình phán Phật Vương sẽ vì các “anh hùng” mà làm Việt Nam sụp đổ chết như rạ để các “anh hùng” lũ lượt kéo về xây dựng đất nước làm chỗ buôn lậu ma túy tiếp vậy.
Điều tôi nhận xét về Sấm Trạng Trình là:
- Đối với bản in: Không rõ vì sao các bản in tôi tìm thấy được đều kỳ dị, đọc như mớ hổ lốn vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta trong suốt 485 dòng sấm, không thể tin đó là từ thần bút của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoặc nếu nguyên tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự tuyệt hảo về văn chương hàn lâm thi phú thì bản dịch cho tác phẩm mang tên Sấm Trạng Trình đã hàng trăm năm nay không là công trình nghiêm túc của người dịch có học thức.
- Đối với người đọc: Không rõ vì sao người Việt của rất nhiều thế hệ của rất nhiều thế kỷ đều sẻ chia chung một ý nghĩ rằng những từ Hán Việt hiếm hoi trong bản dịch vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta là nói về các năm, như: năm Rồng (Long), năm Rắn (Xà), năm Ngựa (Mã), năm Dê (Dương), năm Khỉ (Thân), năm Gà (Dậu), v.v., để rồi bị hố liên tục, chờ tiếp chu kỳ một kỷ tức 12 năm tiếp theo, hy vọng “ngày ấy” sẽ đến.
Tôi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không “huỵch toẹt” gì cả trong những lời tiên đoán hay sấm truyền của ông. Thí dụ rõ nhất là đối với giai thoại về “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” tôi lại thấy nêu bật những ba điều gồm (a) câu cú cực chuẩn, văn vẻ, văn chương hàn lâm, chứ không hỗn độn như bản dịch Sấm, (b) ngụ ý xa vời để không phạm tội tiết lộ thiên cơ, và (c) không hề “bói” rằng triều đại nhà ấy chỉ cần vào ấy là tồn tại hàng vạn đời mà rõ ràng là ông chỉ khẳng định rằng đất nước ta tồn tại muôn đời sau khi trãi rộng Nam Tiến vượt Hoành Sơn, chứ tầm cỡ như ông không thể làm kẻ vẽ đường cho một triều đại nào cả.
Dựa vào những nhận xét trên, tôi thấy kiểu diễn giải bám vào ý sơ đẳng (dịch từng chữ một) để nói Cuối Năm Rồng, Đầu Năm Rắn Có Chiến Tranh (Long Vĩ Xà Đầu Khởi Chiến Tranh) là không sâu sắc vì tầm cỡ của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ cần dùng một trong hai, tức hoặc Long Vĩ, hoặc Xà Đầu, chứ không dùng cả hai, nếu thực sự ám chỉ năm Rồng hay năm Rắn, vì cuối năm rồng tức là…đầu năm rắn rồi, nếu dùng cả hai hóa ra “nhà thơ” bị bí từ ngữ hay sao! Ngoài ra, hầu như ai cũng diễn sai rằng “Đầu Năm Ngựa, Cuối Năm Dê” khi nói về “Mã Đề, Dương Cước” vì Đề là Móng, thì sao lại nói cứ như thể chỉ có chân trước của ngựa là có đóng móng để cho đó là “đầu năm”; và “cước” là chân, cớ sao lại cho rằng dê chỉ có chân sau để nói đến chuyện “cuối năm”?
Do đó, đoạn