21/11/14

TRUNG QUỐC TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH

Theo Hoang Huu Phuoc, MIB
Có lẽ Sấm Trạng Trình là tác phẩm duy nhất thường được nhiều người Việt nhắc đến như một tiêu biểu đặc trưng Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong khi lẽ ra Cảm Hứng ThiKhuê TìnhHạ Cảnh, và Ngụ Hứng mới là những kiệt tác đáng được đọc hơn; và nhiều Việt Kiều chống Cộng lạm dụng một cách mông muội để giải thích hùng hồn này nọ rồi chờ đợi mõi mòn đến bạc đầu từ kỷ này đến kỷ khác (mỗi 12 năm) sự sụp đổ của Cộng sản Việt Nam dựa trên đoạn sấm:  
…Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình …
Thậm chí có kẻ còn sử dụng chiêu thức vừa ăn cướp vừa la làng để tự nhận mình là “anh hùng” có ngày được Phật Vương hô biến tiêu diệt Ma Vương (tức Cộng Sản) để “anh hùng” quay về Việt Nam vẻ vang vào cái năm Thân Dậu ấy, cứ như thể buôn lậu ma túy đã đời với trò lính kiểng lính ma rồi vứt bỏ vũ khí chạy tán loạn khỏi Việt Nam nhưng vì là “Cộng Hòa” nên đương nhiên tốt đẹp và Sấm Trạng Trình phán Phật Vương sẽ vì các “anh hùng” mà làm Việt Nam sụp đổ chết như rạ để các “anh hùng” lũ lượt kéo về xây dựng đất nước làm chỗ buôn lậu ma túy tiếp vậy.
Điều tôi nhận xét về Sấm Trạng Trình là:
- Đối với bản in: Không rõ vì sao các bản in tôi tìm thấy được đều kỳ dị, đọc như mớ hổ lốn vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta trong suốt 485 dòng sấm, không thể tin đó là từ thần bút của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoặc nếu nguyên tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự tuyệt hảo về văn chương hàn lâm thi phú thì bản dịch cho tác phẩm mang tên Sấm Trạng Trình đã hàng trăm năm nay không là công trình nghiêm túc của người dịch có học thức.
- Đối với người đọc: Không rõ vì sao người Việt của rất nhiều thế hệ của rất nhiều thế kỷ đều sẻ chia chung một ý nghĩ rằng những từ Hán Việt hiếm hoi trong bản dịch vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta là nói về các năm, như: năm Rồng (Long), năm Rắn (Xà), năm Ngựa (Mã), năm Dê (Dương), năm Khỉ (Thân), năm Gà (Dậu), v.v., để rồi bị hố liên tục, chờ tiếp chu kỳ một kỷ tức 12 năm tiếp theo, hy vọng “ngày ấy” sẽ đến.
Tôi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không “huỵch toẹt” gì cả trong những lời tiên đoán hay sấm truyền của ông. Thí dụ rõ nhất là đối với giai thoại về “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” tôi lại thấy nêu bật những ba điều gồm (a) câu cú cực chuẩn, văn vẻ, văn chương hàn lâm, chứ không hỗn độn như bản dịch Sấm, (b) ngụ ý xa vời để không phạm tội tiết lộ thiên cơ, và (c) không hề “bói” rằng triều đại nhà ấy chỉ cần vào ấy là tồn tại hàng vạn đời mà rõ ràng là ông chỉ khẳng định rằng đất nước ta tồn tại muôn đời sau khi trãi rộng Nam Tiến vượt Hoành Sơn, chứ tầm cỡ như ông không thể làm kẻ vẽ đường cho một triều đại nào cả.
Dựa vào những nhận xét trên, tôi thấy kiểu diễn giải bám vào ý sơ đẳng (dịch từng chữ một) để nói Cuối Năm Rồng, Đầu Năm Rắn Có Chiến Tranh (Long Vĩ Xà Đầu Khởi Chiến Tranh) là không sâu sắc vì tầm cỡ của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ cần dùng một trong hai, tức hoặc Long Vĩ, hoặc Xà Đầu, chứ không dùng cả hai, nếu thực sự ám chỉ năm Rồng hay năm Rắn, vì cuối năm rồng tức là…đầu năm rắn rồi, nếu dùng cả hai hóa ra “nhà thơ” bị bí từ ngữ hay sao! Ngoài ra, hầu như ai cũng diễn sai rằng “Đầu Năm Ngựa, Cuối Năm Dê” khi nói về “Mã Đề, Dương Cước” vì Đề là Móng, thì sao lại nói cứ như thể chỉ có chân trước của ngựa là có đóng móng để cho đó là “đầu năm”; và “cước” là chân, cớ sao lại cho rằng dê chỉ có chân sau để nói đến chuyện “cuối năm”?
Do đó, đoạn

…Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình …
cần được hiểu như sau:
… Cái con quái thú đầu rắn đuôi rồng quậy phá
Khiến nơi nơi bất ổn vì phải dồn sức chống ngăn
Song, nếu ngựa mà xưng hùng xưng bá xuất chiêu đạp dê, sẽ bị dê đá bại
Dân ta cứ như chú gà nhỏ bé nhưng sẽ đường bệ gáy vang khi thấy rực sáng ánh dương
Diễn nghĩa thêm, có khi ta nghiệm được lời dặn sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:
“Hỡi con dân nước Việt, đừng sợ bất kỳ bọn siêu cường nào vỗ ngực xưng rồng (Thiên Tử) vì chúng chỉ giỏi hù dọa thôi do đuôi thì tuy giống rồng thật đấy, chứ bản mặt thì nhỏ xíu như mặt rắn nước; nếu chúng xưng hùng xưng bá tự cho mình đẹp đẽ như ngựa chiến lớn đùi to chân dài chà đạp chúng ta thì nước ta tuy nhỏ yếu như dê cũng sẽ tiêu diệt được chúng; và nước ta vẫn cứ thế: bản thân tuy nhỏ nhưng đẹp, đủ lông đủ cánh mà gáy vang vì muôn đời ánh sáng luôn chiếu rọi trên đất nước chúng ta”.
Do chỉ có Trung Quốc hay xưng mình là Thiên Tử, là rồng, nên ắt là đối tượng được ám chỉ trong Sấm Trạng Trình. Như vậy, Trung Quốc đang là con quái vật mặt rắn bẹp lưỡi dài chẻ nhánh, có đuôi mọc gai giống đuôi rồng, chẳng khác gì hàng không mẫu hạm rĩ sét Varyag được phủ bằng lớp sơn cực đẹp chứa độc tố kẽm (còn sót lại sau sự thất bại sản xuất đồ chơi búp bê bán qua Mỹ) biến thành Thi Lang, chở vài chục chiến đấu cơ tàng hình Chengdu J-20 mà khoe là sẽ cho Raptor F-22 của Mỹ và Sukhoi PAK FA T-50 của Nga ngửi khói xịt phía sau để biết thế nào là lễ độ với mùi Trung Quốc, được lái bởi bọn “giặc lái” hậu duệ bọn thảo khấu Lương Sơn Bạc chuyên gia bán bánh bao nhân thịt người (tức bọn cướp cạn lúc nào cũng tự xưng “anh hùng”), từ nhỏ được nuôi bằng sữa bột có pha melamine hiệu Sanlu. Nói tóm lại, cái con quái thú mình giun, đuôi rồng (long vĩ), đầu rắn (xà đầu) có tên Trung Quốc nếu tấn công Việt Nam (hình cong chữ S giống mình chú gà ngồi nghểnh cổ – tức là mình gà, còn gọi là thân gà, nếu toàn Hán Việt thành … Thân Dậu) sẽ bị Việt Nam đánh cho đại bại, hết kiếp xưng bá (bá chủ Biển Đông) xưng hùng (Anh Hùng…Xạ Điêu).
Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, nói: “Nếu chiến tranh xảy ra, không bên nào chiến thắng.” Đó là ngôn phong vị tướng lĩnh làm công tác đối ngoại lịch lãm với báo giới.
Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trình Tuyền Hầu nhà Mạc, để lại cho con dân anh dũng của nước Việt hào hùng một lời trấn an, đúng mực bậc tài hoa “thiên cơ bất khả lậu” gởi gắm trong câu sấm một khẳng định tuyệt vời: Nếu chiến tranh xảy ra, chỉ có Việt Nam chiến thắng. Đó là ngôn phong nhà giáo thiên tài nho nhã đối nội lịch lãm với hậu thế.
Công dân Hoàng Hữu Phước do tin rằng mình nghiệm ra và giải mã được lời trấn an của Trạng, nên trong đêm khuya thanh vắng ở Thủ Đô nghe tiếng gió rít mưa sa của cơn bão số 3, viết rằng: Mã đề dương cước anh hùng tận = Ngựa mà đạp Dê sẽ bị Dê đá trả khiến“anh hùng Lương Sơn Bạc”bị diệt vong = China Delenda Est = Sinās Delenda Est = Trung Quốc Phải Bị Tiêu Diệt! Đó là ngôn phong người học trò bình dân mon men văn luyện võ ôn, tập tành ráp nối dăm ba chữ Latinh và Hán Việt sơ đẳng khi đối thoại với trần nhà. (Kính mong các tu sĩ chủng viện và các bậc túc nho rộng lòng chỉ giáo.)


1 nhận xét: