14/8/15

GÓP MỘT TIẾNG NÓI VỀ GIÁO DỤC


(Bài sưu tầm rất đáng xem, nhận từ trang của Đạo diễn NSND Trần Văn Thủy)

Nói chung một nền giáo dục mà lại phi giáo dục sẽ tạo ra những con người không có đam mê, nhiệt huyết, cùng với những tiêu cực của xã hội, họ sẽ chỉ lao động một cách chống đối và cầm chừng, tình trạng đó ở tầm vĩ mô đã kéo tụt sự phát triển của cả quốc gia. Có người sẽ nghĩ tôi đang nghiêm trọng hóa vấn đề, không hề, Việt Nam đang là nước có năng suất lao động thấp nhất châu Á.
Quý vị đã từng nghe về người bố 10 năm sống trong ống cống để nuôi con ăn học chưa?
Tôi xin tóm lược lại 4 yêu sách mà chúng ta cần đòi hỏi chính quyền thực hiện ngay:



Từ lâu tôi đã muốn góp một tiếng nói về giáo dục Việt Nam nhưng chưa có thời gian tìm hiểu cụ thể. Gần đây trước nhiều sự việc gây tranh cãi như nạn bạo lực học đường ngày càng ra tăng, mức độ ghê gớm cũng ngày càng cao hơn; 1 nữ sinh viên trường y tự tử vì không được học ngành mong muốn; 2 bố con ôm nhau khóc vì cậu con trai bị đình chỉ thi bởi một cuộc điện thoại khi đang trong phòng thi, cuộc gọi lại chính từ người bố đang mong mỏi bên ngoài; hay các bạn sinh viên tình nguyện lại trở thành giải phân cách sống dưới trời nắng trên 40 độ C trong kỳ thi Quốc gia vừa qua, khiến tôi quyết tâm viết bài này, xem chúng ta đang để con em mình làm nạn nhân của hệ thống giáo dục này như thế nào.
Để tiếp cận một một vấn đề hết sức khoa học, tôi lại muốn bắt đầu bằng cảm tính của mình. Khi còn trên ghế nhà trường, tôi luôn cảm thấy có rất nhiều điều bất ổn trong giáo dục, như việc học kiến thức dàn chải mà thiếu tính ứng dụng; Sử dụng một hệ thống đánh giá năng lực đơn điệu để cào bằng tất cả học sinh; Cho học sinh tập dượt trước khi có người dự giờ; đa số học sinh học hết phổ thông mà không biết mình thực sự giỏi cái gì, đam mê cái gì và nên thi đại học vào ngành gì; sau đó là hiện tượng mua điểm, đút tiền qua môn, học hộ, thi hộ…trong môi trường đại học và cuối cùng là ra trường lại thất nghiệp hoặc phần lớn làm trái ngành trái nghề; đổi mới và cải cách là những từ được nghe như cơm bữa mà mãi chẳng thấy khá khẩm hơn... những vấn đề đó tồn tại năm này qua năm khác.
Khi tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tôi đã bày tỏ những suy nghĩ đó và nhận được sự đồng cảm thất vọng về giáo dục Việt Nam từ họ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở nghi vấn, bởi chẳng có gì để so sánh, biết đâu chừng nó là điều tất yếu của cuộc sống, chẳng có gì là toàn mỹ, và chắc giáo dục ở đâu cũng vậy thôi. Khi có những phương tiện để tìm hiểu cũng như tiếp cận với những nền giáo dục khác, tôi đã biết tới những nền giáo dục, không chỉ những vấn nạn trên mà còn có những khía cạnh khác họ đã giải quyết hết sức hoàn thiện.

8/8/15

Biển Đông” Hay “Biển Nam Trung Hoa

Hoàng Hữu Phước, MIB

Nhân đọc bài Biển Đông Hay Biển Nam Trung Hoa của Ông La Quang Trí trên Emotino
Bài viết Biển Đông Hay Biển Nam Trung Hoa đầy bức xúc của Ông La Quang Trí đăng ngày 21-7 vừa qua trên Emotino khiến tôi rất quan tâm và có nhiều điều muốn viết.
Thủa nhỏ, tôi thấy các bản đồ của Việt Nam Cộng Hòa trong các chương trình học của tôi từ tiểu học đến trung học ở đất Sài Gòn đều ghi là Biển Nam Hải, xuất phát từ cái tên South China Sea trên Atlas thế giới. Thật ra thì đã là tên thì vô nghĩa, tức là vượt qua tất cả các diễn giải mà tự điển có thể chú thích cho mỗi một từ, như tôi đã nói đến trong một bài viết trước đây khi liên hệ đến quốc gia Ivory Coast tức Cote d’Ivoire mà Việt Nam đã hoàn toàn sai khi dịch ra Bờ Biển Ngà, chẳng khác nào gọi nhà tỷ phú Mỹ Knickerbocker là Ngài Quần Đùi hay Ông Tà Lỏn vậy. Thế nên mặc cho các nhà trí thức của đám thực dân ngày xưa có đặt tên biển nọ là Indian Ocean cho vùng biển bao la từ Ấn Độ đến bờ biển Tây Úc và nếu có gọi là Ấn Độ Dương thì cũng không có việc Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Indonesia, Úc, v.v, cùng mấy chục nước bờ phía Đông của lục địa Châu Phi sẽ bị Ấn Độ tuyên bố đường lưỡi khủng long chẳng hạn để chiếm đóng. Bọn chúng cũng đặt tên South China Sea cho vùng biển ta gọi là Biển Đông thì cũng chẳng sao, và ngay cả Philippines nếu sau này có thích gọi nó là Biển Tây vì nó ở phía Tây nước ấy cũng chẳng sao, vì South China Sea đã là tên gọi duy nhất từ xưa của giới xuất bản bản đồ.

7/8/15

Đặng Lê Nguyên Vũ và những phát ngôn ấn tượng


Theo Blog của Alan Phan
Có người bảo ông “cuồng ngôn”, ông có cảm thấy phiền lòng?
Đặng Lê Nguyên Vũ: (Cười). Tôi cũng xin nói với các bạn thế này, một con chim sẻ nó không thể hiểu một con đại bàng như thế nào hết, nguyên tắc con chim sẻ nó cứ mổ chốc chốc dưới đất, còn con đại bàng, bay ngược trên trời, cái nhìn của nó xa, rộng hơn nhiều. Tất nhiên, đại bàng cũng có lúc phải sống ở  vách đá cheo leo…
Ai nhận xét tôi cuồng ngôn? Quan điểm của tôi, khi tôi nói, tôi là số đông, còn người nghe là số ít, hiểu được bao nhiêu thì hiểu. Anh càng đi nhiều thì sẽ càng hiểu. Tôi đã gặp các giáo sư tên tuổi, lỗi lạc nhiều lắm rồi, anh phải tư duy với cách nhìn toàn cầu.
Chúng tôi không phải vĩ cuồng mà bạn phải nhìn nhiều và rộng hơn. Nhiều ông cứ bảo hôm nay, tôi sẽ lôi anh xuống nhưng tôi bảo: Ra đây, nói với tôi một buổi đi, nếu thuyết phục được tôi thì anh mới lôi được tôi xuống, còn không thì phải nghe chứ.
Mình nói họ không hiểu thì sẽ nghĩ mình vĩ cuồng, đại ngôn.
Cũng phải nói thêm rằng: Trỗi dậy đầu tiên của vật chất là trỗi dậy về tư tưởng, ngay cả trỗi dậy của quân sự, trỗi dậy của kinh tế thì hình thái đầu tiên cũng bắt đầu từ tư tưởng. Phải dám mơ, dám mộng thì mới thuyết phục được người khác và mới làm được những việc đại sự.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Người Việt có 4 điểm yếu “chí tử”:
Một là không có hoài bão, không có khát khao.
Điểm yếu thứ 2 là nô lệ về học thuật, về tư tưởng bên ngoài. Các tôn giáo, lý thuyết đều du nhập. Có thể nói, VN là nơi tiêu thụ văn hóa chứ không phải là nơi sản sinh ra văn hóa.
Thứ 3 là không có tính kế thừa. Triều đại khác lên lại kéo theo nhiều điều tồi tệ hơn trước, vật chất phát triển lên nhưng các cơ sở khác lại đổ nát.
Thứ 4 là khả năng thực thi vô cùng kém, tính thực tế, thiết thực làm cho đất nước hùng mạnh là không có.
Những sai lầm của cha ông phải khắc phục và Trung Nguyên muốn cổ động, nuôi dưỡng thêm 3 tinh thần xuyên thế hệ?
Thứ nhất là tinh thần chiến binh: Nếu thế lực khác vào là phải đè bẹp ngay, chứ không phải run lẩy bẩy như khi Starbucks vô chẳng hạn. Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu!
Thứ hai là tinh thần doanh nhân, tinh thần hiệp thương.
Muốn giàu thì ông nông dân cũng phải biết trồng quả cà chua bán ra Châu Âu, Châu Mỹ, chính trị cũng phải có tinh thần doanh nhân, thậm chí, văn hóa cũng phải có tinh thần doanh nhân. Đánh một bản nhạc phải biết phổ biến ra thế giới, vẽ một bức tranh phải biết kiếm ra bao nhiêu triệu đô la, chứ đừng coi mình là số 1, số 2 mà ra thế giới, không ai tiếp nhận.

Thứ ba là tinh thần độc lập, sáng tạo, đột phá. Có những quốc gia, họ coi sáng tạo là nguồn năng lượng sống của họ. Một ngày nếu tinh thần sáng tạo mất là dân tộc sẽ biến mất vì thù địch quá lớn, điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang rất lối mòn.

MỘT LÁ THƯ RẤT ĐÁNG ĐỌC

BÀI DỰ THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 44
Chủ đề : “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó”
(Tell us about the world you want to grow up in).

Cháu Nguyễn Vũ Huyền Anh, lớp 6C, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, thành phố Hải Dương,

Hải Dương, ngày 26/1/2015
Mẹ thương yêu!
Chuyến công tác này của mẹ thật lâu! Con đếm lùi từng ngày chờ mẹ về. Nhớ mẹ quá, nhớ mẹ quá, con nhớ mẹ quá cơ! Nhưng mẹ biết mà, nếu chỉ nhớ mẹ thôi thì con nhất định sẽ ôm cái điện thoại mà véo von với mẹ. Giờ con muốn viết thư kia, có nhiều hơn một lí do để con phải viết thư cho mẹ…
Mẹ ơi! Mẹ có nhớ Charlie, cô bạn người Pháp con quen được trong chuyến đi cùng mẹ năm ngoái không? Mùa hè năm trước, sống ở Pari tráng lệ - kinh đô ánh sáng, con được đến Khải Hoàn Môn, ngắm kiến trúc độc đáo của Đền thờ Trái tim cực thánh, thỏa sức mê man trong “ngôi nhà bảo tàng nghệ thuật hiện đại” - trung tâm Georges Pompidou, ngước nhìn tháp Eiffel – một công trình kiến trúc đã trở thành niềm tự hào của cả nhân loại, thăm lăng tẩm của Napoleon cùng những bảo tàng nổi tiếng nước Pháp, rồi đi dạo bên bờ sông Seins, nghe tiếng chuông nhà thờ Đức bà Pari đổ khi chiều xuống... Charlie là một hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ nhưng nhiệt tình hết chỗ nói, con vui lắm mẹ à. Với con, đó là chuyến đi ấn tượng nhất. Con thầm mơ ước được sống trong thế giới thiên đường đầy đủ ấy…

LỜI NGƯỜI CHA KHUYÊN CON

Sưu tầm
Hãy lắng nghe lời khuyên cảm động, chân thành từ đáy lòng một người cha dành tặng con mình với hy vọng con mình vượt qua mọi chông gai và hướng tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
- Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
- Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khuyên ấy.
- Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
- Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
- Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
- Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
- Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
- Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.
- Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
- Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
- Đừng khóc than, quỵ lụy, van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến. Có bầu trời, gió lộng thênh thang.
- Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
- Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.