29/11/13

Người Đức họ "thoáng" thật


Tạ Hữu Đỉnh
Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 6:51 AM
  
Bài báo: “Bộ óc tốt nhất sau Mác”, của Nguyễn Hải Hoành (Văn nghệ số 20, ngày 16/5/2009) viết: “Ngày 15/1/2009 vừa qua, tại Berlin, thủ đô nước Cộng hoà Liên bang Đức đã diễn ra trọng thể lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Rosa Luxembug và Karl Liebknecht, hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào công nhân Đức. Cuộc mít tinh năm nay có nhiều nhân vật đặc biệt như các ông: Lothar Biski, Chủ tịch đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ Đức (PDS), tiền thân là đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, Grego Gysy, nguyên là Chủ tịch và hiện là trưởng đoàn nghị sỹ Quốc hội Liên bang của đảng PDS, Egon Grenz, nguyên Tổng bí thư đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, Han Modow, nguyên Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng cuối cùng của nước Cộng hoà dân chủ Đức.
Đặc biệt hơn cả là sự có mặt lần đầu tiên của một số nhà chính trị cao cấp của Tây Đức: Ông La-fontaine, nghị sĩ Quốc hội nước Cộng hoà Liên bang Đức, cựu chủ tịch đảng Xã hội dân chủ Đức (SPN), đảng lớn nhất nước Đức trước kia và là đảng cầm quyền của Cộng hoà Liên bang Đức, dưới thời Thủ tướng Gerhard Sehroder…”.

"Ông thủy điện" xả lũ chuẩn, dân chết không đúng quy trình !?

Chân Tâm


Câu chuyện xả lũ ở các hồ thủy điện miền Trung trong đợt lũ vừa qua vẫn còn nóng vì có nhiều ý kiến tranh luận. Một bên đòi lôi "ông thủy điện" ra tòa, một bên bênh "ông thủy điện".
Một số đại biểu Quốc hội chưa đồng tình với kết luận từ phía Bộ Công Thương.
Các địa phương có dự án thủy điện đều báo cáo rằng đã xả lũ đúng quy trình. Phản biện gay gắt cho việc này là câu hỏi, vậy thì dân chết không đúng quy trình hay sao?
Cũng có nhiều ý kiến đề xuất lôi “ông thủy điện” ra tòa.
Nhưng mới đây, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội đồng tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM cho rằng thiếu cơ sở khoa học để kết tội thủy điện. Theo ông, hồ thủy điện không tự sinh ra nước mà nước là từ trời đổ xuống. Ông nói: “Lũ là lũ trời, thủy điện chỉ chứa nước để sản xuất điện và tham gia cắt lũ vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa hạn”.
Những phân tích của TS Nguyễn Bách Phúc khá thuyết phục, nước từ trời xuống, cho dù có hồ chứa thủy điện hay không thì lượng nước không thể thay đổi, và ông khẳng định:“ Nếu không có hệ thống thủy điện nhỏ ở miền Trung thì trận lũ vừa qua vẫn xảy ra và thiệt hại cũng như vậy thôi”.
Sẽ còn nhiều ý kiến phản biện các quan điểm của TS Nguyễn Bách Phúc. Tuy nhiên, cho dù lập luận và phân tích lũ tại trời, không do thủy điện của TS Phúc là đúng, thì cũng xin được đi tìm một nguyên nhân khác. Đó là, chính hàng chục dự án thủy điện góp phần không nhỏ vào nạn phá rừng, biến đổi tự nhiên, dẫn đến hệ lụy khi có nước “từ trời xuống”.

27/11/13

VỀ HAI "CÁI ẤY" VÀ "CHUYỆN ẤY" TRONG TỤC NGỮ, CA DAO


Mạc Thực Thái Doãn Chất

Mạc Thực Thái Doãn Chất là giáo viên văn, hưu trí ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ông là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên Hội VHNT Nghệ An. Ông viết nhiều thể loại và khá nổi tiếng với dòng thơ châm biếm. Tuy nhiên, ông cũng là người nghiên cứu về văn hóa dân gian, với cái nhìn rất tươi tắn, sâu sắc về nhiều vấn đề tưởng rất đời thường. 
Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa hai “cái ấy” và “chuyện ấy” đã hiện hữu trong văn chương bác học và văn chương bình dân, trong đó có ca dao, tục ngữ. Đó là đề tài muôn thưở, là thứ “vàng ròng” (Chữ dùng của nhà thơ Trần Hữu Thung), làm cho con người vui vẻ, khỏe khoắn, ham sống, ham chiến đấu và trẻ trung hơn. Nếu không có nó thì “ mặt trời sẽ tắt”! Và cuộc đời của mỗi con người sẽ giảm phần hứng thú, ý vị.
Trước hết nói về hai cái ấy. Thông thường thì “của ai nấy dùng”, thường đi riêng, nhưng cũng có khi C..và L..đi sóng đôi nhau như bóng với hình.

BỘ LẠC BAHNAR Ở KONTUM

Góp phần nghiên cứu xã hội miền núi ở Đông Dương của Griul Guilleminet
Tập XLV – 1952 (Tr. 393-548)

Thư viện TTKHXH – Ký hiệu 4º 111

                                                                                                    

LỜI NÓI ĐẦU


1. Sự giống nhau và khác nhau giữa các bộ lạc miền núi
Trên dãy Trường sơn về phía nam Đông Dương, từ hậu phương mới về phía bắc đến miền đồi Bà Rịa, sống khoảng 1.500.000 người miền núi, hợp thành 20 bộ lạc dân số rất chênh lệch nhau, người Việt gọi họ là “mọi”, người Lào gọi họ là “Khả”, người Campuchia gọi họ là “Mông”.
Tất cả những tộc người miền núi này chắc chắn có một nền…chung một thể chất bề ngoài giống nhau khi người ta đứng nhìn gần họ, y phục giống nhau, nhất là những tín ngưỡng cớ bản giống nhau và cách lý giải những tín ngưỡng và hành động theo những tín ngưỡng ấy cũng giống nhau.
Tuy vậy giữa nhiều bộ lạc hiện nay có sự phân biệt rõ rệt những lý do sau đây:
 Các bộ lạc có những tiến hóa khác nhau dưới ảnh hưởng của những cuộc xâm lược quân sự và những cuộc thẩm nhập hòa bình kế tiếp nhau xảy ra ở vùng Cao nguyên cho tới khi Pháp sang. Trong một số bộ lạc, tồn tại chế độ phụ quyền, thậm chí còn tồn tại những vết tích của chế độ mẫu hệ. Về nguyên tắc, trong một số bộ lạc, thịnh hành chế độ đa thê. Nhưng ít ra có một bộ lạc, tức bộ lạ Brao tồn tại chế độ đa phu…Các tầng lớp xã hội đó khi rõ nét, đôi khi ít rõ nét. Đất đai khai thác theo những quy luật khác nhau, vv…
          Có những bộ lạc được coi như phát triển đến trình độ ngang nhau, cũng có những bộ lạc trình độ phát triển rất chênh lệch nhau: Điểm này rõ rệt ở ngoài Kha đu vùng Atauat nếu người ta so sánh họ với người Seđăng ở Quảng Nam hay ở Lào, với người Seđăng ở Đek sut hay ở Đacto bắt Kontum, với người Gung Nuer ở đông bắc Kontum, đều là những người Seđăng nhưng không nhận ra bà con của họ thậm chí còn từ chối không nhận người bà con của họ.

TÌM HIỂU VỀ “TỨ BẤT TỬ” Ở VIỆT NAM


Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử Liễu Hạnh Công chúa.
1. Tản Viên Sơn Thánh (hay Sơn Tinh), là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
2. Thánh Gióng (hay Phù Đổng Thiên Vương) tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
3. Chử Đồng Tử (còn được gọi là Chử Đạo tổ) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.
4. Liễu Hạnh (hay Mẫu Thượng Thiên), tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.
Trong bốn vị trên, ba vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương, và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê.
Do Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn so với 3 vị kia nên có ý kiến cho rằng bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt còn có 2 vị thánh khác là Từ Đạo Hạnh  Nguyễn Minh Không.

Trung Quốc ‘có âm mưu mới’ về biển Đông ?

​​Một đội tàu chiến của Trung Quốc với sự dẫn đầu của tàu sân bay Liêu Ninh hôm nay đã khởi hành đến biển Đông để diễn tập tại đây. Trước đó, có tin Bắc Kinh cân nhắc khả năng thiết lập vùng phòng không trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều quốc gia này. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, để tìm hiểu xem các động thái mới nhất của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào với Việt Nam.

VOA: Thưa ông, báo chí Trung Quốc mới đây trích lời ông Doãn Trác, một thiếu tướng hải quân của Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch lập vùng phòng không trên biển Đông. Ông nghĩ sao về tuyên bố này ?
Ông Dương Danh Dy: Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm biển Đông của Trung Quốc thì bất biến.
VOA: Hôm nay, Trung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới biển Đông để theo lời họ nói là để tiến hành nghiên cứu và diễn tập. Liệu hành động đó có phải là nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông không ?
Ông Dương Danh Dy: Nó vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Bây giờ theo tôi, sau  một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại [thực hiện] một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại biển Đông một ngày một mạnh lên. Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm biển Đông, chiếm 80% vùng biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở biển Đông thôi.

Trần Đăng Khoa bàn về án oan

Theo Blog của Trần Đăng Khoa 

  Ông Khoa ạ, bấy lâu nay, trên báo điện tử VOV, ở góc “Blog tòa soạn”, ông thường một mình luận bàn về những vấn đề, những vụ việc nổi cộm nhất trong tuần. Nhưng kỳ này, chúng tôi muốn cùng ông luận bàn về những vụ việc mà bạn đọc quan tâm nhất, theo kiểu “hỏi thẳng, đáp thật”. Đó cũng là một cách làm mới chuyên mục.
  - Đồng ý ! Xin thím cứ tra khảo !
- Đúng như ông dự đoán, vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn quả đã làm nóng nghị trường. Trong phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 21/11 vừa rồi, nhiều đại biểu đã hỏi thẳng Chánh án Tòa Tối cao về ông Chấn. Ông có theo dõi không ?
- Tôi đánh giá rất cao buổi chất vấn đó. Đặc biệt là phần câu hỏi của đại biểu Lê Thị Nga. Phần chất vấn hay hơn phần trả lời chất vấn. Theo dõi cả trên mạng xã hội, tôi thấy dư luận công chúng và đông đảo cử tri đều đánh giá rất cao đại biểu Lê Thị Nga. Nhiều người mong Quốc hội có nhiều đại biểu như chị. Như thế, có thể nói, Quốc hội ta đang dần hay hơn, chuyên nghiệp hơn.

25/11/13

Cần hiểu đúng về “Xã hội dân sự”


Theo Quân đội Nhân dân - Chủ Nhật, 24/11/2013, 22:35 (GMT+7)
QĐND - Thời gian gần đây, một số blogger hô hào kêu gọi vận động, chuyển hóa tiến tới thành lập một xã hội mới có tên là “xã hội dân sự”.
Thế nào là một “xã hội dân sự”?
Chúng ta đều thấy, để hiểu một vấn đề, trước hết phải thống nhất với nhau về tên gọi, tức là minh định một cách rõ ràng nhất nội hàm và ngoại diện của khái niệm được bàn tới. Trong khoa học cũng như trong cuộc sống, người ta có quyền và rất cần thiết phải đưa ra những khái niệm mới mẻ làm công cụ để gọi tên, cắt nghĩa sự vật hiện tượng mới. Nhưng yêu cầu bắt buộc và tối thiểu là khái niệm đó phải được giải thích một cách chặt chẽ, cụ thể, dễ hiểu và được thừa nhận là có ích, hiệu quả. Trên thực tế, trên thế giới cũng như trong nước, khái niệm “xã hội dân sự” chưa được hiểu một cách thống nhất, do vậy cũng chưa thể có trong các từ điển mang tính chính thống. Không cần tìm tòi ở các sách báo, chỉ cần vào internet tra cứu cũng đã thấy hàng trăm cách định nghĩa. Chẳng hạn:
“Xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một Nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của Nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) (1).

Bản Hiến chương các nhà giáo – The Teachers’ Charter

 The Teachers’ Charter – Hiến chương các nhà giáo

Moscow, 9-11 August 1954
The Joint Committee of  International Teachers Federations, at its nineteenth meeting held in Moscow on 9, 10 August 1954, unanimously adopted the Teachers’ Charter and the following resolution:
Maxcova, ngay 9-11 tháng 8 năm 1954
Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn quốc tế các nhà giáo, tại cuộc họp thứ XIX được tổ chức tại Maxcova vào ngày 9, 10 tháng 8 năm 1954, đã nhất trí thông qua Hiến chương Nhà giáo với nội dung như sau:
————————————————————
PREAMBLE
Teachers have an important function to perform in society since the education of children is vital, not only for development of the individual, but also for the progress of society. The teaching profession imposes upon its members responsibilities which should carry corresponding rights. Teachers are entitled to exercise freely full civic and profession rights.
Accepting as their aim the development of the child’s individual personality, teachers must respect their pupil right to freedom of thought and encourage in them the development of independent judgment.
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà giáo phải thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử,  không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Nghề giảng dạy đặt cho người thày những trách nhiệm, mà những trách nhiệm này đòi hỏi có những quyền tương ứng. Các giáo viên cần có quyền dân sự một cách đầy đủ và quyền tự do hành nghề.
Chấp nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, giáo viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập.

24/11/13

Thầy Ánh, bạn Phượng, bạn Thung, bạn Uyên thăm Kon Tum ngày 24-11-2013

Cái gọi là “tấm biển chỉ đường của trí tuệ” đi ngược với tư duy biện chứng của lý trí


Nguồn: Tạp chí Cộng sản, số 2, 1991.

Trần Đức Thảo
  
Gần đây có một tài liệu nhan đề "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ", trong ấy tác giả chủ trương "giải bài toán lôgích xã hội" của ta hiện nay. 
 
Nói "toán lôgích" thì có nghĩa rằng tác giả coi vấn đề xã hội như thuộc lĩnh vực của lôgích toán pháp, là hình thái phát triển của lôgích siêu hình máy móc. Nói một cách khác, ngay trên nhan đề đi vào vấn đề xã hội, tác giả bài "Dắt tay nhau" đã không kể gì đến lôgích biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. 
 
Nội dung vấn đề xã hội là sự vận động lịch sử của xã hội, một vận động cực kỳ phức tạp xuất phát từ sự liên hệ toàn diện của lịch sử ấy ngày càng chặt chẽ. Dĩ nhiên ở đây phương pháp siêu hình, phân tích cục bộ, vẫn là điểm xuất phát cần thiết để phân định từng đoạn. Nhưng ngay sau đấy, phải vận dụng phép biện chứng duy vật, để đặt vấn đề trong sự liên hệ toàn diện, thì mới hiểu được cái định hướng của mỗi giai đoạn lịch sử trong toàn bộ lịch sử giống người. 
 
Thiên nhiên cũng có lịch sử của nó, đưa tới lịch sử xã hội và con người trong hệ thống lịch sử thế giới, là vật chất vô hạn đương vận động. Nhưng trong vũ trụ vô tận, kể cả trái đất, nhịp độ tiến hoá của những thiên thể và sinh vật là chậm hơn nhiều, so với cái mật độ chuyển biến luôn luôn liên tục và gián đoạn của xã hội và con người. 

CHUYỆN VUI VỀ TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO



Phùng Quán

            Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay.

            Anh vừa là học trò vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên. Anh kể:

            Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra ngách cửa. Mình hổt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thấy thầy đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi giật: “Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?”. Thầy giật mình có vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: “Cháy à? Cái gì cháy, ở đâu nhỉ? ờ … ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?”. “Thì khói ngay trong buồng anh chứ đâu!” Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu để khuất sau tủ sách, trên bếp một cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc khói mùi khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy không thể dùng tay không mà bê cái xoong… “Anh đang làm gì mà mải mê thế?” – mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: “Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của Hêghen…”. Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đến vụ hoả hoạn chết người suýt nữa xảy ra.

*
*          *

            Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống, mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào: cửa buồng của thầy cũng thường khép hờ như vậy.

Sống giữa thiên nhiên - Thư giãn cuối tuần

22/11/13

Hiến pháp Vương quốc Anh (The English Constitution)



Hiến Pháp là văn kiện cơ bản xác định những quyền dân chủ và bình đẳng của người dân chung sống trong một Quốc Gia .

Nói đến Anh Quốc, về tổ chức chính trị, là nói đến quê cha đất tổ của Đại nghị Chế (Parliamentary Government), khuôn mẫu của hầu hết các phương thức tổ chức Chính Quyền Tây Âu, cũng như Hoa Kỳ là nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng Thống Chế, khuôn mẫu tổ chức hành pháp của một số lớn quốc gia trên thế giới, chúng tôi đã có dịp đề cập đến trong bài Tổng Thống Chế Hoa kỳ.

Nhưng từ ngày Quốc Hội Anh đặt viên đá góc tường, nền tảng cho Đại nghị Chế với câu Nhà Vua ở trong Quốc Hội ( The King in Parliament ), chúng tôi đã có dịp nhắc đền trong bài Quốc Hội, phương thức tổ chức Hành Pháp ở Anh có nhiều diễn biến.

Do đó, một số nhà chính trị học đề nghị thay từ ngữ Đại Nghị Chế bằng Nội Các Chế ( Cabinet Government), một số khác bằng Thủ Tướng Chế ( Prime Government).

Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thể thức tổ chức Hành Pháp tại Anh Quốc cũng như lý do của những từ ngữ được đề nghị trên.

I . SƠ LƯỢC VỀ QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN.

Năm 1066 hoàng tộc Norman từ lục địa Âu Châu , vượt eo biển Manche qua chiếm hòn đảo Anh Quốc.

Vua đặt quyền bính cai trị và luật lệ trên khắp tân vương quốc.

Các lãnh chúa hàng năm phải nộp thuế cho vua.

Không đầy hai thế kỷ sau đó, năm 1215, các lãnh chúa trong vương quốc, các nam tước ( baron) hợp nhau tại Runnynmede, gần Windsor, cùng đồng ý ký Bản Đại Tuyên Ngôn các Quyền Tự Do ( Magna Charta Libertatum) để đặt yêu sách đối với vua:

- Nếu vua muốn lấy thuế nhiều hơn đã được quy định trong những điều khoản được ký kết,vua cần phải được sự thỏa thuận của Đại Hội Đồng (Magnum Consilium).

- Các nam tước cũng như những người dân tự do khác ( tức không phải dân nô lệ), vua không được đem ra xét xử bằng thẩm phám đoàn gồm toàn quan chức của vua, mà phải được thẩm phán đoàn dân sự xét hỏi, thẩm định và tuyên án.

Nếu chúng ta có thể xem Bản Đại Tuyên ngôn các Quyền Tự Do năm 1215 là tài liệu đầu tiên được viết ra, khởi điểm cho những điều khoản khác sẽ được ghi vào Hiến Pháp Anh Quốc, (có người còn đi xa hơn cho rằng Bản Tuyên Ngôn Tự Do trên dựa vào tinh thần tự do của Bản Tổng Kết Luật Lệ và Phong Tục của Anh Quốc (Tractatus de legibus et Consuetudinibus Angliae của Glan Will khoản năm 1189), thì trái lại Đại Hội Đồng không thể được coi là khởi điểm cho Quốc Hội Anh.

Các thành viên của Đại Hội Đồng là những nhân vật do vua trực tiếp chỉ định ( gồm những lãnh chúa cao cấp và những đấng bậc cao trọng trong giáo quyền).Như vậy Đại Hội Đồng không có tính cách đại diện dân cử của Quốc Hội, một trong ba điều kiện tiên quyết mà chúng tôi đã có dịp nói đến trong bài Quốc Hội .

Đại Hội Đồng chỉ là Hội Đồng Tư Vấn của vua, có đặc tính như các tổ chức của thời các lãnh chúa, kiểu Hội Đồng Thượng Thẩm của Pháp ( Etats Généraux de Paris) hay các tổ chức Quốc Hội Âu Châu trong thời Quân Chủ Chuyên Chế lúc đó.

Đại Hội Đồng của Anh Quốc lúc bấy giờ là tổ chức tư vấn của vua, để góp ý kiến với vua trong nhiều việc như:

- Bàn cãi những vấn đề quốc sự như đối ngoại, lập pháp, thuế má hay phụ cấp, cứu xét các đơn từ thỉnh nguyện, xét xử các vấn đề kiện tụng dân luật cũng như hình luật.

HỊCH CHÍ SĨ



Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy: Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp [Anh] dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.

Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

Hệ thống chính trị Hoa Kỳ



Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Quốc hội Liên bang:

Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp. 

Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị sĩ. Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện. Nhiệm kỳ thượng nghị sĩ là 6 năm. Hai năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Về mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện. Song trên thực tế, điều hành công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện. Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó.
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với Thượng viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị sĩ cho các bang được tiến hành 10 năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân số. Ngoài ra, các khu hành chính trực thuộc như Samoa, Thủ đô Washington DC, Guam, và Virgin Islands cũng có đại diện không có quyền bỏ phiếu; Khu vực Puerto Rico được đại diện bởi một Cao uỷ thường trú.  Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là người thứ hai sau Phó Tổng thống kế nhiệm Tổng thống.

Góp lời bàn với Gs Nguyễn Văn Tuấn và Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc


Rất cảm ơn GS Nguyễn Văn Tuấn cung cấp thêm cách gọi tiếng Anh của “nam, nữ”, cũng như nhiều bài học tiếng Anh khác tôi đã tiếp nhận từ trang web của GS.
Riêng còn mấy điều băn khoăn dưới đây xin mạn phép trình bày:
1. Về cách gọi “nam, nữ” có nguồn gốc Hán ngữ.
Con gái.
Gọi đầy đủ “nữ tử” (女子). Chì giới tính, chưa hàm ý gì về mặt xã hội hay quan hệ gia đình. Tuy nhiên trong giao tiếp thường nói về người nữ trẻ tuổi.
Chữ “Nữ” thuộc loại chữ “tượng hình”, loại chữ chỉ miêu tả dáng người cơ bản. Điểm nối bật nhất là bộ ngực tuyệt trần (phân biệt rõ nhất với nam tử), cái eo lưng nhỏ xíu (nhỏ đến độ cường điệu), hai tay giang ngang. Dáng người và dáng đi hướng sang bên trái, thật uyển chuyển, đẹp mắt. Không hiểu sao nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho rằng hình chữ “nữ” là “hình ảnh một người đang quỳ với hai bàn tay chắp lại đầy cung kính” ? Tôi e rằng chiết tự như thế là khiên cưỡng.
Theo Ts Nguyễn Hưng Quốc: “phụ” , chỉ đàn bà, được tượng trưng bằng hình ảnh một người nữ với cây chổi bên phải (), nghĩa là kẻ mà số phận bị buộc chặt vào các công việc nội trợ, chỉ quanh quẩn trong nhà, hoặc tệ hơn, trong bếp
Tôi xin bàn thêm
Phụ: từ đơn, người nữ có gia đình, mẹ chồng, nàng dâu, quan hệ phu phụ (vợ chồng). Thêm “nữ” chỉ chung cả giới (số nhiều).
“Phụ”: Thuộc loại chữ “hội ý” phối hợp với chữ “tượng hình”. Thêm một cây chổi cho “nữ” chỉ là dấu hiệu nhận biết chữ cho dễ, chứ chưa hẳn khinh rẻ phụ nữ.

Đôi nét về y phục của Phật giáo Việt Nam



  Y phục của các tăng, ni theo đạo Phật có nhiều tên gọi như: pháp phục, pháp y, hoại nạp phục, hoại sắc phục, ứng pháp diệu phục, liên hoa phục, giải thoát phục, giải thoát tràng tướng phục, xuất thế phục, ly trần phục, vô cấu phục, cà sa…
Y phục Phật giáo ở nước ta rất phong phú và đa dạng, điều này được nhận thấy rõ nhất ở những buổi thực hiện nghi lễ và thường nhật. Nhìn vào y phục của người xuất gia cũng thấy được các hệ phái trong Phật giáo. Phật giáo Việt Nam có nhiều hệ phái, trong đó chủ yếu là hệ phái Bắc tông và Nam tông. Do có nhiều điểm khác nhau về hình thức cũng như màu sắc của pháp phục từng hệ phái, cho nên chính những người xuất gia của từng hệ phái cũng không muốn thay đổi y phục đặc trưng riêng của hệ phái mình.

Điều dễ nhận thấy hình ảnh những chiếc áo màu nâu, màu vàng, màu lam hay chàm gợi nên những hình ảnh đời sống đơn giản, bình dị của người người xuất gia. Đại đức Thích Tâm Định, trụ trì chùa Linh Quang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định cho biết: những màu sắc đó là màu của đất, của khói hương, của cây lá, củ, rễ, rất gần gũi giản dị với đời thường. Điều đặc biệt, trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì màu sắc này cho ta nhận thấy chốn tu hành thật yên bình. Bài viết này tôi đề cập chi tiết hơn tới y phục của Phật giáo Bắc tông Việt Nam.

Điều cần nhớ trong "đạo làm người"


Có những khoảnh khắc làm ta rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy những người nghèo khổ, thiếu thốn cả những gì cơ bản nhất. Cái dư thừa của người này, thậm chí với họ chỉ là… rác, nhưng với người nghèo thì có thể là điều họ khao khát...
Quả thật, "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Miếng ăn thêm khi chúng ta no là miếng ăn của người nghèo khổ. Nếu vậy thì chúng ta thiếu nhân đạo! Một danh nhân đã xác định: "Chỉ những ai có lòng thương người thì mới xứng đáng nhận danh hiệu con người". Câu này đáng để chúng ta suy ngẫm và xem lại chính mình!
Chuyện kể rằng Ðại sư Tinh Vân có một đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền đi học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ. Sau nhiều năm dùi mài kinh sử, đệ tử đó hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm đệ tử đó về vinh qui bái tổ và thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư phụ, nay con đã có bằng tiến sĩ rồi, con còn phải học những gì nữa không?".
Ngài Tinh Vân bảo: "Học làm người". Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. Ngài Tinh Vân cho rằng bất luận một người xuất thân từ tầng lớp sĩ, nông, công, thương, một khi đã có học thức thì hãy chia sẻ với người khác về những điều mình hiểu biết. Nhưng dù thế nào thì vẫn cần phải học không ngừng. Phải tu thân trước, rồi mới đủ uy tín trị quốc, và sau đó mới khả dĩ bình thiên hạ. Đạo Làm Người là đạo quan yếu nhất, dù theo đạo nào và ở cương vị nào thì trước tiên vẫn phải biết Làm Người. Đây là vài "tín chỉ" trong "môn học làm người":

Duyên phận ba nàng công chúa nước Việt



Nguyễn Chính Viễn (St)

Nhân dịp ngày “Phụ Nữ 20-10” tôi muốn giành mấy trang sưu tầm đê viết về người Phụ nữ . Viết về duyên phận 3 nàng công chúa nước Việt đó là An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa và Công chúa Lê Ngọc Hân: 
1- Công chúa An Tư (Theo Việt Sử Tiêu án của Ngô thì Sĩ chép là Thiên Tư công chúa) là con gái vua Trần Thái Tông, em gái út của vua Trần Thánh Tông.Cuộc đời của An Tư, sử Việt chép rất sơ lược, như Đại Việt sử ký toàn thư (DVSKTT) của Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: Tháng 2 (Ất Dậu)...Sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy.Ở Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi:...Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, Vua sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước.Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ (thượng nguồn sông Ba Chẽ , huyên Ba chẽ Quảng Ninh bây giờ), còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9 tháng 3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua.Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc (thuộc Hà Nam).

ĐỐI THOẠI VỚI BÙI TÍN - Điểm sách "Mặt thật" của Bùi Tín


                                                              California, ngày 02-02-1994

Thân gửi anh Bùi Tín !
Lần đầu tiên tôi được biết đến Bùi Tín là qua tập phim VIỆT NAM : A TELEVISION HISTORY. Lúc đó Bùi Tín trông hơi ốm, ăn nói nhỏ nhẹ, có cảm tình với người xem phim.
Sau khi Bùi Tín bỏ Việt Nam qua Pháp, rồi xuất bản cuốn Hoa Xuyên tuyết, tôi lại được nhìn thấy Búi Tín có mập hơn đôi chút. Đọc hết cuốn Hoa xuyên tuyết, tôi tự nói với tôi: Bùi Tín đã bỏ Đảng cộng sản đi "tìm tự do" nhưng ít ra anh cũng đã không nói xấu hoặc chửi bới những người đã cùng cộng tác với anh trong suốt mấy chục năm qua hoặc các cấp trên của anh. Bởi vì, theo thói thường khi người ta đi tìm một "minh chủ" mới, người ta thường nói xấu những "minh chủ"' cũ để tỏ ra rằng anh đã dứt khoát, để được đón nhận một cách ít ngờ vực hơn ! Bùi Tín còn giữ được một chút khí tiết, kể cũng đáng phục. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự đánh giá của một số người ở hải ngoại, còn đa số những kẻ lưu vong ở hải ngoại quyết "chống cộng" tới người cuối cùng (chống bằng mồm dĩ nhiên) thì lại đã kích Bùi Tín thậm tệ, cho rằng Bùi Tín là kẻ trá hàng, thấy khối Cộng sản Đông âu sụp đổ nên bỏ Cộng sản để hàng phục bọn chúng hầu hy vọng có một chổ đứng trong một tương lai mới. Tôi thấy thương Bùi Tín quá ! Bùi Tín đã từng là kẻ chiến thắng, hiên ngang vào Dinh Độc Lập nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Tướng Dương Văn Minh, nay bị chúng đánh giá hỗn xược như vậy chắc không khỏi đau lòng.
Tuy nhiên, bước chân đã lỡ, không biết sẽ phải làm gì hơn !
Cho đến khi Bùi Tín xuất bản cuốn MẶT THẬT để kể ra hết những cái xấu xa của chế độ Cộng sản miền Bắc và cổ võ cho nhóm dân chủ đa nguyên của Nguyễn Gia Kiểng thì tôi lại thấy thương Bùi Tín hơn nhiều.
Bùi Tín biết rất nhiều chuyện ở miền Bắc và anh đã viết hết ra những điều anh trông thấy và nghe thấy. Anh viết khá trung thực, tuy rằng anh nhấn mạnh ở những lầm lỗi của những nhà lãnh đạo miền Bắc hơn là những công lao của họ để cả cuộc đời vào nhà khám để cố giành giật lại chủ quyền cho dân tộc, chấm dứt nạn nô lệ thực dân sau gần một thế kỷ bị đô hộ. Người đọc sách tìm thấy sự cố ý của tác giả ở điểm này. Và Bùi Tín kết luận là những người lãnh đạo hiện nay (hấu hết đã già) có lầm lỗi nhiều hơn công trạng, những đánh giá của anh có đúng hay không là điều lịch sử sẽ phân tích khách quan.
Tôi là một người sanh ra ở miền Trung nhưng trưởng thành ở miền Nam. Tôi đã từng cầm sũng chiến đấu trong quân đội miền Nam gần hai mươi năm, thương tích của tôi cũng nhiều. Tôi đã được dạy rằng chiến đấu như vậy để chống Cộng sản, xây dựng tự do dân chủ cho quê hương. Nhưng đến khi tôi được biết rằng cái lý tưởng mà họ gán ghép cho tôi chỉ là ngụy tạo, che đậy cho biết bao âm mưu đen tối, thì cả tuổi thanh xuân của tôi đã không còn. Nhìn lại quê hương suốt bao nhiêu năm chinh chiến điêu linh tôi chỉ còn biết khóc.
Cũng như Bùi Tín biết nhiều chuyện ở miền Bắc, tôi được chứng kiến tận mắt, nghe thấy bằng tai biết bao chuyện ở miền Nam. Chỉ khác là tôi không có tài như Bùi Tín để viết lại thành một cuốn sách như cuốn MẶT THẬT của Bùi Tín. Do đó tôi chỉ xin được tóm tắt những điều tôi được biết sau đây. Tôi nghĩ rằng nếu mình chỉ nhìn  thấy một chiều, không có cái nhìn bao quát cho toàn thể những diễn biến xảy ra cho dân tộc Việt Nam suốt một trăm năm qua thì chắc chắn sự đánh giá phải sai lầm.
Nều Bùi Tín chịu khó suy nghĩ sâu một chút thì anh phải thấy rằng kể từ năm 1954 tới nay, trên đấu trường chính trị ở Việt Nam chỉ có hai thế lực đối chọi với nhau mà thôi. Một bên là Đảng Cộng sản được hỗ trợ bởi khối Cộng sản quốc tế và một bên là khối Công giáo, dựa vào sức mạnh của thực dân cướp nước, dựa vào những âm nưu của Tòa thánh Vaticăn và các thế lực đế quốc. Các đảng phái hoặc các giáo phái khác quá yếu kém về tổ chức, quá rời rạc, mặc dầu có lý tưởng cao, nên đã bị thủ tiêu một cách dễ dàng bởi hai đấu thủ chính là Cộng giáo và Cộng sản.
Trước năm 1945, thì chỉ có khối Công giáo là độc quyền chính trị mà thôi. Họ dựa vào thực dân để lớn mạnh. Mặc dầu Đảng Cộng sản đã được thành lập từ năm 1930, nhưng còn ở trong vòng bí mật và bị Đảng Công giáo theo dõi và đàn áp mạnh mẽ. Họ hợp tác với Pháp, làm mật thám cho Pháp để  tiêu diệt Đảng Cộng sản cũng như họ đã làm nhiều năm trước để tiêu diệt các đảng phái quốc gia trong phong trào Văn Thân, Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học, Trần Cao Vân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám....(những người này là những người yêu nước, không phải Cộng sản).
Năm 1945 là một thời điểm đặc biệt cho Việt Nam. Thực dân Pháp mới bị Đức đánh bại tại chánh quốc chưa phục hồi kịp, ở Việt Nam, chánh quyền thuộc địa bị Nhật xóa bỏ. Vau Bảo Đại mất hậu thuẫn và sợ chết nên vội vàng thoái vị để nhường chánh quyền cho Mặt trận Việt Minh, lúc đó hầu như được toàn dân ủng hộ, trừ những người Công giáo. Người Công giáo tạm thời ở trong tình trạng yếu thế, nhưng họ cũng biết rằng chánh quyền lúc đó cũng còn non yếu nên họ không sợ. Họ siết chặt hàng ngũ, tàng trữ võ khí, lập ra những khu Công giáo tự trị để chờ ngày quân Pháp đổ bộ lên để tái chiếm thuộc địa để họ có thể có hậu thuẫn của thực dân. Quả tình những điều họ tính toán đều đúng cả ! Khi quân đội viễn chinh Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, lần này họ cũng gặp được một điều kiện hết sức thuận lợi là được một đạo quân thứ năm yểm trợ hết mình. Nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam lại trở lại với chín năm kháng chiến đầy máu và nước mắt.

Ý KIẾN CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU TÂM LINH HOÀNG ANH SƯỚNG VỀ CÁC NHÀ NGOẠI CẢM

Theo Blog của Trần Đăng Khoa
Theo dõi những cuộc trao đổi về vấn đề tâm linh và các nhà ngoại cảm trên các phương tiện truyền thông gần đây, tôi thấy nhiều ý kiến cực đoan, có người thần thánh hóa những người có khả năng đặc biệt, có người bất chấp sự thật, xuyên tạc, phủ định những đóng góp của các nhà ngoại cảm đích thực trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mà đã được giới khoa học xác nhận bằng kiểm định ADN. Ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu tâm linh Hoàng Anh Sướng là đúng đắn hơn cả. Tôi xin chuyển đến bạn đọc cuộc trao đổi này. Tôi nghĩ, chúng ta có thể khép chuyện ngoại cảm lại được rồi. Bởi tất cả đã rõ.
Trần Đăng Khoa
XIN ĐỪNG VÌ CÁC NHÀ NGOẠI CẢM “RỞM” MÀ PHỦ ĐỊNH SẠCH TRƠN KHẢ NĂNG VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC NHÀ NGOẠI CẢM CHÂN CHÍNH
NHÀ BÁO HOÀNG ANH SƯỚNG
Người thực hiện: Ngọc Trâm

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn mạng, đang diễn ra cuộc tranh luận quyết liệt xung quanh vấn đề về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm Việt Nam. Người thì phủ nhận sạch trơn, thậm chí còn riết róng tố cáo các nhà ngoại cảm là những kẻ đại bịp, lừa đảo… Người thì hết lòng bảo vệ, ngợi ca, thậm chí còn thần thánh hóa khả năng đặc biệt của họ. Với mong muốn có một cái nhìn khách quan, trung thực về vấn đề này, phóng viên báo Tuổi trẻ và đời sống đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng, người đã có nhiều năm nghiên cứu, đồng hành cùng các nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tác giả của nhiều tập phóng sự như: Những chuyện kỳ bí về thế giới tâm linh, Bùa ngải xứ Mường, Tiếng vọng từ những linh hồn…

21/11/13

Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản - Tài liệu đặc biệt của Tạp chí XƯA & NAY (số 438, tháng 10.2013)

Bá Ngọc 

 Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 - 1924, 1927 - 1928, 1934 - 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 - 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “ Trong hoàn cảnh không hoạt động gì ”, “ đứng ngoài Đảng ”... Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một chân dung chính trị, ẩn mình trong nhiều vấn đề nhạy cảm, thể hiện nổi bật bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh.
Tâm điểm chú ý nhất của giai đoạn này là việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản. Đây được xem là trung tâm thu hút mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc đời, sự nghiệp, vận mệnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

THIÊN HẠ ĐA TÀI - Thư giãn

Africa Amalta - Vừa thư giãn, vừa là tư liệu nghiên cứu

Chuyện cũ nói lại: NHÀ NƯỚC: ÔNG LÀ AI ?


Giáo sư
Cao Huy Thuần

            Ngày xưa, ta gọi là “Quốc gia”. Quốc gia Việt Nam. Gia là nhà, quốc là nước. Bởi vậy, ai cũng hiểu như là hiển nhiên: Quốc gia là Nhà nước. Nhà nước ấy, theo định nghĩa pháp lý mà mọi người trên thế giới thường học, gồm ba yếu tố căn bản: Một lãnh thổ, một dân số, một tổ chức chính trị. Việt Nam là một Nhà nước vì Việt Nam có một lãnh thổ hình chữ S, một dân số gồm nhiều thành phần dân tộc, một chính thể đóng đô tại Hà Nội. Thế giới hiểu Nhà nước Việt Nam là vậy. Nhưng người Việt Nam hiểu như vậy thì lầm to ! Đọc Hiến pháp 1980, rồi Hiến pháp 1992, rồi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hiện nay, “Nhà nước” trong đó không phải là Quốc gia. Không phải là... Nhà nước ! Không gồm ba yếu tố như ta thường học. Nó là cái gì đó không chính xác, và nó không chính xác vì ngôn ngữ đẻ ra nó không phải là ngôn ngữ pháp lý mà là ngôn ngữ chính trị. Ngôn ngữ chính trị khai sinh ra nó nằm trong Hiến pháp 1980, tức là Hiến pháp chấm dứt Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thiêng liêng của thời Tuyên Ngôn Độc Lập, chấm dứt Hiến pháp 1946 mà ngôn ngữ rất pháp lý, chính xác. Nói lại chuyện cũ may ra hiểu được chuyện mới chăng.

CUỘC HỘI ĐÀM GIỮA HỒ CHỦ TỊCH VÀ NHÀ VĂN TRƯƠNG TỬU, ĐẠI DIỆN LIÊN ĐOÀN VĂN HÓA BẮC BỘ


5 giờ chiều hôm 07-09-1945 Ban Quản trị lâm thời Đoàn Văn hóa Bắc Bộ đang họp tại nhà Văn hóa (Hội Khai Trí Tiến Đức cũ), thì có tin điện thoại của Bộ Ngoại giao cho biết rằng cụ Hồ Chí Minh Chủ tịch Chính phủ lâm thời muốn hội đàm với đại biểu Đoàn Văn hóa khoảng 19 giờ.
Ba anh Trương Tửu, Thượng Sĩ, Nguyễn Đức Quỳnh, do anh Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ để yến kiến cụ Hồ Chủ tịch.
Biết tiếng cụ đã lâu, lần đầu được gặp cụ trong bộ y phục quá giản dị, chúng tôi không giấu nổi sự cảm động; nét mặt gân guốc đôi mắt quắc thước, bộ điệu hồn nhiên bộc lộ một tinh thần tranh đấu cương quyết và một tâm hồn nhân đạo, chân thành.
Sau mấy lời giới thiệu của anh Nguyễn Hữu Đang, anh Trương Tửu nhân danh Chủ tịch Ủy ban Văn hóa lâm thời Bắc Bộ Việt Nam, chào mừng cụ Hồ, tán thành cuộc cách mạng dân chủ vừa đắc thắng và đặt lòng tín nhiệm vào tài năng sáng suốt của cụ trong công việc lãnh đạo dân tộc trên đường giải phóng.
Lời nói thủng thẳng và rành rọt, cụ Hồ cảm ơn anh em trong giới Văn hóa.

19/11/13

NHỚ ƠN THẦY CÔ

NHỚ ƠN THẦY CÔ

KÍNH MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

Bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học


Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố...
 Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
 Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
 Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
 Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
 Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Tuyển tập những bài xã luận hay ngày 20/11 (sưu tầm)

Xã luận 1

“Ngày ngày cắp sách đến trường
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy”
Lời thơ như vang vọng trong tâm hồn mỗi con người. Khi sinh ra, cha mẹ cho ta hình hài, dáng đứng, cho ta dòng sữa mát lành và nuôi ta lớn lên. Rồi cuộc đời lại bước sang một hướng đi mới khi ta cắp sách đến trường, cho ta gặp những người cha, người mẹ thứ hai, nơi đó dòng sữa ngọt chính là nguồn tri thức và lời cha dạy, là lời thúc giục, vẫy gọi ở ngoài kia khơi xa của cuộc đời. Công ơn trời bể đó, chúng em không một phút lãng quên, vì vậy ngày hôm nay – ngày lễ các nhà giáo Việt Nam 20 – 11 cho chúng con được bày tỏ lòng mình, được nói lên những tâm tư, suy nghĩ về các thầy, các cô thân yêu.
Thầy cô ơi! Hai tiếng gọi thân thương con mang trong tim suốt cuộc đời. Dẫu có đi hết chiều dài của cuộc sống, con vẫn chưa đi hết lời thầy cô chỉ dạy; dẫu có bước lên muôn đỉnh vinh quang con vẫn biết rằng, người nâng bước cho con trên từng bậc thang là đôi tay không bao giờ mệt mỏi của các thầy, các cô.
“Thời gian qua mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sau Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua mấy nhịp cầu” Có ai đó đã từng nói rằng “Tuổi học trò cũng như người thợ đang xây nền móng cho tòa nhà...”, con cũng như bao đứa trẻ kia, vô tư đùa nghịch để đôi khi tự làm vỡ những viên gạch của đời mình. Con đâu biết sau lưng mình là bóng dáng thầy cô hao gầy theo năm tháng, mong mỏi cho con từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra con chợt thấy bâng khuâng, nuối tiếc.
“Một mùa thi như bao mùa thi trước Nắng hồng lên trong mắt biếc học trò Phấn trắng bảng đen nét mực thầy vẫn đó Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa...” Cái ngày xưa của một thời kỷ niệm, quá khứ đã qua đi sẽ không bao giờ quay lại nhưng những hồi ức về 1 thưở đến trường dưới vòng tay thầy cô sẽ không bao giờ phai nhòa trong mỗi học sinh. Tình thương yêu trân trọng đó, chúng con muốn gửi đến không chỉ là hôm nay mà lớp lớp thế hệ thầy cô quả ngày hôm qua, của ngày mai ... như truyền thống “Tôn sư trọng đạo” cha mẹ dạy con từ thưở lọt lòng.
Sinh ra trong cuộc đời, không ai có biết được tương lai của đời mình nhưng mỗi chúng con nhận thức được rằng: tri thức chính là hạt giống mà thầy cô ươm mầm trong tim mỗi học trò. Cây có đơm hoa kết quả, quả có chín ngọt lành hay không chính là sự vun đắp của chúng con dưới sự chỉ dạy của thầy cô.
Qua bao lứa tuổi học trò – bao mùa cây đơm hoa kết trái, thầy cô vẫn âm thầm, lặng lẽ. có mấy ai quay về trường cũ, cũng như cây cây kia chỉ mãi vươn lên trời xanh nhưng thầy cô vẫn luôn giữ vững niềm tin và biết rằng ở trên cao kia là ánh sáng của chân lý, là những đứa con càng khắc ghi thêm những cống hiến âm thầm, lặng lẽ.
Chúng con muốn được cảm ơn thật nhiều vì tình yêu thương, che chở của các thầy, các cô nhưng lời con nói làm sao kể hết ân tình. Tự khắc ghi trong tâm trí mình, chúng con nguyện là những đứa con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với biết bao công sức, ân tình của thầy cô.
Khi bạn mở cánh cửa bước vào cuộc sống, nghĩa là bạn đang bắt đầu cuộc hành trình tự khẳng định mình để khám phá ý nghĩa của cuộc sống và thực hiện mọi mục tiêu mong muốn của bản thân. Để chinh phục hành trình đầy khó khăn này thì tri thức chính là hành trang của chúng ta và Thầy cô chính là những người ngày đêm gom góp, truyền đạt cho chúng ta.
Từ ngày đầu tiên đi học bập bẹ làm quen với những con số 1,2,..rồi đến những chữ cái A, Ư…cho đến hôm nay mặc dù chúng ta đã khôn lớn đã phần nào tự mình tìm tòi học hỏi và đã sở hữu một vốn kiến thức nào đó.
Thế nhưng, không phài lúc nào cuộc sống cũng bắng phảng suôn sẽ như bạn nghĩ- mà có cả những trở ngại khó khăn. Có những sự cố thất bại làm bạn mất niềm tin, tổn thương hay gục ngã tưởng chừng không thể đứng lên được nữa, mọi ước mơ tốt đẹp dường như sụp đổ. Bạn trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng và mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.
Những lúc như thế bạn hãy nhớ đến hình ảnh cây trúc- chúng đã biết tự vươn lên sau những lúc oằn mình chịu đựng giông bão, và sau những lần như thế, mầm non vẫn tiếp tục đâm chồi lá xanh mướt và thân trúc trở nên vững vàng cứng cáp hơn … 
“ Tre già măng mọc có gì lạ đâu” 
Đúng như câu nói trên Tre già thì măng mọc là chuyện bình thường nhưng bạn có biết chăng để cho những búp măng non vươn mình ra khỏi đất thì đó chính là kết quả của cả một quá trình rễ trúc làm việc cặm cụi trong mọi điều kiện gom góp tích lũy dinh dưỡng cho thế hệ sau. Thầy cô cũng giống như vậy đó các bạn, sở hữu một trái tim yêu nghề, tấm lòng nhân hậu luôn hướng về học sinh cùng với bầu nhiệt huyết luôn nóng cháy, Thầy cô luôn luôn không ngừng trao dồi kiến thức, bôn ba tìm tòi học hỏi, gom góp kiến thức và khao khát truyền đạt, mong mõi học trò tiếp thu để sau này vững trãi bước vào hành trình của cuộc sống.
Thầy cô là như vậy đó, còn chúng ta thì sao? Có phải đợi đến ngày 20/11 hay dịp lễ tết gì đó chúng ta mua một món quà kèm theo một lời chúc gởi đến thầy cô là đủ rồi không. Hay là bạn nghĩ rằng đợi đến khi nào cuộc sống tốt đẹp hơn, sau khi việc học hành hoàn tất hay có công việc ổn định kiếm nhiều tiền lúc đó mới có thể trả ơn Thầy cô..

Quà tặng 20/11 - Chuyện buồn đọc cho vui


Phạm Văn Chữ sưu tầm
1. Đọc “sáng tạo”
* Hồi kháng chiến chống Pháp, việc dạy - học khó khăn lắm. Có nơi, người có bằng Yếu lược (tương đương lớp 4), chưa được qua đào tạo sư phạm, đã phải dạy lớp 1, 2, 3. Đã thế, sách giáo khoa cũng không có. Lần ấy, cô giáo trẻ TH.H nhận tài liệu cấp trên gửi về dạy bài Tập đọc “Anh hùng đánh xe tăng”. Trong bài có câu: “Anh nhảy chồm lên, dí tiểu liên vào xe tăng địch…”. Nhưng vì văn bản đánh máy trên giấy mỏng pơluya, chữ lèm nhèm, nên cô phỏng đoán và đọc thành: “Anh…dí tiểu tiện vào xe tăng địch…”. Và thế là cô phân tích về hành động của người anh hùng với tư thế “đứng trên đầu thù”, “coi khinh kẻ thù…”; bọn địch thật nhục nhã…!
* Hồi chiến tranh phá hoại miền Bắc, việc điều động giám thị cho thi Đại học cũng rất khó khăn. Lần thi năm ấy, cô giáo M, dạy Văn cấp II, được phân công coi thi Khối A. Đến giờ thi môn Vật lí, sau khi nhận được đề thi, cô đã tự đọc thầm để hiểu đề thi trước khi đọc một lần cho thí sinh cả phòng nghe, rồi mới chép lên bảng. Nhưng vì thói quen nghề nghiệp, thường đọc diễn cảm bài Giảng văn lên bổng xuống trầm, thể hiện cảm thụ thẩm mĩ, nên sau khi bảo cả phòng chú ý nghe cô “đọc mẫu một lần”, cô cất tiếng đọc với giọng điệu “đầy xúc cảm”:
- Cho một hiệu điện/ (lắng lại). Thế là… 25 vôn ! (xót xa). Điện trở trong của dây dẫn là 5 mũ Nguyễn Chãi (trầm tĩnh). (Kí hiệu ôm như mũ cánh chuồn trong ảnh Nguyễn Trãi)
        Cả phòng thi tức cười mà không dám cười. 

18/11/13

Những câu thơ thư pháp hay về THẦY CÔ

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Tôn sư trọng đạo
- Dòng sông sâu con sào dài đo được
  Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la
- Thời gian dẫu bạc mái đầu
  Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy
- Ơn của thầy bao la vô tận
  Biển rộng sông dài có sánh được đâu
- Chân trời góc bể có lúc tận cùng
  Ơn thầy cô không bao giờ cùng tận
- Ân truyền thụ minh tâm khắc trí
 
Nghĩa sinh thành tạc dạ lưu tâm
- Mai đây trên bước đường dài
  Công thành danh toại nhớ hoài ơn cô
-
Lời cô giảng dạy khuyên răn
 
Là hành trang của tháng năm vào đời
- Ơn thầy vời vợi non cao
  Học trò khắc cốt ghi sâu suốt đời
- Ơn cô tô điểm vàng son
  Tỏa vầng tri thức trăng tròn ước mơ
- Người bắt cầu đưa em sang sông
  Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người

NHỮNG CÂU DANH NGÔN HAY VỀ THẦY CÔ (Sưu tầm)


1. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý
2. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học- Comenxki
3. Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi - Ngạn ngữ Trung Quốc
4. Trọng thầy mới được làm thầy - Ngạn ngữ Trung Quốc
5. Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc - Ngạn ngữ Ba Tư
6. Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục - Đệ Ngũ luận
7. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy - Tục ngữ Việt Nam
8. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy - Tục ngữ Việt Nam
9. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác - Usinxki
10. Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế - Philoxêne De Cythêrê

Chuyện vui ngày 20-11

Vòng luẩn quẩn

Cô giáo gọi điện cho học sinh thông báo: “Ngày mai cô bận nên cho các em nghỉ học”.
Cậu học sinh vui quá chạy đến nói với ông nội:
- Mai cháu được nghỉ học ông cho cháu đi công viên chơi nhé.
Người ông liền gọi điện cho cô thư ký của mình:
- Mai anh có việc bận, để hôm khác em nhé.
Cô thư ký liền gọi điện về nhà cho chồng của mình:
- Anh yêu mai công ty em hủy chuyến đi công tác rồi, ngày mai mình đi chơi nhé.
Người chồng của cô thư ký liền gọi điện cho cô giáo:
- Em yêu ơi mai vợ anh lại ở nhà mất rồi, em đừng đến nhé.
Thế là cô giáo lại gọi điện cho cậu học sinh mai lại đi học…