30/6/14

VƯƠNG TRÍ NHÀN - KHI MỘT NÊN GIÁO DỤC KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG TỰ CẢI HÓA THAY ĐỔI


 Giá trị khoa học cao nhất thời nay là biết chăm chỉ phục vụ thời sự 
Việc một số nhà giáo dạy văn kì cựu tỏ ý hoan nghênh đề thi tốt nghiệp THPT năm nay bàn về biển đảo không làm cho những người như tôi ngạc nhiên.
Chẳng qua các nhà giáo ấy chỉ muốn khẳng định con đường mà họ đã theo từ trước đến nay. 
Con đường nào? Đó là thông qua văn học - chủ yếu là văn học hiện thời -, thuyết minh rao giảng cho các hoạt động đang thu hút sự chú ý của xã hội và coi đó gần như là công việc chính của người giảng dạy một bộ môn nhân văn như văn học.
Lịch sử kể cả lịch sử văn chương chả là thứ gì xa xôi trừu tượng mà phải quá lo. Tất cả trông vào phản ứng của người ta trước tình hình thời sự.
Người sáng tác cũng như người giảng dạy văn chương phải coi phục vụ thời sự là niềm hãnh diện. 
Nhiều thế hệ người thày đã quen với ý nghĩ như vậy.
Từ đó, nếu có đào tạo ra một lớp người đời sống tinh thần nghèo nàn, nghề nghiệp không có, lấy việc làm theo mệnh lệnh từ trên xuống làm niềm tự hào…thì cũng chẳng ai lấy làm xấu hổ.
(Trên đây cũng là cách hiểu của tôi với điều mà nhà nghiên cứu Giáp Văn Dương gần đây mô tả -- chúng ta chỉ lo đào tạo con người công cụ. Chỉ xin bổ sung thêm, thứ con người công cụ mà nền giáo dục ta đào tạo nên là loại công cụ quá cổ lỗ thô sơ ; trong trường hợp sản phẩm giáo dục đang nói, đó là một thứ công chức xoàng xĩnh không ai muốn dùng). 
Một sự sai khác dễ thấy khi so sánh
Có nhiều điều do đã quá quen, nên ta tưởng ở đâu cũng vậy lúc nào cũng vậy, sau biết rộng ra hóa không phải. 
Thử nhìn vào các cuốn sách giáo khoa môn văn ở bậc tú tài Sài Gòn trước 1975.
So với sách tương tự Hà Nội, chỗ khác thì nhiều, trong đó có cái điểm là ở đó có một tinh thần khoa học nghiêm túc với nghĩa: 

Văn hoá không phải lý do thất bại


Đặng Hoàng Giang
Văn hoá không phải là lý do quốc gia thất bại, và “thoát Trung” chưa chắc đã sống.
Một trong những tác động xã hội bất ngờ của dàn khoan HD981 là giống như một bác sĩ tâm lý nghiêm khắc, nó bắt người Việt quay lại truy vấn về bản thân mình, về gốc gác và bản sắc văn hoá của mình. Và khá nhanh chóng, chữ “thoát Trung” được truyền tay nhau.
Một cảm giác hưng phấn treo lơ lửng trên không và chạy rần rật trên các mạng xã hội. “Một cơ hội nghìn năm có một”, thời cơ để Việt Nam thoát khỏi cái bóng (ma) rộng lớn mang tên Trung Quốc - nhiều người tự nhủ.
Không chỉ muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng về kinh tế (ai mà chẳng muốn miếng cơm, manh áo của mình không phụ thuộc vào một kẻ duy nhất), hay về chính trị (ai mà chẳng muốn mình không phải một con rối của một quốc gia khác), rất nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam thoát Trung về văn hoá.
Theo họ, khước từ văn hoá Trung Quốc, tức là khước từ gốc gác của văn hoá Việt, là điều cấp thiết nhất để Việt Nam trở nên hùng mạnh và thịnh vượng.
Là một trong những giọng nói khẩn thiết nhất, bài “Thoát Trung luận” của tác giả Giáp Văn Dương kêu gọi Việt Nam hướng tới phương Tây (thú vị thay, bằng văn phong của một bản hịch thời phong kiến).

Nguyên tác HIỂU ĐỜI của Chu Dung Cơ

 Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày…
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. 
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân: khi ra đời chẳng ai mang đến, khi chết chẳng ai mang theo. Nếu có người cần giúp, bạn nên rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền, biết làm chủ đồng tiền và không làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống tuổi già.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ,sức khỏe là của mình. Cha mẹ yêu con vô hạn; con yêu cha mẹ có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là cảm thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào túc trực bên giường đâu (Cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, đôi khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình có và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống… Trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư); Biết đủ thì lúc nào cũng vui (Tri túc thường lạc).
 Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Thư của Thủ tướng gởi cho con..


Đọc bức thư của Ông thủ tướng Đài Loan ( Tôn Vận Tuyền) gửi con, Mới hiểu vì sao Đài Loan thành công như thế.
Con trai yêu dấu!
Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!
Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.
- Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.

NHẬN XÉT SƠ SÀI VỀ BÀI CỦA CHUYÊN GIA


Năng lượng Mới số 334
Bạn đọc: Chuyên gia được đào tạo bài bản của ông An Chi còn nhặt được nhiều từ Việt gốc Hoa Nam Quảng Đông trong bài “một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, in trong Nam Bộ Xưa & Nay (in tái bản lần thứ nhất, NXB TP HCM - Tạp chí Xưa & Nay, 1999, tr. 343-347). Xin ông cho biết nhận xét về một số trường hợp mà chuyên gia đó đã lặn lội để nhặt được? Xin cảm ơn ông.Nguyễn Hữu Đoàn (Ba Đình, Hà Nội)
Học giả An Chi: Về từ “ké”, chuyên gia này viết:
“Tức ký đọc theo âm Hoa Hán, giọng Quảng Đông. Ký là gửi gắm, nhờ vả, như nói ký sinh, ký thác. Song trong phương ngữ Nam Bộ thì ké được dùng khác ký; người ta chỉ nói ăn ké, ngủ ké, đi xe ké… chứ không bao giờ nói là ké sinh, ké thác hay ăn ký, ngủ ký cả. Đây là vì khác với ký trong mảng từ Việt Hán, ké trong phương ngữ Nam Bộ đã chịu áp lực sinh ngữ Hoa Hán mà trở thành một từ có thể sử dụng độc lập, tương tự như từ nhờ của tiếng Việt.
Lời diễn giàng thì quả đúng với phong cách của một người được đào tạo bài bản nhưng rất tiếc rằng nó đã sai ngay từ đầu vì người Quảng Đông không bao giờ phát âm chữ “ký” [寄] là “gởi” thành “ké” cả. Âm Quảng đông của nó là “géj3”, như đã cho rõ ràng trong Quảng Châu âm tự điển do Nhiêu Bỉnh Tài chủ biên (Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã, 1997). Lặn lội không biết công phu đến đâu nhưng kết quả là bắt nhằm rễ… thối!
Về từ “lẩu”, chuyên gia này viết:
“Tức lô, đọc theo âm Hoa Hán, giọng Hoa Nam. Lô là cái lò, đây chỉ là cái lò than dính liền với cái nồi, trong đó bộ phận lò than ở giữa để giữ nóng lâu và tiết kiệm chất đốt (…)”.
Giọng Hoa Nam thì có tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phước kiến, tiếng Khách Gia (Hẹ), v.v… Đã là người được đào tạo bài bản thì phải khẳng định dứt khoát đó là thứ tiếng cụ thể nào chứ không thể nhập nhằng “đọc theo âm Hoa Hán, giọng Hoa Nam” được! Âm Quảng Đông của chữ “lẩu” là “lù”; còn “lẩu” là âm Triều Châu của nó. Tên của cái lẩu trong tiếng Việt (Miền Nam) trước 1954 là “cù lao”.
Về từ “tiệm”, chuyên gia này viết:

Sự thật về ngải ăn thịt và những lời nguyền


(PetroTimes) - Không chỉ riêng Tư Ẩn, hầu hết giới pháp sư Việt đều săn lùng loại Huyết ngải độc thần tướng được cho là chúa tể trong thế giới ngải. Tuy nhiên, giới kiểm lâm khẳng định rằng, ở Việt Nam loại ngải này đã tuyệt chủng từ lâu. Giới tà thuật không đồng ý điều đó. Họ cho rằng, loại ngải đó vẫn tồn tại đâu đó trong vườn nhà một cao thủ tà thuật hoặc ẩn náu nơi nào đó trong rừng sâu, núi thẳm. Có nhiều lý do để giới tà thuật tin điều đó. Lý do cơ bản nhất là căn cứ vào… giai thoại.
Nuôi ngải như nuôi con so
Theo nhiều bậc kỳ lão, ngày xưa ở vùng rừng Bảy Núi (An Giang) và vùng Tây Nguyên, loại ngải chúa này mọc hoang rất nhiều. Khi còn mọc hoang, ngải chỉ là cây cỏ bình thường. Pháp sư dùng bùa chú "rước" ngải về vườn nhà "nuôi" rồi "luyện" để ngải có linh hồn. Khi được một pháp sư cao tay ấn "nuôi" và "luyện", ngải sẽ có linh hồn bất diệt. Linh hồn ngải sẽ bám theo pháp sư để bảo vệ như vệ sĩ vô hình.
Khi pháp sư chết đi, "linh hồn" loại ngải chúa tể ấy sẽ bỏ đi lang thang vào trong rừng sâu trú ẩn mặc dù thân xác tàn lụi. Nó chờ đợi gặp một pháp sư "có duyên" trục về.
Chỉ cần nuôi được một cây "huyết ngải" là pháp sư đã chứng minh mình thuộc đẳng cấp siêu hạng trong giới tà thuật. Bởi theo lời đồn, người "yếu cơ" sẽ không "trục" được ngải về nhà khiến nó sẽ chết.
Các tài liệu "bí kíp" chép tay lưu truyền và lời kể của các pháp sư đang "hành nghề" cho biết, phép "trục" huyết ngải rất nhiêu khê. Khi phát hiện một "ông" ở rừng, pháp sư phải chờ đến đúng 0 giờ mới tiến hành bứng ngải.
Đầu tiên, pháp sư phải đốt nhang rồi vái lạy 4 phương trời, 10 phương Phật rồi tay bắt ấn quyết trừ vong để các vong hồn ma quỉ không nhập vào thân ngải. Cùng lúc đó, pháp sư phải đọc câu thần chú thỉnh ngải "Ohm bok chau bon thum xa…".
Xong thủ tục lễ, pháp sư dùng máu của mình rưới lên hoa để ngải "no bụng". Chờ ngải "ăn" xong, pháp sư dùng 1 củ ngải đen (đã ếm chú, thổi bùa yêu từ hàng tháng trước) phất xung quanh cây huyết ngải để nó bị mùi hương mê hoặc.

25/6/14

THUỐC QUÝ ĐÃ CÓ SẴN QUANH TA

(Tham khảo để chữa bệnh tiểu đường và men gan)
TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu nói chắc khừ cứ như đinh đóng cột này, không phải kết luận của một nhà khoa học, hay một thầy thuốc lừng danh nào đó, mà lại là sự khẳng định của một bà nhà quê chân lấm tay bùn, đã ở tuổi 90, mà hầu như cả đời chẳng bao giờ bước chân ra khỏi làng. Bà cũng dị ứng luôn với cả giới khoa học. Cứ như lời bà thì dân có học chỉ là lũ mách qué, ăn no dửng mỡ rồi nói linh tinh. Không phải chỉ nói trong những buổi tuyên truyền vệ sinh dịch tễ ở xóm, ở phường, mà họ còn viết đầy cả lên mặt báo. Thì đấy! Họ bảo hôn nhau là chuyền sang nhau hàng triệu triệu con vi trùng. Khiếp! Thế chả nhẽ trước khi hôn nhau, lũ trẻ ranh phải nhúng miệng vào nước sôi, hay đeo khẩu trang hoặc sát cồn và bôi I ốt ư? Ngày xưa, nuôi con, bà toàn nhai cơm rồi mớm cho chúng. Miếng cơm đỏ quạch quết trầu. Thế mà có thấy con vi trùng “vi dút” nào đâu. Sáu đứa lớn lên, trông thằng nào cũng ùng ục như đô vật cả. Cũng cứ theo lời bà thì giời sinh voi, giời ắt sẽ sinh cỏ. Rồi đâu cũng vào đấy tất. Bệnh tật nào giời sinh ra, giời cũng lại cho thuốc chữa trị. Thuốc đầy vườn kia kìa. Thuốc ở trong cây lá đấy. Thuốc đầy xung quanh ta. Ở đâu cũng có. Chỉ con người mới ngu đần. Không ngu đần sao lại chết ngay bên đống thuốc?
Tưởng đó chỉ là chuyện tầm phào. Ai ngờ thật, giời ạ.
Thật là một điều kỳ diệu!
Cả tiểu đường, một căn bệnh nan giải nhưng rất nguy hiểm nếu biến chứng, thành nỗi ám ảnh của bao nhiêu người, có thể chữa được bằng thuốc đông y, mà rất hiệu nghiệm. Người bày cho tôi cách chữa này là anh Vũ Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh Hiền nhiều năm bị tiểu đường. Anh phải uống đến cả chục viên thuốc tây. Uống thuốc tây có thể trị được tiểu đường, nhưng rồi lại bị phản ứng phụ, có thể dẫn đến nảy sinh những căn bệnh khác. Uống thuốc đông y sẽ tránh được hệ lụy này. Anh Hiền cho tôi bài thuốc của nhà thuốc Vạn Tế Hưng, ở số nhà 22 phố Thủ Khoa Huân, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ. Dù ở bất cứ đâu cũng mua được thuốc, chỉ cần điện cho chị Hương. Chừng hai ngày sau, nhân viên bưu điện sẽ mang thuốc đến rồi thanh toán tại nhà mình. Thuốc không đắt mà hiệu quả cao. Đây là bài thuốc gia truyền có từ đời nhà Thanh của gia đình, không bị tác dụng phụ, giữ ổn định đường huyết có chỉ số từ 4,5 đến 5,5. Thật kỳ diệu. Đúng là thuốc quý có ở xung quanh ta. Chỉ có điều ta có biết không mà thôi.
Thì có ai coi thường Đông Y đâu. Chúng ta vẫn đang kết hợp Đông, Tây Y mà…

9/6/14

Nhà văn Nguyên Ngọc: “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi... rồi mọi chuyện chìm"

                                                                  Kim Sen (thực hiện)

Sức nóng của giàn khoan Hải Dương 981, mà Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử... chính là chủ đề Cafe đầu tuần của Kiến Thức vớinhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc.
 Một cơ hội để không còn phụ thuộc
- Tâm tư của người VN đã ít nhiều xáo trộn kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Xin ông chia sẻ những tâm tư của mình với tư cách một tri thức, một công dân của VN?
 Nói rằng tâm tư người Việt “ít nhiều xáo trộn” vì vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là nói quá nhẹ. Người Việt Nam nói “đất nước” để chỉ cái mà các dân tộc khác gọi là quốc gia. Một tấc đất, một tấc biển bị xâm phạm có thể khiến cả dân tộc này bừng bừng đứng dậy. Trải nghiệm bi tráng hàng nghìn đời cũng đã để lại trong óc và trong máu người Việt ý thức và tình cảm sâu sắc rằng nguy cơ lớn nhất, dai dẳng nhất, thậm chí mãi mãi không bao giờ dứt đối với chủ quyền của đất nước là đến từ phương bắc, từ bành trướng tham lam không đáy và không bao giờ dừng lại của tất cả các triều đại Trung Hoa.
Chuyện Trung Quốc có những âm mưu xâm lấn biển đảo nước ta là chuyện không mới, tuy nhiên lần này có hai điểm nổi bật:
 Một: Trong âm mưu lấn chiếm lâu dài đó, đây là một bước chuyển có tính đột phá: Trung Quốc bộc lộ rõ mà không cần che giấu. Đây là lúc, đúng như thời Trần cách đây tám thế kỷ đối mặt với quân Nguyên từng dày đạp cả nửa thế giới văn minh, khi cần chúng ta sẽ cùng cất lên lời khẩn báo“sơn hà nguy biến!”.
 Hai: Nguy biến, hầu như bao giờ cũng vậy, như một quy luật kỳ lạ và tuyệt diệu của cuộc sống, lại mở ra thời cơ cho dân tộc Việt Nam. Thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, một nước lớn ở ngay cạnh chúng ta mà lại không hề đàng hoàng luôn luôn muốn nhòm ngó đất đai của chúng ta. Hàng nghìn năm trước cha ông ta đã giữ trọn non sông đất nước bằng tư tưởng và hành động sống kiên định, thông minh và anh hùng ấy.
 - Hiểm nguy sống còn đồng thời lại là cơ hội lớn từng trằn trọc chờ đợi, ông có thể nói rõ hơn?
Hiểm nguy chết người thì rõ rồi. Còn thời cơ ư?
 Số phận đã đặt đất nước ta đứng sát cạnh một đế quốc khổng lồ và là một đế quốc cực kỳ tham lam. Suốt lịch sử lâu dài từng là vậy, ngày nay càng là vậy: ráo riết hơn, hung hăng tàn bạo hơn, hấp tấp nôn nóng hơn. Cách đây hơn thế kỷ trên thế giới người ta đã từng nói đến cái gọi là “họa da vàng” (péril jaune). Không phải chuyện phân biệt chủng tộc đâu. “Da vàng” đây cụ thể là đế quốc Trung Hoa. Nhân loại văn minh đã từng lo lắng về hiểm họa ấy. Hãy tưởng tượng đến một ngày cái đế quốc đó - mà là người Việt, dân tộc dày dạn kinh nghiệm nhất với đối tượng quái đản này, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn ai hết – đến một ngày cái đế quốc ấy sẽ làm chủ toàn thế giới! Vậy mà đó chính là ý đồ ngày càng không cần quá che giấu nửa của nó và không phải hoàn toàn không là khả năng hiện thực! Còn sống ngày nào, nhất thiết không được quên điều đó, viễn cảnh kinh hoàng đó.