12/4/16

Những niên đại quan trọng trong lịch sử Champa



Professor P. B. Lafont
(Trích từ sách Vương Quốc Champa: Địa Dư, Dân Cư, và Lịch Sử)
Dựa vào một số tư liệu cổ của Trung Quốc, Việt Nam, những bia đá tìm thấy ở Champa (mặc dù một số chưa được qui định rõ rệt ngày tháng), và nhất là tư liệu viết bằng tiếng Chăm, người ta đã có một khái niệm sơ lược về quá trình lịch sử của vương quốc Champa.
Ai cũng biết rằng, nhiều tư liệu bằng tiếng Hán thường hay nói về Champa, nhưng những biến cố này thường được ghi lại trong bao nhiêu năm về sau. Chính vì thế, những tin tức đó không đạt được độ chính xác cho lắm và nhiều khi mang nhiều yếu tố mâu thuẫn. Ngoài ra, những sử gia Trung Quốc hay Việt Nam chỉ nói đến Champa, một khi vương quốc này có sự liện hệ với quốc gia mình. Tình trạng này là nguyên nhân chính yếu giải thích tại sao tư liệu Trung Quốc và Việt Nam nói đến Champa quá ít và nội dung của nó thường mang nhiều tính chất lịch sử không trung thực. Riêng về văn bản bia đá Champa, một tư liệu quí giá nhưng không tránh khỏi nhiều trở ngại. Một phần vì số lượng của nó quá ít so với bia đá Kampuchea, một phần khác phát xuất từ sự thất lạc của bia đá này, chưa tính đến sự tàn phá văn bản lịch sử Champa do Ðại Việt chủ trương. Ðiều cần nên nhấn mạnh là nếu bia đá Champa đã cung cấp cho chúng ta nhiều tin tức về truyền thống tổ chức tôn giáo, tiếc rằng tư liệu đó chỉ nhắc sơ qua những gì liên quan đến biến cố lịch sử của vương quốc này. Cuối cùng, nhiều bia đá không mang ngày tháng đã trở thành chứng bệnh kinh niên trong cuộc bàn thảo để xác định thời gian của tư liệu. Hiện tượng này càng gây thêm nhiều sự nghi ngờ trong việc tham khảo văn bản bia đá Champa. Sau cùng, đó là biên niên sử Champa (sakaray dak rai patao) viết bằng tiếng Chăm. Ðây là tư liệu quá hiện đại và chỉ nói về lịch sử Champa sau thế kỷ thứ 15. Thêm vào đó, biên niên sử này chỉ là tư liệu lịch sử của tiểu vương quốc Panduranga, không hề nhắc đến biến cố gì liên quan đến các tiểu vương quốc Champa ở miền bắc, như Vijaya, Amaravati. Không ai phủ nhận biên niên sử này là tư liệu quan trọng, nhưng nội dung của nó rất là giới hạn trong không gian và thời gian.
***
Vấn đề xác định niên đại quan trọng trong lịch sử của một vương quốc Champa đã suy tàn đã trở thành công việc vô cùng khó khăn. Bởi vì việv làm này còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi sử gia và nó còn mang bao nhiêu tính chất không trung thực. Nhất là đối với Champa, một vương quốc mà sử gia chỉ đang ở tình trạng thái nghiên cứu về lịch sử của quốc gia này, chúng ta nên tự đặt lại vấn đề có nên nói về biến cố quan trọng của vương quốc này hơn là nói về niên đại quan trọng của hay không ?. Bài này viết về biến cố là đúng hơn.
1. Sự hình thành vương quốc Champa

1/4/16

BA ĐẶC ĐIỂM CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC



Trên trang web http://www.president.harvard.edu/speeches/ faust/ 090604_ commencement.php) đã có bài phát biểu quan trọng của GS Drew Gilpin Faust , vị Hiệu trưởng 62 tuổi của Trường Đại học Harvard trong Lễ Tốt nghiệp năm 2009 ở trường Đại học danh tiếng này. Chị Phạm Thị Ly đã chuyển ngữ diễn từ quan trọng đó. Vì tính quan trọng của các ý tưởng trong diễn từ này tôi xin trích đăng để bạn bè trong Xóm Lá tham khảo một phần trong đoạn nói về ba đặc điểm cốt lõi của Đại học để chúng ta cùng suy nghĩ về thực trạng các trường Đại học Việt Nam hiện nay:
Tôi muốn tập trung vài phút để nói về ba đặc điểm cốt lõi của trường đại học. Chỉ ba mà thôi… Trước hết: Các trường đại học Hoa Kỳ đã từ lâu được xem là cỗ máy tạo ra cơ hội và sự ưu tú. Giáo dục là tâm điểm của giấc mơ Mỹ từ thời lập quốc. Tuy vậy tất cả chúng ta đều biết rằng học phí đại học tăng cao đã gây khó khăn cho nhiều gia đình trung bình ở Mỹ. Giữ cho giáo dục đại học ở mức người dân có thể chi trả được là điều cốt yếu đối với quốc gia và cốt yếu đối với Harvard.. Chúng ta cần phải là một thỏi nam châm để thu hút tài năng.. Trong năm năm qua, chúng ta đã tạo ra một chương trình hỗ trợ tài chính có tác dụng biến đổi quan trọng, nghĩa là bảo đảm rằng mọi sinh viên có năng lực và tham vọng đều có thể theo học ở Harvard bất kể hoàn cảnh tài chính của họ. Và trong thập kỷ qua, chúng ta đã nâng cao gấp ba lần khoản hỗ trợ tài chính cho sinh viên và cho các trường chuyên ngành của chúng ta. Sự hỗ trợ đối với những sinh viên tài năng là một phần cốt lõi trong bản sắc của chúng ta, vì chúng ta tin rằng những ý tưởng hay nhất không xuất phát từ một giai cấp xã hội hay một dân tộc, giới tính, quê hương cụ thể nào. Đem lại cơ hội rộng rãi trong tiếp cận đại học là phương hướng cơ bản trong trách nhiệm và tính chính đáng trong hoạt động của chúng ta- chính trong mắt chúng ta, với những giá trị dựa trên chế độ tôn trọng nhân tài một cách mạnh mẽ; cũng như trong mắt xã hội rộng lớn đã dành cho chúng ta những ưu tiên như miễn thuế hay tài trợ nghiên cứu... Vì chúng ta cam kết sẽ đem những người thông minh nhất vào trường Đại học Harvard, chúng ta sẽ phải tiếp tục đầu tư những giảng viên lỗi lạc nhất để hướng dẫn những con người thông minh ấy theo đuổi việc khám phá và nghiên cứu khoa học, những thứ đã định nghĩa nên Harvard như một trường đại học nghiên cứu ưu việt... Những sinh viên tài năng đòi hỏi phải có những giảng viên tài năng và ngược lại…