19/12/15

MỘT BÀI NÓI KHÔNG GIẤY CỦA MICHELLE OBAMA (Năm 2012)


Cảm ơn bà Elaine rất nhiều. Chúng tôi rất biết ơn sự phục vụ và hy sinh của gia đình quý vị và chúng tôi luôn mong muốn quý vị trở lại.
Trong vài năm qua, với tư cách là đệ nhất phu nhân, tôi có được đặc ân rất lớn là đi khắp đất nước này. Và tất cả những nơi tôi đã đi qua, những người mà tôi đã gặp, và những câu chuyện mà tôi đã nghe, tôi đã thấy được những điều tốt đẹp nhất về tinh thần nước Mỹ.
Tôi đã thấy nó trong lòng tốt đáng kinh ngạc và sự ấm áp mà mọi người đã cho tôi thấy và gia đình tôi, đặc biệt là hai con gái của chúng tôi. Tôi đã nhìn thấy nó bên trong các giáo viên ở một học khu gần như phá sản, những người đã thề sẽ tiếp tục giảng dạy mà không nhận lương. Tôi đã nhìn thấy nó trong những người, những người trở thành anh hùng vào lúc thông báo, bước vào con đường hiểm nguy để cứu những người khác, bay khắp đất nước để dập tắt một đám cháy, lái xe hàng giờ để cứu một thị trấn bị ngập lụt.
Và tôi đã nhìn thấy nó bên trong những thanh niên và thiếu nữ trong bộ đồng phục và các gia đình quân nhân đáng tự hào của chúng ta … Trong những chiến binh đã bị thương, những người nói với tôi rằng, chẳng những họ sẽ đi được trở lại, mà họ còn chạy, và họ sẽ chạy marathon … Trong người thanh niên mù do một quả bom ở Afghanistan, người này đã nói, đại ý là: “Tôi sẵn sàng từ bỏ đôi mắt của tôi dù 100 lần, để có dịp thực hiện những gì mà tôi đã làm và những gì tôi vẫn có thể làm“.
Mỗi ngày, những người mà tôi gặp đã truyền cảm hứng cho tôi … mỗi ngày, họ làm cho tôi tự hào … mỗi ngày họ nhắc nhở tôi rằng, chúng ta đã may mắn như thế nào khi được sống ở một đất nước vĩ đại nhất trên trái đất này.
Được phục vụ mọi người với tư cách là đệ nhất phu nhân là niềm vinh dự và là một đặc ân … nhưng hãy trở lại thời gian cách đây bốn năm, khi lần đầu tiên chúng ta đến với nhau, lúc đó tôi vẫn còn có một số lo ngại về cuộc hành trình này khi chúng tôi bắt đầu.
Trong khi tôi tin tưởng sâu sắc về viễn kiến của chồng tôi đối với đất nước này … và tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ làm một tổng thống tuyệt vời… nhưng cũng như bất kỳ người mẹ nào, tôi đã lo lắng, nó sẽ ảnh hưởng thế nào đối với con gái của chúng tôi nếu anh ấy có được cơ hội.
Làm sao chúng tôi có thể giữ cho chúng khiêm tốn khi bị cả nước chú ý? Chúng sẽ cảm thấy như thế nào khi bị loại ra khỏi trường học, khỏi bạn bè của chúng, và ngôi nhà duy nhất mà chúng đã từng sống?
Cuộc sống của chúng tôi trước khi dọn tới Washington đã đầy ắp những niềm vui đơn giản … thứ bảy, có mặt tại các trận đấu bóng đá, Chủ Nhật thì đến nhà bà… và vào đêm hẹn hò, Barack và tôi hoặc là đi ăn tối, hoặc xem một bộ phim, vì là một người mẹ kiệt sức, tôi không thể thức với hai chúng nó.
Và thật tình là, tôi yêu cuộc sống mà chúng tôi đã xây dựng cho hai con gái của chúng tôi … Tôi yêu người đàn ông mà tôi đã xây dựng cuộc đời đó vô cùng… và tôi không muốn thay đổi nếu ông ấy trở thành tổng thống.

11/11/15

WASHINGTON DC- THỦ ĐÔ HOA KỲ

Theo Blog Nguyễn Lân Dũng
Washington D.C. là thủ đô của Hoa Kỳ, được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Mang tên chính thức District of Columbia (viết tắt là D.C.), có nghĩa là Đặc khu Columbia. Trong tiếng Việt, District of Columbia cũng được dịch là Quận Columbia nhưng dễ nhầm lẫn vì có đến 8 quận tại Hoa Kỳ mang tên Columbia, đặc biệt nhất là quận Columbia, Washington, một quận nằm trong tiểu bang Washington. Tiểu bang Washington cách rất xa Washington DC. Thành phố này nằm bên bờ bắc sông Potomac và có ranh giới với tiểu bang Virginia ở phía tây nam và tiểu bang Maryland ở các phía còn lại. Tuy đặc khu này có dân số 591.833 người nhưng do nhiều người di chuyển ra vào từ các vùng ngoại ô lân cận nên dân số thực tế lên đến trên 1 triệu người trong suốt tuần làm việc. Vùng đô thị Washington, bao gồm cả thành phố, có dân số 5,3 triệu người là vùng đô thị lớn thứ 8 tại Hoa Kỳ.Washington, D.C. là nơi tiếp nhận 173 Đại sứ quán nước ngoài, Trụ sở của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO). Ngoài ra còn có trụ sở của nhiều cơ quan thuộc Chính phủ Liên bang, Liên đoàn lao động và nhiều đoàn thể khác. Washington D.C. có một đại biểu quốc hội chung nhưng không có quyền biểu quyết và cũng không có thượng nghị sĩ nào. Cư dân Đặc khu Columbia chỉ được tham gia bầu Tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1961. Nếu coi Washington, D.C. là một tiểu bang thì sẽ đứng cuối cùng tính theo diện tích, đứng hạng hai từ cuối lên nếu tính theo dân số, nhưng lại đứng đầu tính theo mật độ dân số , đứng thứ 35 tính theo tổng sản phẩm nội địa , và đứng đầu về phần trăm dân số người Mỹ gốc châu Phi (!)

24/10/15

Đọc và suy nghẫm

Theo Blog Nguyễn Quang Vinh

- “Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt, tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy - Alexander Đại Đế.
- Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại cho bạn những người bạn đúng nghĩa.
- Nên nhớ rằng bạn có hai cánh tay, một để tự giúp đỡ chính mình, một để biết giúp đỡ người khác
- Đôi khi "cúi xuống nhặt lên" lại thể hiện phẩm chất vô giá của bạn ! Biết "cúi xuống" mới là trưởng thành, biết "hạ mình" mới là cao thủ.
- Sang không ở chức tước/Giàu không ở nhiều tiền/Cao không ở tầm vóc/Nhịn chưa hẳn là hèn.
- Nếu ai đó yêu bạn thật lòng, khi đứng trước hàng trăm lý do từ bỏ, người ta sẽ cố chọn ra một lý do để tiếp tục yêu bạn.
- Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai/ Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.
- Đôi khi giữ im lặng còn tốt hơn là chia sẻ. Bởi vì bạn càng đau đớn khi nhận ra rằng người ta chỉ có thể nghe chứ không thể hiểu vấn đề của bạn.
- Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai.
- Sai lầm, vấp ngã là chuyện thường tình của con người, nhưng ngoan cố trong sai lầm là bản chất của ma quỉ.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá/Tâm gian dối thì cuộc sống bất an/Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù/ Tâm đố kị thì cuộc sống mất vui.
- Đường đời mỗi ngày là một bài học, ai chịu suy xét thì nên/ Đường đời ta đi, người yêu kẻ ghét đứng đủ đầy hai bên/ Khi ta ngã, người yêu ta sẽ nâng ta dậy còn kẻ ghét sẽ đạp ta xuống.
- Tình cảm của con người cũng là một loại duyên/ Có người chỉ gặp một lần nhưng mất cả đời để quên/ Có người gặp ngàn lần cũng chẳng tìm ra một lần để nhớ


20/10/15

Ranh ngôn thư giãn

- Người bạn đích thực là người thực sự giúp ta đúng lúc mà ta chưa kịp nhờ họ giúp.
- Phải cực kỳ ngây thơ hoặc hơn thế nữa nếu thực sự tin rằng nếu ta làm rối loạn đường phố của ta thì đối phương sẽ sợ hãi mà không tranh chấp với ta ở ngoài biên hải.
- Tôi đang cảm thấy mình như miếng tampon, ở một chỗ rất thích nhưng lại không đúng lúc hay ho.
- Hãy yêu tôi như tôi vốn có thì tôi sẽ trở nên tốt hơn !
- Hạnh phúc thay người được sống với người mà họ muốn sống trong ngày tận thế.
- Lô gích của phụ nữ: Việc không thể làm nhưng nếu rất muốn thì vẫn có thể làm.
- Lô gích của đàn ông: Việc cần làm nhưng lại rất không muốn làm thì có thể không làm.
- Nền y học hiện đại không chữa bệnh mà chỉ kéo dài thời gian tiếp tục duy trì nếp sống không lành mạnh.
- Sự nghiệp giáo dục phát triển đến mức ngay cả Chí Phèo cũng có nhiều bằng cấp.
- Rượu uống nhiều thì có hại, nhưng uống ít thì lại dở miệng.
- Cứng rắn mấy thì khi thái hành cũng bị chảy nước mắt.

Lượm lặt vui

Theo Blog Nguyễn Quang Vinh
1. Người đàn ông chinh phục thế giới bằng sức mạnh và trí tuệ/ Người phụ nữ chinh phục thế giới bằng việc chinh phục đàn ông.
2. Đường lên đại học thì xa, đường ra ruộng lúa thì…A! đây rồi.
3.Tôi là người mạnh mẽ nhưng đôi khi tôi vẫn cần ai đó cầm lấy tay tôi và nói tất cả mọi việc rồi sẽ ổn thôi.
4.Xinh là một lợi thế, ế là một kỹ năng.
5. Đừng bao giờ ghét những người đố kị với bạn, hãy cám ơn họ, vì những người ấy là người nghĩ rằng bạn giỏi hơn họ.
6. Bạn thân là đứa có đánh chết cũng không khen bạn một câu nhưng luôn nói tốt về bạn sau lưng đứa khác.

2/10/15

7 BÀI HỌC LÀM NGƯỜI


 Theo Blog Nguyễn Lân Dũng
Đại sư Tinh Vân sinh ngày 22/7/1927 tại Giang Đô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Năm lên 5 tuổi ngài bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi ngài xuất gia. Với tư chất thông minh lại thâm tín Phật pháp, chẳng bao lâu sau ngài tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn năm 1947. Đến năm 1967, Phật Quang Sơn (Đài Loan) ra đời dưới sự lãnh đạo của ngài. Từ đó đến nay Phật Quang Sơn ngày một phát triển về mọi mặt văn hóa, giáo dục, từ thiện…
Ngài đã thuyết giảng khắp nơi từ Đài Loan, đến các nước Đông Nam Á, qua châu Âu, châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ nhà tù đến trung tâm quân sự… Ngài đã và đang gắn kết hàng triệu trái tim của mọi giai tầng trong xã hội lại với nhau thông qua lời dạy của đức Phật. Ngài thành lập, xây dựng các trung tâm học viện Phật giáo, thư viện, nhà xuất bản… Ngài đã rất vĩ đại khi mang tinh hoa Phật giáo đến với cuộc đời bằng chính công trình xây dựng và hoằng dương chánh pháp. Thiết lập tông chỉ lấy văn hóa hoằng dương Phật pháp, lấy giáo dục bồi dưỡng nhân tài, lấy từ thiện để làm phúc lợi xã hội, lấy sự công tu để tịnh hóa nhân tâm.Danh dự và đạo đức của ngài đã được khẳng định trên toàn thế giới. Ngài lần lượt nhận được học vị tiến sĩ danh dự từ các trường: ĐH Đông Phương (Mỹ), ĐH St. Thomas (Chile), ĐH Chulalongkorn và Magude (Thái Lan), ĐH Dongguk (Hàn Quốc), ĐH Griffith (Úc), ĐH Whittier (Mỹ), ĐH Trung Sơn (Cao Hùng, Đài Loan)…

THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI, MỘT THẾ GIỚI


TRẦN ĐĂNG KHOA
Một trong những sự kiện văn hóa thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế trong tuần qua là chuyến thăm Việt Nam của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Đức Pháp Vương là bậc lãnh đạo Truyền thừa Phật giáo Đại thừa – Kim cương thừa Drukpa. Ông cũng là nhà hoạt động xã hội thiện hạnh tích cực với các dự án, chương trình bảo vệ môi trường, di sản văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Ông đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng cao quý: “Vì Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ” của Liên Hiệp Quốc, cúp “Anh Hùng Xanh” của Tổng thống Ấn độ.
Đây là lần thứ 7 Đức Pháp Vương đến Việt Nam. Ông được nhiều người trên thế giới coi như vị Phật sống. Ông là một vị Phật tái thế. Sự “luân hồi” của vị Phật này xem ra cũng rất huyền bí và ly kỳ. Trước lúc viên tịch, vị Phật này đã báo trước ngày mình tái thế vào ngày nào, khoảnh khắc nào, ở địa điểm nào, và bậc sinh thành là ai. Và khi thông báo thế, bậc sinh thành còn chưa ra đời, có khi phải mãi nửa thế kỷ sau. Và đặc biệt, trước ngày Đức Phật giáng thế, 5 vị phó của dòng Truyền thừa phải cùng được báo mộng để tới đón. Và khi “cậu bé” – vị Phật ấy vừa tròn 5 tuổi, nghĩa là cái tuổi còn chưa biết chữ, một cuốn Kinh của Ngài đã được tháo ra, xếp lộn xộn giữa các trang để “cậu bé” xếp lại, nếu xếp đúng, rất chuẩn xác, Ngài mới được công nhận và được làm lễ đăng quang.

20/9/15

CẦN LẮNG NGHE CÁC Ý KIẾN PHẢN BIỆN


Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
1. Về đường lối
Chúng ta đã có những đường lối chính xác của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 Khoá XI, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9-6-2014 của Chính Phủ , Nghị quyết số 678/NQ-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 40/2000 ngày 9-12-2000 của Quốc hội liên quan đến công cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các Nghị quyết này đã đề ra những mục tiêu khá cụ thê nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính liên thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng tiếp thu của học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh, bồi đưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2. Chúng ta đang sống trong một Thế giới phẳng 
Hơn thế nữa tác giả của cuốn Thế giới phẳng nổi tiếng Thomas Friesman gần đây đã thấy không còn đúng nữa và ông đã viết cuốn sách mới –Thế giới nhanh. Rất tiếc chưa có bản dịch ở Việt Nam. Chúng ta ngồi đây nhưng có thể biết tình hình giáo dục của thế giới và của nhiều nước đang phát triển ra sao. Tất nhiên mỗi nước có hoàn cảnh khác nhau, nhưng đừng có quá nhấn mạnh đến sự khác biệt của tình hình nước ta để đi đến tình trạng mà như giáo sư Hoàng Tuỵ phải kêu lên là đến mức là dị dạng (!).

14/8/15

GÓP MỘT TIẾNG NÓI VỀ GIÁO DỤC


(Bài sưu tầm rất đáng xem, nhận từ trang của Đạo diễn NSND Trần Văn Thủy)

Nói chung một nền giáo dục mà lại phi giáo dục sẽ tạo ra những con người không có đam mê, nhiệt huyết, cùng với những tiêu cực của xã hội, họ sẽ chỉ lao động một cách chống đối và cầm chừng, tình trạng đó ở tầm vĩ mô đã kéo tụt sự phát triển của cả quốc gia. Có người sẽ nghĩ tôi đang nghiêm trọng hóa vấn đề, không hề, Việt Nam đang là nước có năng suất lao động thấp nhất châu Á.
Quý vị đã từng nghe về người bố 10 năm sống trong ống cống để nuôi con ăn học chưa?
Tôi xin tóm lược lại 4 yêu sách mà chúng ta cần đòi hỏi chính quyền thực hiện ngay:



Từ lâu tôi đã muốn góp một tiếng nói về giáo dục Việt Nam nhưng chưa có thời gian tìm hiểu cụ thể. Gần đây trước nhiều sự việc gây tranh cãi như nạn bạo lực học đường ngày càng ra tăng, mức độ ghê gớm cũng ngày càng cao hơn; 1 nữ sinh viên trường y tự tử vì không được học ngành mong muốn; 2 bố con ôm nhau khóc vì cậu con trai bị đình chỉ thi bởi một cuộc điện thoại khi đang trong phòng thi, cuộc gọi lại chính từ người bố đang mong mỏi bên ngoài; hay các bạn sinh viên tình nguyện lại trở thành giải phân cách sống dưới trời nắng trên 40 độ C trong kỳ thi Quốc gia vừa qua, khiến tôi quyết tâm viết bài này, xem chúng ta đang để con em mình làm nạn nhân của hệ thống giáo dục này như thế nào.
Để tiếp cận một một vấn đề hết sức khoa học, tôi lại muốn bắt đầu bằng cảm tính của mình. Khi còn trên ghế nhà trường, tôi luôn cảm thấy có rất nhiều điều bất ổn trong giáo dục, như việc học kiến thức dàn chải mà thiếu tính ứng dụng; Sử dụng một hệ thống đánh giá năng lực đơn điệu để cào bằng tất cả học sinh; Cho học sinh tập dượt trước khi có người dự giờ; đa số học sinh học hết phổ thông mà không biết mình thực sự giỏi cái gì, đam mê cái gì và nên thi đại học vào ngành gì; sau đó là hiện tượng mua điểm, đút tiền qua môn, học hộ, thi hộ…trong môi trường đại học và cuối cùng là ra trường lại thất nghiệp hoặc phần lớn làm trái ngành trái nghề; đổi mới và cải cách là những từ được nghe như cơm bữa mà mãi chẳng thấy khá khẩm hơn... những vấn đề đó tồn tại năm này qua năm khác.
Khi tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tôi đã bày tỏ những suy nghĩ đó và nhận được sự đồng cảm thất vọng về giáo dục Việt Nam từ họ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở nghi vấn, bởi chẳng có gì để so sánh, biết đâu chừng nó là điều tất yếu của cuộc sống, chẳng có gì là toàn mỹ, và chắc giáo dục ở đâu cũng vậy thôi. Khi có những phương tiện để tìm hiểu cũng như tiếp cận với những nền giáo dục khác, tôi đã biết tới những nền giáo dục, không chỉ những vấn nạn trên mà còn có những khía cạnh khác họ đã giải quyết hết sức hoàn thiện.

8/8/15

Biển Đông” Hay “Biển Nam Trung Hoa

Hoàng Hữu Phước, MIB

Nhân đọc bài Biển Đông Hay Biển Nam Trung Hoa của Ông La Quang Trí trên Emotino
Bài viết Biển Đông Hay Biển Nam Trung Hoa đầy bức xúc của Ông La Quang Trí đăng ngày 21-7 vừa qua trên Emotino khiến tôi rất quan tâm và có nhiều điều muốn viết.
Thủa nhỏ, tôi thấy các bản đồ của Việt Nam Cộng Hòa trong các chương trình học của tôi từ tiểu học đến trung học ở đất Sài Gòn đều ghi là Biển Nam Hải, xuất phát từ cái tên South China Sea trên Atlas thế giới. Thật ra thì đã là tên thì vô nghĩa, tức là vượt qua tất cả các diễn giải mà tự điển có thể chú thích cho mỗi một từ, như tôi đã nói đến trong một bài viết trước đây khi liên hệ đến quốc gia Ivory Coast tức Cote d’Ivoire mà Việt Nam đã hoàn toàn sai khi dịch ra Bờ Biển Ngà, chẳng khác nào gọi nhà tỷ phú Mỹ Knickerbocker là Ngài Quần Đùi hay Ông Tà Lỏn vậy. Thế nên mặc cho các nhà trí thức của đám thực dân ngày xưa có đặt tên biển nọ là Indian Ocean cho vùng biển bao la từ Ấn Độ đến bờ biển Tây Úc và nếu có gọi là Ấn Độ Dương thì cũng không có việc Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Indonesia, Úc, v.v, cùng mấy chục nước bờ phía Đông của lục địa Châu Phi sẽ bị Ấn Độ tuyên bố đường lưỡi khủng long chẳng hạn để chiếm đóng. Bọn chúng cũng đặt tên South China Sea cho vùng biển ta gọi là Biển Đông thì cũng chẳng sao, và ngay cả Philippines nếu sau này có thích gọi nó là Biển Tây vì nó ở phía Tây nước ấy cũng chẳng sao, vì South China Sea đã là tên gọi duy nhất từ xưa của giới xuất bản bản đồ.

7/8/15

Đặng Lê Nguyên Vũ và những phát ngôn ấn tượng


Theo Blog của Alan Phan
Có người bảo ông “cuồng ngôn”, ông có cảm thấy phiền lòng?
Đặng Lê Nguyên Vũ: (Cười). Tôi cũng xin nói với các bạn thế này, một con chim sẻ nó không thể hiểu một con đại bàng như thế nào hết, nguyên tắc con chim sẻ nó cứ mổ chốc chốc dưới đất, còn con đại bàng, bay ngược trên trời, cái nhìn của nó xa, rộng hơn nhiều. Tất nhiên, đại bàng cũng có lúc phải sống ở  vách đá cheo leo…
Ai nhận xét tôi cuồng ngôn? Quan điểm của tôi, khi tôi nói, tôi là số đông, còn người nghe là số ít, hiểu được bao nhiêu thì hiểu. Anh càng đi nhiều thì sẽ càng hiểu. Tôi đã gặp các giáo sư tên tuổi, lỗi lạc nhiều lắm rồi, anh phải tư duy với cách nhìn toàn cầu.
Chúng tôi không phải vĩ cuồng mà bạn phải nhìn nhiều và rộng hơn. Nhiều ông cứ bảo hôm nay, tôi sẽ lôi anh xuống nhưng tôi bảo: Ra đây, nói với tôi một buổi đi, nếu thuyết phục được tôi thì anh mới lôi được tôi xuống, còn không thì phải nghe chứ.
Mình nói họ không hiểu thì sẽ nghĩ mình vĩ cuồng, đại ngôn.
Cũng phải nói thêm rằng: Trỗi dậy đầu tiên của vật chất là trỗi dậy về tư tưởng, ngay cả trỗi dậy của quân sự, trỗi dậy của kinh tế thì hình thái đầu tiên cũng bắt đầu từ tư tưởng. Phải dám mơ, dám mộng thì mới thuyết phục được người khác và mới làm được những việc đại sự.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Người Việt có 4 điểm yếu “chí tử”:
Một là không có hoài bão, không có khát khao.
Điểm yếu thứ 2 là nô lệ về học thuật, về tư tưởng bên ngoài. Các tôn giáo, lý thuyết đều du nhập. Có thể nói, VN là nơi tiêu thụ văn hóa chứ không phải là nơi sản sinh ra văn hóa.
Thứ 3 là không có tính kế thừa. Triều đại khác lên lại kéo theo nhiều điều tồi tệ hơn trước, vật chất phát triển lên nhưng các cơ sở khác lại đổ nát.
Thứ 4 là khả năng thực thi vô cùng kém, tính thực tế, thiết thực làm cho đất nước hùng mạnh là không có.
Những sai lầm của cha ông phải khắc phục và Trung Nguyên muốn cổ động, nuôi dưỡng thêm 3 tinh thần xuyên thế hệ?
Thứ nhất là tinh thần chiến binh: Nếu thế lực khác vào là phải đè bẹp ngay, chứ không phải run lẩy bẩy như khi Starbucks vô chẳng hạn. Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu!
Thứ hai là tinh thần doanh nhân, tinh thần hiệp thương.
Muốn giàu thì ông nông dân cũng phải biết trồng quả cà chua bán ra Châu Âu, Châu Mỹ, chính trị cũng phải có tinh thần doanh nhân, thậm chí, văn hóa cũng phải có tinh thần doanh nhân. Đánh một bản nhạc phải biết phổ biến ra thế giới, vẽ một bức tranh phải biết kiếm ra bao nhiêu triệu đô la, chứ đừng coi mình là số 1, số 2 mà ra thế giới, không ai tiếp nhận.

Thứ ba là tinh thần độc lập, sáng tạo, đột phá. Có những quốc gia, họ coi sáng tạo là nguồn năng lượng sống của họ. Một ngày nếu tinh thần sáng tạo mất là dân tộc sẽ biến mất vì thù địch quá lớn, điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang rất lối mòn.

MỘT LÁ THƯ RẤT ĐÁNG ĐỌC

BÀI DỰ THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 44
Chủ đề : “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó”
(Tell us about the world you want to grow up in).

Cháu Nguyễn Vũ Huyền Anh, lớp 6C, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, thành phố Hải Dương,

Hải Dương, ngày 26/1/2015
Mẹ thương yêu!
Chuyến công tác này của mẹ thật lâu! Con đếm lùi từng ngày chờ mẹ về. Nhớ mẹ quá, nhớ mẹ quá, con nhớ mẹ quá cơ! Nhưng mẹ biết mà, nếu chỉ nhớ mẹ thôi thì con nhất định sẽ ôm cái điện thoại mà véo von với mẹ. Giờ con muốn viết thư kia, có nhiều hơn một lí do để con phải viết thư cho mẹ…
Mẹ ơi! Mẹ có nhớ Charlie, cô bạn người Pháp con quen được trong chuyến đi cùng mẹ năm ngoái không? Mùa hè năm trước, sống ở Pari tráng lệ - kinh đô ánh sáng, con được đến Khải Hoàn Môn, ngắm kiến trúc độc đáo của Đền thờ Trái tim cực thánh, thỏa sức mê man trong “ngôi nhà bảo tàng nghệ thuật hiện đại” - trung tâm Georges Pompidou, ngước nhìn tháp Eiffel – một công trình kiến trúc đã trở thành niềm tự hào của cả nhân loại, thăm lăng tẩm của Napoleon cùng những bảo tàng nổi tiếng nước Pháp, rồi đi dạo bên bờ sông Seins, nghe tiếng chuông nhà thờ Đức bà Pari đổ khi chiều xuống... Charlie là một hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ nhưng nhiệt tình hết chỗ nói, con vui lắm mẹ à. Với con, đó là chuyến đi ấn tượng nhất. Con thầm mơ ước được sống trong thế giới thiên đường đầy đủ ấy…

LỜI NGƯỜI CHA KHUYÊN CON

Sưu tầm
Hãy lắng nghe lời khuyên cảm động, chân thành từ đáy lòng một người cha dành tặng con mình với hy vọng con mình vượt qua mọi chông gai và hướng tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
- Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
- Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khuyên ấy.
- Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
- Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
- Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
- Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
- Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
- Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.
- Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
- Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
- Đừng khóc than, quỵ lụy, van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến. Có bầu trời, gió lộng thênh thang.
- Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
- Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.

27/7/15

Ơn Cha, nghĩa Mẹ, công Thầy

Sau 26 năm mới được gặp lại đông đủ thầy cô và các bạn Lớp 12A Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng - Tiên Phước, Quảng Nam - Chưa có bao giờ vui như hôm nay !

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Thay lời muốn nói - Khi Thầy viết bảng...

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Còn mãi với thời gian

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Liên hoan văn nghệ

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Trao học bổng cho các học trò nghèo vượt khó

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Tặng hoa tri ân công lao các thầy cô

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Phát biểu của thầy Hoàng Phúc, nguyên giáo viên dạy Toán (hiện Thầy đang định cư ở Úc)

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Phát biểu của thầy Phạm Hữu Thức, nguyên Giáo viên chủ nhiệm lớp, hiện là Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Phan Chu Trinh, Tiên Phước, Quảng Nam

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Phát biểu của thầy Đào Văn Đoàn, nguyên Hiệu trưởng

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - MC Trần Duy Việt và Phạm Thị Hoàng

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Dâng hương tưởng nhớ cụ Huỳnh Thúc Kháng

TẬP THỂ LỚP 12A TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HUỲNH THÚC KHÁNG - TIÊN PHƯỚC - QUẢNG NAM TỔ CHỨC GẶP MẶT SAU 26 NĂM (1989 - 2015), NGÀY 25-7-2015 TẠI TRƯỜNG - Tự hào ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu ngước Huỳnh Thúc Kháng

Bác hai và cháu (con gái của em trai út, chụp ở quê ngày 26/7/2015)

Ông và cháu (Con trai của Bùi Thị Uyển, chụp tại quê, ngày 26/7/2015)

Đi Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu, từ ngày 18/7/2015 đến 22/7/2015

Họp mặt gia đình nhân ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 âm lịch, năm 2015 tại Gia Lai

14/6/15

HOÀNG HỮU PHƯỚC NÓI VỀ ĐỐI LẬP


Là người đầu tiên giải thích rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, chuyên nghiệp nhất, hàn lâm nhất, và hùng biện nhất về các nội dung quan trọng khiến chấm dứt ngay các tỉ tê lê thê nhóp nhép lải nhải của kẻ thù của chế độ Cộng sản trên không gian mạng, như về Đa Đảng, Tự Do – Dân Chủ, Tuyệt Thực, Khủng Hoảng Kinh Tế, Tết Mậu Thân, hoặc Biểu Tình [1],  v.v., tôi nay xin nói về Đối Lập vốn cũng là một nội dung mà đám kẻ thù của chế độ Cộng Sản vẫn mông muội nói xằng nói bậy ví von như hình thái “dân chủ” do mặc định sai lầm rằng người dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không hiểu biết gì sất về Đối Lập. Bài viết này có 3 nội dung sau:
A) Hình thái ngữ nghĩa của “đối lập” về chính trị
B) Điều kiện tiên quyết của “đối lập” về chính trị trên toàn thế giới
C) “Đối lập” tại Việt Nam

A) Hình thái ngữ nghĩa của “đối lập” về chính trị

Về ngôn từ sử dụng trong từ điển Anh-Việt và Việt-Anh, “đối lập” là “opposition”
Về ngôn từ sử dụng trong thực tế đời sống chính trị, “đối lập” không có nghĩa là “opposition” và hoàn toàn không có nghĩa là “đảng đối lập”.
Tại Mỹ, từ “opposition” không còn được sử dụng khi nói về đảng chính trị. Kể từ Thế kỷ XIX, hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trở thành đế chế thống nhất sẻ chia quyền lực và Đảng này không là “đảng đối lập” của Đảng kia, và trên thực tế không có sự khác biệt gì lớn giữa hai Đảng này. Những danh xưng như Đảng Thứ Ba, Đảng Khác, hay các tên gọi khác đều không còn được sử dụng trên thực tế. Thuật ngữ “phe đa số” và “phe thiểu số” được sử dụng tại Hoa Kỳ, chứ thể chế của chế độ Hoa Kỳ không có chỗ cho sự đối lập. Có hai điều khẳng định: (1) toàn bộ hai Đảng đều tuyệt đối tuân thủ Hiến Pháp Hoa Kỳ và tuyệt đối bảo vệ chế độ chính trị của Hoa Kỳ; và (2)bất kỳ ai tiến hành bất kỳ hành động nào nhằm lật đổ chế độ hiến định của Hoa Kỳ – chẳng hạn như lật đổ chế độ hiện nay để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng sản, chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ lập hiến, v.v. – đều dứt khoát sẽ bị các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tiêu diệt trong biển máu.

TÁM BÍ QUYẾT NÊN NHỚ


 Nguồn: Viralnova, Distractify.
Thậm chí hàng trăm năm nữa, những bí kíp khoa học này vẫn còn nguyên giá trị.
Khoa học ngày càng phát triển giúp con người có ngày một nhiều các vật dụng tiện ích trong cuộc sống. Nhưng điều đó không đồng nghĩa, các mẹo vặt do người xưa sáng tạo ra không còn giá trị. Thậm chí, không ít bí kíp được áp dụng từ cách đây hàng trăm năm nhưng cho tới ngày nay vẫn còn nguyên tính thực tiễn.
1. Bí kíp luộc trứng bị nứt vỡ
Trước nay, bạn thường vứt đi những quả trứng nứt vỡ ? Nếu đúng vậy thì sau khi đọc bí kíp này, bạn sẽ không cần phí phạm như vậy nữa.
Rất đơn giản, chỉ cần thêm một chút giấm vào nồi luộc trứng mà thôi. Lòng trắng trứng chính là protein albumin. Trong môi trường nước nóng và có acid acetic (giấm), albumin kết tủa nhanh chóng. Kết quả là lòng trắng phủ kín phần vỏ trứng bị nứt vỡ, giúp bạn có được món trứng luộc nguyên vẹn mà không bị phá hỏng kết cấu.
2. Bí kíp nhặt vụn thủy tinh hay gai hoa hồng găm vào tay
Cảm giác bị gai hay các mảnh vụn thủy tinh đâm vào bàn tay luôn thật khó chịu. Tuy nhiên, với bí kíp trên đây bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi chúng.
Theo đó, bạn chỉ cần ấn chặt phần tay bị gai đâm vào một bình nhỏ chứa nước nóng. Áp lực hơi nước tạo ra khi đó sẽ khiến tay bạn dính chặt vào miệng bình. Chờ một lúc sau đó, rút tay ra và bạn sẽ thấy chiếc gai tự nhiên chui ra khỏi bàn tay.
Khi nước chảy từ trên xuống, bề mặt các lớp lọc sẽ giữ lại các chất bẩn, vẩn đục và cho ra sản phẩm nước sạch có thể sử dụng để nấu nướng và uống.
(Xin lỗi vì không chép được hình mô tả)


3. Chế tạo dụng cụ chữa cháy từ muối, nước
Thời xưa, khi chưa có những dụng cụ chữa cháy hiện đại, con người đã biết tới cách sử dụng muối ăn, nước và muối của ammoniac để dập những đám cháy nhỏ phát sinh trong nhà.
Cụ thể, hãy chuẩn bị sẵn hỗn hợp 2 lít nước, 0,45kg muối và 0,225 muối amoni (có thể là (NH4)2CO3). Sau đó, khi có đám cháy thì lập tức ném hỗn hợp này vào lửa. Muối ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ dập được đám cháy rất nhanh chóng.

10/6/15

Xin lỗi và bồi thường chiến tranh trong quan hệ quốc tế ; Kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ


·                                   NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG




                                                                Hòa giải và giảng hòa một cách chân tình không có nghĩa là chúng ta quên quá khứ
Nelson Maldela
Trong quan hệ quốc tế nói chung, vấn đề xin lỗi và bồi thường chiến tranh là một vấn đề luôn song hành với quan hệ giữa các nước trong quá trình hàn gắn vết thương để đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đây là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đề cập theo góc độ xã hội, lịch sử. Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay đã được bình thường hóa từ năm 1995 và năm 2013 hai nước đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác toàn diện” trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, khi nói đến những khó khăn trong quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, vấn đề bồi thường chiến tranh mà tổng thống Mỹ cho Việt Nam sau năm 1975 dường như vẫn là một đề tài tiếp tục được đề cập mặc dù đây là một trong các nội dung đã được nêu trong các cuộc trao đổi liên quan đến lịch sử quan hệ Việt – Mỹ. Có ý kiến của các nhà nghiên cứu Mỹ là do phía Việt Nam quá tự tin vào chiến thắng? Lại có ý kiến cho rằng chính Việt Nam do không nắm bắt được thông tin đầy đủ về nội bộ Mỹ nên đã không linh hoạt trong chính sách để rồi “bỏ lỡ cơ hội” bình thường hóa với Mỹ.Liệu đây có thật sự là các lý do có sức thuyết phục hay không? Việc nghiên cứu lại một kinh nghiệm lịch sử dựa theo cách tiếp cận mới đôi sẽ không khách quan và phù hợp nhưng vẫn sẽ là một điều lý thú. Có nhiều góc độ luận giải đã được đưa ra để lý giải cho sự việc này. Tuy nhiên, là một nhà nghiên cứu Mỹ dưới góc độ lịch sử và văn hoá, tác giả mạo muội tiếp cận dưới góc độ văn hóa chính trị để phân tích “kinh nghiệm lịch sử” này. Những nội dung được tác giả phân tích trong bài không phải là để “đào bới” lại quá khứ, hay phê phán một ai, một bên nào, mà chỉ đơn giản là trên cơ sở những thực tế lịch sử đã có, theo cách nhìn nhận đa chiều, góp phần giải thích một vấn đề vẫn còn có ý kiến khác biệt trong quan hệ hai nước: 
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, việc xin lỗi và bồi thường chiến tranh giữa các chủ thể đã luôn là việc diễn ra sau mỗi lần kết thúc xung đột hay chiến tranh. Đây là một hành vi thường được nhìn nhận là hợp lý làm dịu căng thẳng. Kể từ sau chiến tranh thế giới II kết thúc, trước nhu cầu xóa bỏ tội lỗi cũ, vấn đề xin lỗi và bồi thường chiến tranh của các chính phủ, các tổ chức đã có hành động phi nhân đạo đã trở nên có chiều hướng gia tăng. Chính vì vậy, việc yêu cầu chủ thể vi phạm phải có hành vi xin lỗi hay bồi thường cho những nước bị coi là nạn nhân đã được khuyến khích. Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cũng có thiên hướng nhấn mạnh vào việc gắn các hoạt động này với quá trình hòa giải giữa các nước. Trường hợp của Đức và Nhật bản là hai trường hợp được các nhà nghiên cứu phân tích khá kỹ. Sau chiến tranh thế giới II, Đức đã phải trả một khoản bồi thường khá lớn về những tội ác trong chiến tranh trong khi việc này đối với Nhật bản là không hề dễ thực hiện. Cộng hòa Liên bang Đức đã có những bước hòa giải lớn với các nước cựu thù khác. Quan hệ giữa Pháp và Tây Đức là một điển hình. Chỉ với một khoản bồi thường nhỏ và khoảng nửa thế kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, Pháp và Đức đã quan hệ rất gần gũi gần như có đồng ý kiến trong nhiều vấn đề ở châu Âu, đặc biệt là trong phạm vi cộng đồng Than thép[1].

Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời



Tạp chí Xưa và Nay số 456 tháng 2 năm 2015
Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.
Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?
Bảo Đại: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.
Frédéric Mitterand: Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?
Bảo Đại: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện. Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.
Frédéric Mitterand: Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?
Bảo Đại: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.
Frédéric Mitterand: Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?
Bảo Đại: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.

5/6/15

Albert Einstein nói về đạo Phật:

Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó sẽ là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học (Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo - Thích Tâm Thiện)

GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN


1. Đau đẻ
Một hôm ngồi rỗi đàn bà trong làng than vãn vì đóng vai trò máy đẻ ( joue le role d'une machine a` pondre'') ,nên nhất loạt lên đề nghị Thượng đế :'' mang nặng 9 tháng thì phụ nữ gánh ,còn đau đẻ thì bố đứa bé chịu''. 
Thượng đế chấp nhận Các bà ra về yên tâm tha hồ. ..mang bầu .
9 tháng sau: bà bầu đầu tiên chuyển dạ thì ông chồng hồi hộp chờ mãi chẳng thấy gì ,chỉ ông hàng xóm là quằn quái cho đến tận lúc bà bầu ...mẹ tròn con vuông. các bà bầu chưa đẻ vội họp khản cấp,cử hội trưởng lên xin thượng đế cho phép được ...chịu đau như trước đây.
Khi về, chàng trai nhận được tin nhắn của cô: “Em xin loi, em da co thai do khong dung voi anh”.
Con trai bức xúc gắt lên trong điện thoại:
Một hôm người con gái nhắn tin cho chàng trai và hỏi: “a dang lam gi the?”
Chàng trai trả lời: “a dang o cua phong tam mat xa noi dang co e iu”
Cô gái đọc tin nhắn giận quá, nhắn tin lại: “a that la qua dang!”, rồi sau đó tắt máy luôn.
Quả này, chàng trai này sẽ có một phen lao đao!
Hóa ra, anh chồng giải thích đôi giày là do con chó cắn nát
Cách thứ nhất:
Thêm vào đó sẽ phải bố trí chúng xa nhau ra để tiện lợi trong tác nghiệp và như vậy sẽ mất cân đối trầm trọng...
Vậy nên, cách đây khoảng nửa thế kỷ, người ta đã có giai thoại : Trong một lần khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước XHCN) họp để phân công trọng điểm cho từng nước trong khối ; nào là cơ khí, hóa học, nông nghiệp v.v... Tới lượt phân công cho VN, không biết phân công làm gì cho hợp lý !
Bỗng, có một ý kiến đề xuất và ngay lập tức được cử tọa vỗ tay nhiệt liệt thông qua - đó là phân công cho VN: chuyên THẢO NGHỊ QUYẾT - VIẾT XÃ LUẬN ! Tuyệt vời !


2. Mời anh
Cô giáo Tổng phụ trách Đội ở trường tiểu học nọ nhận được một loạt lời trách móc sau khi gửi tin nhắn đi.
Nguyên do là cô gửi tin nhắn cho mọi người đến dự đại hội Cháu ngoan Bác Hồ với nội dung: “Em dang o truong, moi anh den du” (Em đang ở trường, mời anh đến dự)
3. Cứ tưởng là…
Sau một hồi cãi vã, anh chồng hậm hực xách cặp đi làm mãi gần trưa nhận được tin nhắn của vợ: “Cho de anh o dau vay ?”
Bực tức anh gọi về:
– Sao cô có thể nặng lời như thế? Dù là cãi nhau thì cô cũng không thể xúc phạm tôi theo cái kiểu đó được.
Cô vợ liền giải thích:
– Sáng giờ dọn dẹp nhà cửa nhưng không thấy tấm ảnh gia đình anh thường để trên bàn làm việc, tưởng anh giận vứt đâu mất nên em mới nhắn tin hỏi chỗ để tấm ảnh đó ở đâu.

15/5/15

NHỮNG NGUYỆN ƯỚC CUỐI CÙNG CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ (THE LAST WISHES OF ALEXANDER THE GREAT)

          Trước khi chết Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1. Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2. Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu,...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và...
3. Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1. Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2. Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
3. Ta muốn đôi bàn tay của ta đong đưa, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: Tình Yêu Thương.


2/5/15

05 TIÊN TRI CỦA BÁC

Theo Năng lượng Mới số 416+417+418

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã dự đoán chính xác nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, thế giới. Trang tin điện tử của Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16-8-2012 và cuốn sách “Những tiên tri thiên tài của Bác Hồ”, Nhà xuất bản Thuận Hóa - 2008 đã viết về 5 tiên tri của Bác.
Chúng ta thấy các tiên tri của Bác đều thuộc tầm vĩ mô và diễn ra đúng như Bác dự đoán:
1. Về cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc - Việt Nam độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Năm 1942, đồng chí Lê Quảng Ba được Bác giao khắc bài thơ để in, về sau ông kể lại: “Anh em chúng tôi thắc mắc câu Bác ghi rõ: “Năm 1945 - Việt Nam độc lập”, nên đã đưa Bác xem lại. Bác xem rồi bảo: Cứ thế khắc in. Sau này, trong cuốn hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng kể lại rằng: “Trong những đêm giá lạnh ở hang Pác Pó, Bác đã tiên đoán thời điểm cách mạng thành công. Đó là “Năm 1945 - sự nghiệp hoàn thành”.
Trong cuốn "Những chặng đường lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1977, có đoạn viết: "Thực tiễn và thời gian sẽ là kiểm nghiệm nghiêm khắc những điều tiên tri đó thuộc về những thiên tài, có điều lịch sử đã diễn ra đúng như dự đoán của Người".
Cuốn "Lịch sử nước ta" giữa lúc cách mạng còn khó khăn, nhưng trong niên biểu "Những năm quan trọng" ở cuối cuốn sách, Bác Hồ đã tiên đoán "Việt Nam độc lập... 1945".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người duy nhất đặt vấn đề về sự kiện Bác Hồ tiên đoán ngày cách mạng thành công kể lại: "Mùa xuân 1941 - Bác Hồ đã tiên đoán ngày cách mạng thành công 45 - sự nghiệp hoàn thành". Bác không hề nhắc lại câu thơ này. Từ đó đến nay, bị lôi cuốn vào công việc, anh em chúng tôi cũng chưa có dịp hỏi lại Bác: “Vì sao Bác có một sự tiên đoán như vậy, điều đó đã trở thành một trong những điều ta chưa hiểu hết được về con người và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại gần 60 năm của Bác".
2. Về cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại, Liên Xô đã chiến thắng phát xít Đức, Ý, Nhật; cách mạng nhiều nước thành công, ra đời hệ thống XHCN;
3. Trong tác phẩm “Giấc ngủ 10 năm” (6-1949) Bác dự báo về Chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải rút quân khỏi nước ta từ sau tháng 7-1954;
4. Chiều ngày 7-5-1954, ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì nhận được điện của Bác, trong đó có câu: “Không khéo chuyến này ta còn phải đánh nhau với Mỹ lâu dài, gian khổ đấy…”. Và quả thật, đế quốc Mỹ chỉ chịu thua sau trận Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội vào 12-1972;
5. Ngày 1-9-1960 Bác Hồ đã viết lời tiên tri trong bài phát biểu chào mừng Quốc khánh 2-9 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, trong đó có câu “chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”. Sự thật là quân và dân ta đã tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam, đưa đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất sau ngày đại thắng 30-4-1975.
Đức Dương (st)


18/4/15

Xe đạp gắn cánh quạt của thầy giáo Trần Đình Thuy

Trọng kính quý độc giả ! Tôi có người bạn tên là Trần Đình Thuy, sinh năm 1973, quê quán ở Thái Bình, nguyên là bộ đội xuất ngũ, có thời gian công tác tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum sau đó thì nghỉ việc vì lý do sức khỏe, hiện là giáo viên cấp 2 Trường Trung học cơ sở xã Vinh Quang (thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Tuy không được đào tạo chuyên môn về ngành cơ khí, động lực học..., nhưng bằng sự đam mê, thích sáng tạo, khám phá, anh đã có nhiều sáng kiến, chẳng hạn: - Trong năm 1998, khi xe Dream đang thịnh hành và cũng là dòng xe đầu tiên khởi động máy bằng cách "đề" chứ không đạp, cùng với đó là xe máy Tàu giá rẻ ào ạt vào thị trường Việt Nam nên tình trạng tai nạn giao thông tăng báo động - trong đó nhiều trường hợp tử vong vì lỗi người đi xe không gạt chân chống..., vì thế anh đã có thư đề nghị Honda nghiên cứu, chế tạo làm sao xe khi chưa gạt chân chống thì không khởi động được máy (sau đó Tổng Giám đốc Honda người Nhật tại Việt Nam có thư hồi đáp, cảm ơn, tiếp thu ý kiến và tặng anh một chiếc đồng hồ...); - Cũng năm 1998 anh đề nghị Bộ Quốc phòng Việt Nam về ý tưởng chế đạn chống tăng (nội dung này tôi và anh thức trắng đêm đánh máy để hoàn thành sản phẩm gửi đi nhưng không được cấp có thẩm quyền hồi âm); - Gần đây anh cải tạo lại máy nóng lạnh với những ứng dụng tiện lợi, giá rẻ - đặc biệt trong tháng 3-2015, tại cuộc thi sáng tạo do ngành giáo dục Kon Tum tổ chức, anh cho ra đời dụng cụ nhổ mì... thu hút sự chú ý nhiều người, được dư luận đánh giá cao. Những sản phẩm đó đã được cơ quan liên quan trưng bày tại triển lãm ở Hà Nội và Đồng Tháp... Mới đây, anh cho ra đời chiếc xe đạp gắn cánh quạt tận dụng sức gió để tăng tốc (xin xem hình dưới đây, trong đó tác giả là người mặc áo xanh). Sản phẩm tuy trong quá trình thử nghiệm, nhưng bước đầu thấy rõ tác dụng hữu ích, rất mong quý độc giả hưởng ứng, ủng hộ tinh thần nghiên cứu của anh Trần Đình Thuy. Riêng cá nhân tôi, với tư cách người anh và cũng là người bạn, tôi có niềm tin mãnh liệt, tuyệt đối về các hướng nghiên cứu của anh và cũng tin rằng, mọi đam mê mà Thuy ấp ủ, làm hết mình thì sẽ gặt hái thành công. Nếu quý khách có nhu cầu trao đổi, góp ý, xin liên hệ: Trần Đình Thuy - Điện thoại: 093.477.1337 hoặc qua Hà Xuân Nguyên - Điện thoại: 0905.795.516