27/8/14

46 CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG MẸO


Các bạn thân mến
Một người bạn từ nước ngoài gửi cho tôi bài viết sau đây. Xin treo lên để các bạn tham khảo. Có lẽ tác giả là nhà Diện chẩn học Bùi Quốc Châu.
Theo Blog Nguyễn Lân Dũng
01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít: 
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng: 
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chụccái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay: 

26/8/14

Lãnh đạo phải lo tránh xa 12 tật xấu, thể hiện của trì trệ


Theo Kristen Nguyen – Doanh Nhan Saigon – 7 Jan 2014
Là một doanh nhân giỏi không chỉ có cần có sức khỏe về mặt thể chất; mà sức khỏe về mặt tinh thần là cực kỳ quan trọng. Sau đây là 12 điều mà những doanh nhân có tinh thần thép không bao giờ làm.
1. Than phiền về số phận
Những người có tâm lý vững chắc không bao giờ than phiền về hoàn cảnh của họ. Họ luôn chịu trách nhiệm về hành động và kết quả hành động của mình. Họ thấu hiểu rằng cuộc sống là không công bằng cho nên họ luôn cố gắng học hỏi từ những vấp ngã thông qua khả năng nhận thức và lòng biết ơn thay vì ngồi một chỗ “than thân trách phận”.
2. Trao quyền cho người khác
Những người có tâm lý vững rất kỵ trao quyền quyết định cho người khác. Họ luôn muốn tự mình kiểm soát và không ai khác có thể có quyền điều khiển hành động và cảm xúc của họ.
3. Né tránh sự thay đổi
Họ luôn chấp nhận sự thay đổi và sẵn sàng đương đầu với những thách thức. Nỗi sợ lớn nhất của họ là sự tự mãn và trì trệ. Một môi trường đòi hỏi sự thay đổi, thậm chí không an toàn là động lực lớn để họ làm việc có hiệu quả nhất.

21/8/14

Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết ?

Nguyễn Đắc Xuân
Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.
 Đảo chánh lật đổ chế độ Diệm chưa đầy 100 ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung-cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).
Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám, ông Nhung tự vận bằng dây giày”.
Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông như sau:
Trời sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy đảo chánh (“chỉnh lý”) những người mà họ cho là không ít thì nhiều “có tội với đất nước” (Sau này ông Khánh đã đặt ra những tội “trung lập” và “thân cộng” gán cho họ).Trong số này tôi (Nguyễn Chánh Thi) thấy có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh. Thiếu tá Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm. Thiếu tá Nhung khai hoàn toàn không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng cả. Ông ta đã thuật lại việc giết hai ông Diệm, Nhu như sau:
Tờ khai của thiếu tá Nhung - người ám sát anh em Ngô Đình Diệm 
 
 “Tôi (Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo, trong đó có thiếu tá ĐàyTrách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là thiếu tướng Thu (?).
Đoàn Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigòn. Đi được chừng 500 thước thì từ phía Sài Gòn chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Từ đằng xa họ thấy tướng Thu đưa lên một ngón tay trỏ. Bên đoàn xe thiết giáp dự đoán rằng ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em ông Diệm. Họ còn đang ú ớ muốn hỏi lại cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được. 
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Đồng thời đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu. Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá”.