26/2/15

Video lễ lên ngôi Hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam

tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936 – 2007) là hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam. Ông sinh tại điện Kiến Trung trong Đại nội Huế, là con trai của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Ngày 7 tháng 3 năm 1939, Bảo Long được phong hoàng thái tử khi mới 3 tuổi. Sau ngày vua cha Bảo Đại thoái vị đánh dấu việc kết thúc nhà Nguyễn, ông cùng các em theo hoàng hậu Nam Phương về cung An Định sống và học tại trường Đồng Khánh cùng với các gia đình bình dân. Năm 1947, chiến tranh Pháp-Việt nổ ra, hoàng hậu Nam Phương đem Bảo Long và các anh chị em đến Thorenz tại Cannes, thuộc vùng biển Địa Trung Hải Côte d’Azur Pháp sinh sống. Ông sống một cuộc đời lặng lẽ tại Pháp, sau khi rời khỏi quân ngũ ông theo học ngành Luật và Khoa học Chính trị tại Paris và rồi đi làm cho một ngân hàng của gia đình bên ngoại, rồi ông sống lặng lẽ, không dính đến việc chính trị. Ông đã từng cộng tác với Hoàng Tử Bảo Vàng (con của vua Duy Tân) trong nhiều dự án về từ thiện, giáo dục và văn hóa cho người Việt Nam. Buổi lễ tấn phong năm 1939 của vị hoàng thái tử cuối cùng nhà Nguyễn được người Pháp quay lại, đó là đoạn phim màu giúp thế hệ sau biết nhiều hơn về cung điện, quan lại, trang phục…thời Nguyễn. Read more: http://www.lsct.dlv.vn/2015/02/le-len-ngoi-hoang-thai-tu-Bao-Long.html#ixzz3Sph7YbfN

XẢ STRESS ĐẦU XUÂN

1. Xuống tí nữa..!!!
- Thì con gái hay để tóc dài, con trai tóc ngắn.
- Thấp thấp một tí được không anh?
Chàng suy nghĩ một lúc rồi bảo:
- Con trai hay đeo thắt lưng, con gái thì ít hơn.
- Úi chà, anh “xuống” thấp đột ngột quá! Còn gì khác nhau dưới cái thắt lưng không anh?
Lần này chàng vỗ tay cái đét, đứng dậy nói:
- Đúng rồi, chỉ có thằng điên mới đi giày cao gót!
Mọi việc trong nhà, nàng đều một thân gánh vác. Đánh vật với cuộc sống ở thị thành không xong, hai vợ chồng dọn về một làng chài ven biển tìm kế sinh nhai.
Chắc vì thiếu kinh nghiệm nên nàng không đánh cá được nhiều như người ta. Cực chẳng đã, nàng khóc lóc với chị hàng xóm:
- Chị ơi, có bí quyết gì không chỉ cho em với, nhà em chỉ ăn hại thôi, mình em mưa nắng kiếm ăn mà không đủ. Sức vóc em không thiếu nhưng mỗi tội không biết đánh cá chỗ nào cho được nhiều cả.
Chị hàng xóm chép miệng:
- Có gì đâu, cứ mỗi sáng dậy, tôi nhìn cái của nợ của lão chồng, nó ngoẹo sang hướng nào thì đi đánh cá hướng ấy.
Nàng về nhà làm theo, quả nhiên đánh được nhiều cá, đời sống khấm khá dần lên. Được ít hôm, nàng lại chạy sang than thở:
- Chị ơi, nhưng có hôm cái của nợ ấy nó chỉ thẳng lên giời, em chẳng biết là nên đi theo hướng nào cả, hu hu, sao em khổ thế…?
Chị hàng xóm cười khẩy:
- Phải gió nhà chị, hôm nào nó dựng đứng lên thế thì ở nhà chứ đi đánh cá làm gì nữa! Rõ là phước nhà chị mà không biết hưởng!

2/2/15

Thư của cụ Phan chu Trinh gửi vua Khải Định năm 1922 (bản dịch)

Việt Nam quốc dân Phan Châu Trinh gởi thư cho đương kim hoàng đế.
Sau khi Bệ hạ lên ngôi, thường ra những Chiếu, Dụ ép dân phải tôn quân quyền, là lẽ gì vậy? Bệ hạ thường nói, nước ta xưa nay vẫn sùng Nho giáo. Nho giáo còn ai lớn hơn ông Khổng, ông Mạnh? Xưa vua Định Công hỏi đức Khổng Tử rằng: “Có câu gì vua nói ra làm nước thạnh vượng được không?”. Đức Khổng Tử rằng: “Có, làm vua khó lắm, mà làm tôi cũng không dễ”. Lại hỏi rằng: “Vậy thời có câu gì vua nói ra, mà làm mất nước không”. Đức Khổng Tử rằng: “Có, ta không vui chi sự làm vui, ta chỉ vui sao cho những lời ta nói ra không ai dám cãi lại”. Thầy Mạnh Tử nói rằng: “Trong nước dân là quý nhất, đất cát và vật sản là thứ nhì, còn vua là khinh”. Lại nói rằng: “Có ở cho được lòng người cùng dân, mới đáng làm ngôi thiên tử”. Còn biết bao nhiêu là lời nói khác nữa, cũng toàn một ý ấy cả. Bệ hạ xem lại trong 5 Kinh và 4 Truyện, xem có câu nào là tôn quân quyền không? Bởi vì người nào mà ngôi mình ở trên muôn người, thời lòng khiêm nhượng phải xem mình như ở dưới cả muôn người, ấy là cái tinh thần của Nho giáo vậy; nếu người nào hãnh hãnh tự đắc, cậy quyền thế mà ép dân, rằng: “chúng bay phải tôn ta, phải sợ ta, thời người ấy chẳng khác chi tìm đường tự tử vậy”.
Thưởng phat là cái phép lớn của Triều đình. Mạng sống của dân, kỉ cương của nước, đều quan hệ ở đó cả. Đức Khỗng Tử nói: “Hình phạt không nhằm phép, thời dân không có chỗ thò tay chân”. Mạnh Tử nói rằng: “Người trên không theo lẽ thẳng, người dưới không giữ phép luật, cái nước như thế, thời thế nào cũng phải mất”. Đời xưa thưởng người phải ở Triều, là tỏ ra người cả nước cùng thưởng, phạt người phải ở chợ, là tỏ ra người cả nước cùng phạt; nếu hai sự đó mà mất cả công bình, thời dân cần gì phải có vua có quan?
Cái quỳ lạy chẳng qua là để chỉ sự tôn kính đó mà thôi, ngoài ra chẳng có nghĩa lý gì cả. Một người ngồi đồ sộ ở trên, bao nhiêu người dưới phải áo mão dập đầu xuống đất, chẳng những là làm mất cái phẩm giá của loài người, mà lại làm cho người trên sinh lòng kiêu căng, người dưới mất lòng liêm sỉ, thật là một cái lễ phép rất là mọi rợ. (Lễ lạy đời xưa, một người lạy thời phải lạy trả lại, lễ đó hãy còn bên Nhật Bản, nhưng vì phiền quá, nay cũng bỏ).