28/2/14

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình thăm, làm việc tại Sở Nội vụ Kon Tum ngày 27-02-2014

Đón và làm việc với đoàn, có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Nội vụ Kon Tum A Cường, cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện liên quan.

25/2/14

Một nước Nhật quá xa xôi


Tác giả: Vương Trí Nhàn 23/2/2014
Cộng với những hiểu biết vốn có từ trước năm ngày du lịch bụi ngắn ngủi,đủ để tôi cảm thấy xã hội Nhật, người Nhật là cả một hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt..
Nhắc lại ảo tưởng đó để hiểu rằng, chiến tranh để đẩy chúng ta chui vào sừng trâu, và ra khỏi chiến tranh chúng ta đã xa lạ với thế giới như thế nào. Ta chẳng hiểu gì về người, mà cũng chẳng hiểu gì về chính mình. Từ đó, trong cái thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, ta vẫn nhắm mắt mở, bước đi loạng choạng xiêu vẹo. Trong sự vội vã điên cuồng lo làm ăn sinh sống, xã hội Việt sau chiến tranh đã trở thành một xã hội mất hết tự tin. Không ai bảo ai, không dám thú nhận, song trong thâm tâm, nhiều người chỉ còn tin rằng sẽ chẳng bao giờ chúng ta sẽ theo kịp thiên hạ. Cách sống thời thượng nhất lúc này là có cái gì bòn mót mang bán lấy tiền. Ăn cắp của nhà nước cũng được, lột da nhau cũng được, miễn có tiền. Rồi đi nước ngoài mua sắm những thứ xịn nhất, mới nhất, hiện đại nhất. Rồi lấy đó làm niềm tự hào rằng người mình cũng đang có sự tiến bộ vượt bậc theo kịp các nước trên thế giới.
8- 6 -2013
Xuất phát từ Hà Nội, sau một chuyến bay đêm hơn bốn tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt đầu một ngày mới trên chiếc xe từ sân bay Narita về Tokyo. Không khí dịu mát như một ngày cuối thu đầu đông ở đồng bằng sông Hồng, song cái lạnh ở đây lại có khí vị vùng biển bắc, cái cảm giác mà tôi cảm nhận khi đến Leningrad vào năm 1988.
Nhìn chung quanh, thấy khung cảnh thoáng rộng sạch sẽ, cây cối đạm bạc. Ghé lại một trạm bên đường để xe mua xăng, bắt gặp không khí của nước Nhật bình thường, người nào người nấy chăm chú vào công việc.
Có cái lạ là, khi đến Tokyo, tôi cũng lại gặp một khung cảnh vắng lặng như vậy. Không những trên đường người đi bộ thưa thớt mà cả ô tô đi lại cũng ít. Trong khi đó, lại biết rằng Tokyo có đến 20 triệu dân và hàng ngày có đến 40 triệu người lai vãng. Nơi tôi tới chỉ là ngoại ô chăng? Thành phố chính ở đâu? Như đã đoán được thắc mắc của tôi, người hướng dẫn du lịch sớm giải thích, đây chỉ là phần trên mặt đất, còn trong lòng đất có đến bốn thành phố nữa. Ở đó cũng có giao thông, xe điện ngầm, những phố buôn bán; ở đó mặc dù rất đông, nhưng rất trật tự.
Ngày đầu xa lạ
Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến tham quan là phía ngoài hoàng cung Nhật. Cũng như mọi người dân nội địa, chúng tôi không được vào tham cung điện chính của hoàng gia, chỉ được đứng và quan sát từ xa và nghe người giới thiệu kể chuyện lại về một cuộc sống rất khổ hạnh của những người sống trong cung điện đó.
Người Nhật quen chấp nhận tình trạng cách ly này bởi họ hiểu những người sống trong hoàng cung phải nhận vai hình mẫu của nước Nhật, có nghĩa phải chịu rất nhiều áp lực. Có những người con gái trong đó cảm thấy thật nhẹ nhõm nếu lấy được người chồng dân thường, ra khỏi hoàng cung, để được sống như mọi người bình thường.
Buổi chiều chúng tôi đến thăm ngôi nhà của Tòa thị chính, ở đây có tháp truyền hình cũ, từ đó có thể nhìn ra cả Tokyo.
Có điều mất vui là ngay trong buổi chiều đầu tiên này, đoàn du lịch chúng tôi đã có một người bỏ trốn. Khi cả đoàn lên tháp rồi lần lượt xuống dần thì anh ta lẩn mất. Sau mới biết, từ Hà Nội anh ta đã chuẩn bị để làm việc này. Cái ba lô còn lại trên xe ô tô của anh nhẹ tênh. Theo sự giải thích của người hướng dẫn, có lẽ đây là một người Việt được bố trí sang Nhật để trộm cắp thuê. Dân Việt có hộ chiếu bên đó, khi phát hiện ăn cắp thì sẽ bị trục xuất khỏi nước Nhật. Nên họ phải thuê những người trong nước sang làm chân rết. Người này có bị tống về thì cũng không mất đầu mối.

Alan Phan: Năm mới nói chuyện kiếm tiền và xài tiền


Theo Hà Thái (Báo DTCK ngày 31 Jan 2014)
 Tiến sỹ Alan Phan rời vị trí Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa cách đây hai năm. Sau 11 năm với Viasa, ông cho rằng “chiếc áo” đã cũ và chật. Ông muốn phiêu lưu với một hành trình mới… Tuy nhiên, Tết này sẽ không nói đến hành trình mới của ông, mà thay vào đó ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ của ông xung quanh chuyện kiếm tiền và xài tiền, bởi ông không chỉ là một nhà kinh doanh mà còn là một người trải đời, bôn ba nhiều nơi trên thế giới và có những góc nhìn khác lạ về các vấn đề cuộc sống.
 Kiếm tiền
 Tôi không cần tiền; nhưng tất cả những gì tôi yêu đều cần tiền
1. Người Việt Nam, nhất là giới trẻ luôn nghĩ kiếm tiền là yếu tố hết sức quan trọng. Thực ra vấn đề quan trọng hơn mà họ quên là tìm cho mình một công việc mà họ đam mê, hứng thú cả đời. Chăm chú vào việc kiếm tiền thay vì đóng góp, sáng tạo để tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm sẽ dễ dàng lệch hướng và thiệt hại lớn lao về lâu dài.
2. Những người kiếm tiền vĩ đại trên thế giới như Bill Gate của Microsoft, Mark Zuckerberg của Facebook, Steve Jobs của Apple… đều là những người dám theo đuổi sở thích của mình. Tiền không phải là cái đầu tiên họ kiếm. Nếu quan tâm đến tiền đầu tiên thì có lẽ Bill Gate đã ở lại Harvard, học hành đàng hoàng, kiếm cho mình một tấm bằng lận lưng thay vì bỏ trường, lêu bêu ra ngoài, làm ra một sản phẩm mà không biết ai sẽ sử dụng. Đó là một cuộc phiêu lưu, nhưng những người như thế dám sống vì đam mê của mình.
3. Nói thế nhưng cũng phải hiểu và thông cảm cho những người trẻ Việt Nam. Những khó khăn trong cuộc sống cộng với áp lực từ nhiều phía như gia đình, xã hội, các cơ chế hành chính… đã khiến họ phải đi theo con đường đã đóng khung. Họ phải đi làm 8 tiếng mỗi ngày, về nhà thì phải sinh hoạt với gia đình, không thì đi nhậu với bạn bè… Cứ thế, dù có đam mê nhưng chỉ vài ba năm thì đam mê cũng “cuốn theo chiều gió”.

GS.TS Đỗ Quang Hưng: Muốn hưởng thụ được văn hóa thì phải có giáo dục

Theo Báo Đại đoàn kết, ngày 23-02-2014
Không bi quan mà cũng chẳng tỏ ra lạc quan, trong phòng khách ấm áp hơi xuân giữa chiều Hà Nội trở gió mùa,  GS.TS Đỗ Quang Hưng - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo của UBTƯMTTQ Việt Nam đã có buổi trò chuyện với Đại Đoàn Kết về các vấn đề của lễ hội, của tín ngưỡng đang diễn ra với người Việt những ngày tháng này bằng cái nhìn cặn kẽ và thấu đáo của một nhà nghiên cứu tôn giáo. 

Thận trọng trong việc quy kết mê tín
Thưa Giáo sư, chúng ta đang ở tháng Giêng, nghĩa là mùa lễ hội và đi lễ đầu năm của người Việt đang vào hồi "cao điểm” nhất. Nên nhìn điều này thế nào?
GS.TS Đỗ Quang Hưng: Theo tôi, nên nhìn lễ hội ngày nay ở nhiều cách tiếp cận. Về mặt bản chất của lễ hội là một phần của của văn hóa dân gian, một phần của văn hóa tín ngưỡng, và đương nhiên, một phần của tôn giáo nữa. Những cái này nó hòa quyện, đan chéo vào nhau rất uyển chuyển, và cũng rất phức tạp. Ai cũng biết rằng, ở trong lễ hội có phần lễ. Lễ thì dính tới tâm linh, tín ngưỡng, đôi khi thậm chí còn dính tới "phép thuật”. Ai đó nhìn ở góc này mà nghiêm khắc thì cũng có thể đã thấy cái yếu tố cái ta gọi là mê tín. Hội thì phải có trò này, trò khác. Như vậy, từ bao đời nay, đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc lễ hội nó là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nó là nơi bắt chéo của các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, đó là văn hóa dân gian, đó là truyền thống hội hè hiểu theo nghĩa đen. Nếu có điều kiện thì nó phát triển. Còn không thì nó sẽ mất đi. 
Thưa ông, có phải vì thế mà cho rằng người Việt hiện nay đang rất mê tín không?
- Tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Thế nào là "mê tín”? Nghiên cứu nhiều năm, tôi phải thừa nhận định nghĩa về mê tín khó vô cùng. Thuật ngữ mê tín đã được phương Tây bàn rất nhiều trong thế kỷ này nhưng rất khó lý giải trong việc tìm ra một định nghĩa. Sự phát triển tâm linh của con người giờ đã lên rất cao, vì thế các định nghĩa liên quan luôn có sự thay đổi. Cho nên, trong khoa học, ai đó nói cả nước mê tín là vội vàng. Chúng ta cũng phải rất thận trọng trong việc quy kết thành mê tín. Bởi chúng ta cũng đã mắc sai lầm trong lịch sử, đã từng đồng nhất tôn giáo – tín ngưỡng là mê tín. 
Và đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Hiện nay, vấn đề mê tín còn phức tạp ở chỗ sự giao thoa giữa khái niệm tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo là rất phức tạp, với những biểu hiện trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Trong đó, sự "quay trở lại của tâm linh và tâm thức tôn giáo” trên phạm vi toàn cầu, khiến cho đời sống tinh thần của con người và xã hội thêm phong phú và đa dạng. Nhiều hiện tượng rất khó bóc tách cái duy lý và cái siêu nhiên, siêu nghiệm khi xem xét những hiện tượng được gọi là " mê tín”.


GS.TS Đỗ Quang Hưng
Hiện tượng dâng sao giải hạn - một vấn đề phức tạp
Nhưng có những biểu hiện rất khó lý giải, ví dụ như lễ dâng sao giải hạn đầu năm ở các ngôi chùa, thưa ông, hình như không đúng với giáo lý nhà Phật?
- Chúng ta đều biết cúng sao giải hạn, đốt vàng mã đã được giới Phật giáo phân tích và thể hiện thái độ ngay từ trong phong trào "Chấn hưng Phật giáo” nửa đầu thế kỷ 20. Ngày nay, nhiều chức sắc, các nhân vật tên tuổi trong Phật giáo đã nói rõ thái độ của nhà Phật với những hiện tượng như thế. Tuy vậy, trong thực tiễn, đặc biệt là những ngôi chùa ở các tỉnh phía Bắc có vẻ như hiện tượng đốt vàng mã, cúng sao giải hạn ngày một tăng thêm. 

Có thể bạn thừa biết ?


Theo blog Trannhuong.com, thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2014
1. Axit trong dạ dày đủ mạnh để hòa tan chiếc dao cạo
2. Mạch máu trong khắp cơ thể nếu trải ra sẽ dài khoảng 60.000 dặm.
3. Chúng ta rụng trung bình 40-100 sợi tóc mỗi ngày.
4. Đường kính tóc của phụ nữ chỉ bằng ½ đương kính tóc nam giới.
5. Mỗi sợi tóc có tuổi thọ từ 3-7 năm.
6.Trong cuộc đời mỗi con người sản sinh số lượng tóc, nếu đo sẽ dài khoảng 450 dặm (khoảng 724 km).
7. Trên mỗi inch da (1 inch = 2.54cm) có khoảng 32 triệu vi khuẩn.
8. Có khoảng 1 nghìn tỉ vi khuẩn ở mỗi bàn chân.
9. Khoảng 300 nghìn tỉ tế bào được sinh ra mỗi ngày và khoảng 300 tỉ tế bào chết đi mỗi phút.
10. Răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể người không thể tự hồi phục. Răng bắt đầu mọc 6 tháng trước khi bạn được sinh ra.
11. Trung bình mỗi phút thận lọc khoảng 1.3 lit'máu.
12. Đàn ông sản xuất khoảng 10 triệu " tinh binh" mỗi ngày.
13. Trung bình cơ thể phụ nữ sản sinh nửa triệu trứng trong cuộc đời.
14. Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là trứng của phụ nữ.Ngược lại tinh trùng là tế bào nhỏ nhất.

24/2/14

Định nghĩa lại khái niệm về lợi nhuận


Theo Báo Lao động, ngày 24-02-2014
Có một cái nhìn hạn chế khi coi "lợi nhuận" là một từ mang ý nghĩa xấu vì cho rằng nhiều doanh nghiệp (DN) theo đuổi mức lợi nhuận cao hơn bằng cách bóc lột người lao động và gây tác động xấu đến xã hội.
Lợi nhuận phải được xem là kết quả từ tài lãnh đạo và sự hợp tác của cả đội nhóm thay vì là một mục tiêu. Bởi vậy, rõ ràng là thật thiếu sáng suốt nếu đơn thuần nhìn vào kết quả giảm sút lợi nhuận và coi đó là dấu hiệu của việc DN đang hoạt động yếu kém thay vì rà soát tất cả các yếu tố khác.
Tuy nhiên, chỉ có một vài công ty đặc biệt trên thế giới đã từng thoát khỏi sự giận dữ của các nhà đầu tư và thay vào đó là có được sự ủng hộ của họ ngay cả khi tỷ suất lợi nhuận đạt được rất thấp. Đáng chú ý nhất trong số đó là Amazon.
Jeff Bezos đã xoay xở để mở rộng dịch vụ của Amazon qua nhiều năm lợi nhuận thấp, nhưng ông cũng đã rất khôn khéo "bán" tầm nhìn của ông về Amazon sẽ chiếm ngự thị trường thương mại điện tử cho các nhà đầu tư.
Nhưng không nhiều lãnh đạo DN có thể đi theo cách thức Jeff Bezos đã làm, bởi vậy các CEO dễ dàng bị nản chí sau 1 năm giảm sút biên lợi nhuận. Điều này vô cùng đáng tiếc bởi trong thực tế, cần thời gian để định hình một tầm nhìn và để các lãnh đạo có thể gây dựng một đội nhóm vĩ đại.
Đây chính là lý do tại sao Michael Dell đã quyết định rút Dell khỏi thị trường chứng khoán để ông có thể tái cấu trúc Dell một cách thầm lặng và dẫn dắt Dell vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thông qua kinh nghiệm đồng hành trợ giúp các DN vươn lên hình thành thế giới, chúng tôi hiểu ra rằng khi các DN tạo ra 3 hình thức lợi nhuận sau đây, nghĩa là họ đang xây dựng những nền tảng bền vững cho chính mình và có sức mạnh để tái định dạng các ngành công nghiệp cũng như tương lai thế giới:
1. Lợi nhuận có tính chiến lược
Hình thức này có thể định nghĩa là lợi nhuận được tạo ra từ sự đầu tư con người và nguồn lực vào các ngành công nghiệp có khả năng thay đổi cuộc chơi toàn cầu.
Trong khi rà soát hiệu quả hoạt động của các DN, chúng tôi thấy rằng không phải tất cả các lợi nhuận đều bằng nhau và một điều rất quan trọng đó là cần phải nhìn nhận xem DN đang phát triển chiếc bánh lợi nhuận như thế nào xét về các cơ hội mới.
Chúng tôi nhận thấy các DN đơn thuần dựa vào một sản phẩm/dịch vụ truyền thống đem lại lợi nhuận cao và không có động lực tìm kiếm lợi nhuận từ những lĩnh vực mới, họ sẽ bị rơi vào trạng thái không chuẩn bị cho tương lai.
Đây chính là bi kịch đã xảy ra với Nokia và Blackberry khi hai người khổng lồ này ở thời kỳ vàng son của chính mình không chuẩn bị trước cho sự thay đổi của thị trường cũng như trong nhu cầu của người tiêu dùng.
Mỗi DN cần chú ý xem lợi nhuận của họ đến từ đâu và làm cách nào để thu hút nhân tài tốt nhất để nhận dạng những lĩnh vực tạo ra tăng trưởng và cần có nguyên tắc biến những sự đầu tư này thành những trung tâm tạo ra lợi nhuận.

17/2/14

KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO: TRƯỚC NGÃ TƯ ĐƯỜNG


 TRỊNH XUÂN THUẬN
I. Có những nền tảng nào cho một cuộc đối thoại ?
Khoa Học và Phật Giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được. Bằng cách phân chia, xếp loại, phân tích, so sánh, và đo lường, nhà khoa học diễn giải những quy luật này thông qua một loại ngôn ngữ khá trừu tượng của toán học. Dĩ nhiên trong khoa học, trực giác không phải là không có chỗ đứng, tuy nhiên nó chỉ mang lại kết quả khi nào được hệ thống hoá trong một cấu trúc chặt chẽ của toán học mà hiệu độ được đảm bảo bằng quan sát và phân tích. Ngược lại, chính trực giác - hay kinh nghiệm nội tâm - lại đóng vai trò chủ yếu trong phương cách Phật giáo dùng để tiếp cận thực tại. Trong khi khoa học hướng ngoại thì Phật giáo hướng nội, dùng quán chiếu làm phương thức tiếp cận. Trong khi khoa học chỉ bận tâm về thế giới khách quan thì mối quan tâm chính yếu của Phật giáo là cái ngã tự thân.Thay vì chẻ nhỏ thực tại ra thành từng bộ phận khác biệt như phương pháp quy giản của khoa học, Phật giáo với phương thức tiếp cận toàn bộ sự vật mà mục đích là để hiểu chúng như một tổng thể nguyên trạng. Phật giáo không cần đến những thiết bị đo lường và cũng không cần nương tựa  vào bất cứ phương tiện quan sát tinh vi nào vốn là xương sống của nền khoa học thực nghiệm. Nó thiên về định phẩm hơn là định lượng.
Tuy nhiên sự khác biệt chính yếu giữa sự theo đuổi kiến thức trong khoa học và Phật giáo là do ở những mục tiêu rốt ráo của chúng. Mục tiêu của khoa học là tìm hiểu về thế giới hiện tượng. Trọng tâm chính yếu của nó là những kiến thức về vũ trụ vật lý, được xem như mang tính khách quan và có thể xác định số lượng, cũng như nhằm đạt đến việc kiểm soát thế giới tự nhiên. Ngược lại trong Phật giáo, kiến thức được thu nhận chủ yếu chỉ nhằm vào những mục đích trị liệu. Mục tiêu của Phật giáo vì thế không phải tìm hiểu vũ trụ vật lý cho lợi ích của riêng mình mà chỉ để nhằm giải phóng nhân sinh ra khỏi những khổ đau hệ lụy gây ra bởi sự dính mắc thái quá vào cái thực tại biểu kiến của thế giới ngoại tại. Những tra vấn mang tinh thần thực nghiệm được thúc đẩy bởi tính tò mò tri thức không phải là mục tiêu chính mà Phật giáo nhắm đến. Thay vào đó, họ muốn hiểu rõ bản tánh chân thật  của vạn pháp để có thể xóa tan đi đám mây mờ vô minh và mở ra cánh cửa vào Giác Ngộ và con đường giải thoát. Thay vì dùng viễn vọng kính, hạt gia tốc hay kính hiển vi, Phật giáo dùng tâm như là một khí cụ để nghiên cứu vũ trụ. Nó nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của sự giải thích bản tánh của tâm thông qua kinh nghiệm thiền quán trực tiếp. Trải qua hàng thế kỷ Phật giáo đã đề ra một phương thức tiếp cận sâu sắc và nghiêm nhặt liên quan đến những hiểu biết về những trạng thái tâm linh và bản tánh rốt ráo của tâm. Tâm đứng đằng sau mỗi một kinh nghiệm của đời sống. Nó khẳng định cách thế mà ta nhìn thế giới. Chỉ một thay đổi cực nhỏ trong tâm thức của ta, qua cách thức mà ta đối phó với những trạng thái tâm linh và nhận thức về người và vật như thế nào cũng đủ để thế giới của "ta" hoàn toàn đảo lộn. Như thế, thay vì chuyên chú hoàn toàn vào ngôi-thứ-ba, tức là lãnh vực của thế giới khách quan hiện tượng như là nền khoa học cổ điển, Phật giáo đồng thời cũng đặt trọng tâm của mình vào lãnh vực liên quan đến ngôi-thứ-nhất.

ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI DÂN SỰ Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN, CHÚ Ý ĐẾN VIỆT NAM


TRẦN NGỌC HIÊN
Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đã chuyển sang kinh tế thị trường và bắt đầu hình thành xã hội dân sự. Nhìn vấn đề từ góc độ lịch sử, việc chuyển sang kinh tế thị trường và hình thành xã hội dân sự ở khu vực Đông Nam Á quả thật là bước ngoặt trong đời sống xã hội, để khu vực này có thể phát triển theo xu hướng chung của thời đại hiện nay. Vì vậy, làm rõ đặc điểm hình thành xã hội dân sự ở khu vực này và vai trò của nó trong phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với Việt Nam.
I. Đặc điểm hình thành xã hội dân sự ở Đông Nam Á
Lịch sử khu vực Đông Nam Á trước khi chuyển sang kinh tế thị trường đều là những nước nông nghiệp lạc hậu với chế độ phong kiến, hoặc nửa phong kiến, nửa thực dân, với nền văn hoá tương ứng. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá ấy là điểm xuất phát của quá trình hình thành xã hội dân sự. Những đặc điểm ấy còn ảnh hưởng lâu dài cản trở quá trình phát triển xã hội dân sự. Riêng đối với Việt Nam, quá trình hình thành xã hội dân sự có những đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị và văn hoá, khác nhiều với các nước Đông Nam Á (sẽ phân tích sau).
1. Đặc điểm về kinh tế ở các nước Đông Nam Á khi hình thành xã hội dân sự
Nhìn chung ở các nước Đông Nam Á, trừ Việt Nam, đều chuyển sang kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa, do đó hình thành xã hội dân sự tương ứng. Ở đây, sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư bản, gắn liền với lợi ích nhà nước đã tạo ra bộ mặt xã hội dân sự ở giai đoạn đầu của nền văn minh công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Trong đó, tính chất văn minh công nghiệp xen lẫn tính chất hoang dã; xã hội công nghiệp bước đầu, xen lẫn với "xã hội đen", làm méo mó bộ mặt ban đầu của xã hội dân sự.

NGUỒN GỐC CỦA MINH TRIẾT VIỆT VÀ SUY NGHĨ VỀ MINH TRIẾT VIỆT HIỆN ĐẠI


TRẦN NGỌC HIÊN

Xưa nay dân tộc và đất nước thịnh suy đều có quan hệ đến sự thăng trầm của Minh triết. Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã có bộ mặt khác trước nhiều. Nhưng nhìn vào thực trạng kinh tế, xã hội, văn hoá hiện nay thì người ta không rõ Minh triết Việt đang thăng hay trầm ra sao ?
Để lý giải câu hỏi đó, có lẽ phải đi tìm "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt quá trình phát triển Minh triết Việt thì mới hy vọng cùng nhau nhận thức dần dần vấn đề Minh triết Việt hiện đại - trường hợp Hồ Chí Minh.
Bước đầu đi tìm sợi chỉ đỏ ấy từ thực tiễn, tôi thấy đó là mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với văn hoá - chính trị. Đây là mối quan hệ luôn thay đổi trong các giai đoạn, các thời đại khác nhau. Chỉ khi nhận thức được sự thay đổi có tính xu hướng, tính quy luật của mối quan hệ ấy thì mới đem đến những giá trị Minh triết bền vững.
Suy nghĩ như vậy nên tôi bắt đầu phân tích cơ sở hay nguồn gốc tạo nên những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa Minh triết Việt truyền thống với Minh triết Việt hiện đại, hy vọng từ đó có thể tìm đến những giá trị Minh triết Hồ Chí Minh - đỉnh cao của Minh triết Việt hiện nay.

7/2/14

BẢNG SAO HẠN VÀ TAM TAI



Theo Thế giới tâm linh

Đây là bảng SAO HẠN hàng năm của mỗi người và hạn Tam tai trong 12 năm. Còn muốn giải hạn xin xem 2 bài Cúng Sao Giải Hạn sẽ được tường tận:

Bảng tính SAO HẠN
Bảng tính SAO HẠN nam nữ hằng năm
SAO HẠN NĂM GIÁP NGỌ
1/- TUỔI TÝ:
- Bính Tý (Thủy, 19 nam La Hầu nữ Kế Đô)
- Giáp Tý (Kim, 31 nam Thái Bạch nữ Thái Âm)
- Nhâm Tý (Mộc, 43 nam Kế Đô nữ Thái Dương)
- Canh Tý (Thổ, 55 nam La Hầu nữ Kế Đô)
- Mậu Tý (Hỏa, 67 nam Thái Bạch nữ Thái Âm)

Tiếu lâm thời khủng hoảng kinh tế

Theo An ninh Thế giới cuối tháng, ngày 01-02-2014

Đất nước đang khủng hoảng, ngân hàng không còn tiền !
- Thế tiền biến đi đâu ?
- Tiền đã cấp cho các tổ chức, các nhà máy, xí nghiệp.
- Thế các tổ chức mang tiền đi đâu?
- Các tổ chức phát tiền cho mọi người.
 - Thế mọi người mang tiền đi đâu?
- Mọi người mang tiền tới cửa hàng, tới chợ để mua đồ.
- Thế các cửa hàng mang tiền đi đâu?
- Tiền từ các cửa hàng phải nộp cho ngân hàng.
- Một khi các cửa hàng đều nộp tiền cho ngân hàng, thì tại sao ngân hàng lại không còn tiền ?!
*
Ông bà quý tộc Hamilton đang trong thời khủng hoảng. Ông nói với bà:
- Chúng ta phải tiết kiệm thôi. Liệu bà có thể đi học nấu vài món ăn được không ? Nếu bà biết nấu ăn thì ta có thể sẽ không phải thuê cô đầu bếp nữa ?
Bà đáp:
- Được thôi, ông. Nhưng ông cũng nên đi học vài bài “chăn gối”. Nếu ông làm tốt việc đó thì chúng ta có thể sa thải cả anh gác cổng nữa.

Thị dân và văn hoá đô thị


TS. Nguyễn Thị Hậu
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM

Thị dân là gì? Câu hỏi tưởng chừng có câu trả lời đơn giản nhưng hóa ra lại khá phức tạp. “Thị dân” tất nhiên là người sinh sống ở các vùng đô thị. Nhưng như thế nào là “sống” hay “lối sống” ở đô thị, và một nơi như thế nào mới được xem là “đô thị”? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại được hiểu, rồi có những định nghĩa khá phức tạp bởi vì thị dân và lối sống thị dân góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo một đô thị. Và quan trọng hơn, lối sống thị dân sẽ quyết định “thương hiệu” của đô thị, nhìn từ góc độ văn hoá.
Trước đây người ta hiểu “thị dân” là người sống ở đô thị. Nhưng giờ đây với sự phát triển đa dạng của đô thị và sự phức tạp của quá trình đô thị hoá, cách hiểu này chưa đầy đủ. Không thể định nghĩa “thị dân” bằng cách xác định nơi sinh sống mà phải từ khía cạnh văn hóa của người sống ở đô thị. Từ điển Đô thị (một Từ điển mạng có tên là urbandictionary.com) đưa ra một vài đặc điểm nhận dạng thị dân và văn hoá thị dân như sau:
“Thị dân” là người sinh sống ở một trong những thành phố lớn trên thế giới. Là người tiêu dùng khá giả, có quan điểm sống lạc quan và rất khác những người sống ở "thị trấn nhỏ" hoặc khu vực nông thôn.
Văn hóa thị dân vừa là một tiểu văn hóa (subculture), vừa là một lối sống hiện đại. Thị dân có 6 đặc điểm chính: Thiếu thời gian, tự hào về văn hóa đô thị, có hiểu biết về truyền thông (media-literate), có ý thức về thương hiệu hàng hóa, tiêu dùng theo thị hiếu (trend-sensitive) và có ý thức về văn hóa”.
Ở đô thị thời trung cổ, lối sống của thị dân thường tuân theo (và được quy định bởi) định chế ngặt nghèo về đẳng cấp của triều đình cầm quyền và những quan niệm đạo đức của tôn giáo. Những yếu tố này làm cho lối sống thị dân – tuy nhiều thành phần khác nhau, nghề nghiệp khác nhau – nhưng tạo nên được những đặc điểm riêng của từng kiểu đô thị: đô thị hành chính, chính trị khác đô thị kinh tế, thương nghiệp, đô thị trung tâm cả nước, trung tâm vùng miền đa chức năng khác đô thị nhỏ chỉ có chức năng hành chính của một khu vực nhỏ…

CHỈ CÓ XÃ HỘI HÓA VÀ CÁ NHÂN HÓA MỚI MANG LẠI SỰ DÂN CHỦ

Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ An, thứ ba, ngày 04-02-2014
Phan Thắng thực hiện
Lời Tòa Soạn: Văn hóa của một dân tộc là một dòng chảy liên tục, tuy nhiên, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc bình lặng, lúc dữ dội, có bằng phẳng, có thác có ghềnh, và thẩm mỹ về dòng sông mỗi người, mỗi thời có thể khác nhau. Tạm hình dung như vậy để có một cái nhìn khách quan về văn hóa, đừng quá áp đặt cái chủ quan trong ứng xử với văn hóa để tránh làm cho văn hóa méo mó, biến dạng. Tất niên năm nay, với tâm niệm đó, chúng tôi đã đón PGS. TS Đỗ Lai Thúy làm khách của Văn hóa Nghệ An và đã có cuộc trao đổi ngắn nhưng thú vị.

Phóng viên: Bây giờ là cuối năm 2013, có nghĩa là chúng ta đã bước sang thế kỷ mới được 13 năm. Là người đã quan tâm và có nhiều nghiên cứu về văn hóa, ông thấy văn hóa nước nhà ta bây giờ có khác nhiều so với thập kỷ cuối của thế kỷ trước?Sự khác biệt lớn nhất, quan trọng nhất là gì, nó thể hiện như thế nào?
Đỗ Lai Thúy:Hỏi về văn hóa, hoặc thay đổi về văn hóa, một cách chung chung thì rất khó trả lời. Vì thế, ở đây, để trả lời câu hỏi của anh, tôi phải phân biệt hai thứ văn hóa: một văn hóa ở cấp độ tổng thể và một văn hóa ở cấp độ đời sống thường nhật. Về loại hình văn hóa thứ nhất thì trước đây người ta không để ý, hoặc  không biết rằng có nó để mà để ý. Câu tuyên bố của một quan chức văn hóa: “văn hóa phải phục vụ du lịch” là một minh chứng. Những năm gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu nó.Ngành văn hóa học (theo cách gọi của Nga) hoặc nghiên cứu văn hóa (theo cách gọi của Mỹ) được củng cố và đã có mã ngành để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Các công trình văn hóa học đã được dịch và xuất bản nhiều hơn. Còn về văn hóa đời sống hoặc đời sống văn hóa thì cũng đang có sự chuyển dịch từ phạm vi nhà nước sang phạm vi xã hội, cả ở bộ phận sản xuất văn hóa lẫn bộ phận hưởng thụ văn hóa. Các xưởng phim tư nhân, các nhóm ca nhạc, các triển lãm của các họa sĩ độc lập, đặc biệt là nghệ thuật trình diễn và sắp đặt, các trang mạng cá nhân…ra đời và hoạt động khá hiệu quả. Đây có lẽ là sự khác biệt tuy quan trọng nhưng khó nhận ra giữa văn hóa Việt Nam bây giờ và văn hóa Việt Nam thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước.
Phóng viên: Bản chất của sự thay đổi đó là gì? Tại sao có sự thay đổi đó hay là động lực tạo nên sự thay đổi đó? Nội lực hay là ngoại lực chiếm vị trí chủ công?

TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Thế nào gọi là Đường cơ sở ?

 Theo Hồng Chuyên



Để xác định đâu là lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đều phát bắt đầu từ đường cơ sở. Vậy đường cơ sở là gì, xác định nó như thế nào?

TS Trần Công Trục trả lời: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng Lãnh hải (gọi tắt là Đường cơ sở) là căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn phạm vi của Lãnh hải, vùng Tiếp giáp lãnh hải, vùng Đặc quyền về kinh tế (thường gọi là vùng Đặc quyền kinh tế), Thềm lục địa.
           Điều 7, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, đã quy định phương pháp thiết lập đường cơ sở như sau:

          1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu hay lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

          2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn theo ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất, và ngay cả trong trường hợp về sau, ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.

6/2/14

GS - TSKH Hồ Ngọc Đại: Phải tôn trọng cuộc sống thật của mỗi người

Theo Lao Động, ngày 04-02-2014
VƯƠNG HÀ (THỰC HIỆN)
Giáo sư Hồ Ngọc Đại - với tư cách nhà giáo - là người đã gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay. Nhưng trên hết, đó là tâm huyết hiếm thấy với sự nghiệp giáo dục. Tâm huyết tới mức, GS cả gan “mạt sát” nền giáo dục hiện hành, chỉ nhằm đổi mới “tận nguyên lý” của nó.
Những kẻ chiến bại đáng phong anh hùng
Giáo sư từng nói, cần có một nền giáo dục mới. Một nền giáo dục buộc phải mới tận nguyên lý của nó. Bạn đọc có thể hiểu như thế nào về nội dung này?
- Để dễ hình dung, nông dân chúng ta thường dùng chiếc cày chìa vôi để cày ruộng, nếu chúng ta chỉ đổi mới hình hài của nó, kể cả dát vàng đi nữa, vẫn chỉ là con trâu đi trước cái cày theo sau. Nhưng muốn tăng năng suất, buộc phải cày bằng máy cày. Do đó muốn giáo dục phát triển, phải đổi mới căn bản nó, hay nói cách khác là “phải mới tận nguyên lý” của nền giáo dục.
Đấy là về nguyên tắc chung. Trong giáo dục, thế nào để được coi là mới tận cùng nguyên lý ?

Giáo sư Hoàng Tụy: Khai phá và hoàn thiện con người tự do


Theo Lao Động, ngày 05-02-2014
Trò chuyện với Lao Động Xuân Giáp Ngọ, GS Hoàng Tụy cho rằng, sau hàng thập niên đi lạc hướng, giờ đây giáo dục Việt Nam đã có dấu hiệu tìm được đúng đường. Mục tiêu tổng quát của Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”, là một minh chứng rõ nét.
Giáo sư Hoàng Tụy nói: Thật khó mà trả lời được câu hỏi, vấn đề nào đáng lo ngại nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay! Biết nói vấn đề nào bây giờ khi mà bao trùm lên toàn bộ là một trạng thái quá lạc hậu! Giáo dục bị kìm hãm trong quá nhiều năm bởi tư duy bảo thủ.
Chúng ta đã thấy từ lâu, rằng nền giáo dục trước đây ta học tập theo mô hình Liên Xô giờ không còn phù hợp, nhưng do bị ràng buộc quá nhiều với những tư tưởng cơ bản gắn liền với nền giáo dục đấy nên ta loay hoay mãi không thoát ra được.
Những năm gần đây, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ta buộc thấy mình cần phải thay đổi tư duy, vì thế đã có một số chuyển biến, nhưng sức ì quá nặng. Cái sức ì này không chỉ riêng của ngành giáo dục mà của cả xã hội. Vì thế, một khi xã hội không thay đổi thì thực sự rất khó để chuyển nền giáo dục theo xu hướng tiến bộ chung của cả thế giới.
Nền giáo dục lạc hướng
Đó có phải là thực trạng mà nhiều lần giáo sư gọi tên “nền giáo dục lạc hướng”?
- Đúng thế! Tôi gọi nó “lạc đường”, hoặc “lạc hướng”, bởi ta đi theo con đường sai, nói cách khác là không hợp với ta, và chưa thoát ra được. Nếu chỉ là lạc hậu thôi, thì vẫn có triển vọng dần dần đuổi kịp nếu đúng hướng. Đằng này đã lạc đường rồi thì dẫu có cố gắng đến mấy chúng ta vẫn không thu hẹp được khoảng cách với thế giới.