27/11/14

HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Theo Wikipedia
Ngày 1 tháng 6 năm 1968 được chọn là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty - NPT hoặc NNPT). Hiệp ước này được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân.
Đại đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia hiệp ước. Tuy nhiên, hai trong số bảy cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang có vũ khí hạt nhân không chịu phê chuẩn hiệp ước. Ireland là quốc gia soạn thảo hiệp ước, cònPhần Lan là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp ước. Ngày11 tháng 5 năm 1995, tại Thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng hiệp ước không giới hạn và không điều kiện.
Hiệp ước thường được tóm tắt thành ba Nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.
Chiếu theo hiệp ước, có năm quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân: Pháp (ký năm 1992), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992), Liên Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang Nga), Anh (1968) và Hoa Kỳ (1968). Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm nước này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.
Năm quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụng chúng để chống lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc tấn công qui ước có liên minh với quốc gia có VKHN. Tuy vậy, những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như Hoa Kỳ từng ra chỉ dấu rằng nước này có thể sử dụng VKHN để đáp trả một cuộc tấn công phi qui ước bởi các "nước lưu manh" (rogue state). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Geoff Hoon, công khai nói đến khả năng sử dụng VKHN nhằm đáp trả các cuộc tấn công không qui ước bởi các "nước lưu manh". Tháng 1 năm 2006, Tổng thống Pháp,Jacques Chirac, ngụ ý rằng các cuộc tấn công khủng bố được những quốc gia khác bảo trợ, nếu xảy ra trên đất Pháp, có thể dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa bằng VKHN cỡ nhỏ nhắm vào những trung tâm của các "nước lưu manh".

21/11/14

TÌM HIỂU KINH KORAN

 Charlie Nguyễn

Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Arabic của kinh Koran là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Koran không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu (poetic rhymed prose) rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục ở nơi hoang dã. Chính vì vậy mà kinh Koran đã mau chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ả Rập (lớn gấp 8 lần Việt Nam).
Về phương diện tâm linh, kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa là họ đã thờ Allah từ 27 thế kỷ trước khi có Muhammad và đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với văn hóa Do Thái, người Ả Rập đã rất quen thuộc với các nhân vật của kinh Thánh Cựu Ước. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, người Ả Rập tiếp xúc với những người Ki Tô Giáo thuộc đế quốc Byzantine rộng lớn và từ những nước lân bang như Syria, Ai Cập và Ethiopia... Mặc dù rất ít người Ả Rập lúc đó theo Ki Tô Giáo nhưng cũng không cảm thấy xa lạ với Jesus và Gioan Baotixita.
Đọc kinh Koran, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Ki Tô được Muhammad thường xuyên nhắc tới. Kinh Koran là một tổng hợp những kiến thức tôn giáo đã tiềm tàng sẵn trong đại khối các dân tộc Ả Rập. Sự tổng hợp đó được gọi là Islam, có nghĩa là sự tuân phục tuyệt đối vào Thiên Chúa. (Islam means the absolute submission to God). Người Trung Quốc phiên âm "Islam" thành "Hui" (Hồi) và gọi đạo này là "Hui-jao" tức Hồi Giáo. Kinh Koran trở thành Thánh Kinh (The Holy Book) hoặc sách Mặc Khải (Book of Revelation) của Hồi Giáo.
Đáng lẽ ra đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa thì phải có chung một Kinh Thánh duy nhất mới phải. Trong thực tế, mỗi đạo đều có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của mình mới là chân lý tuyệt đối. Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của mình là những "sách Mặc Khải".
- Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen (Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai.
- Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.

Lịch sử phát triển của vũ khí hạt nhân

Theo Nghiên cứu lịch sử
http://nghiencuulichsu.com/2014/11/13/lich-su-phat-trien-cua-vu-khi-hat-nhan/
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày nay, năng lượng hạt nhân là một khái niệm không còn quá xa lạ với mỗi người. Cùng với năng lượng nhiệt hạch, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,… đây được dự đoán sẽ là một nguồn năng lượng hiệu suất cao của tương lai nhằm thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế lượng khí thải nhà kính, giảm lượng khói bụi,… Trong lịch sử phát triển, năng lượng hạt nhân có nhiều ứng dụng đa dạng, từ sản xuất năng lượng, chế tạo vũ khí thậm chí là phục vụ cho các nghiên cứu khoa học khác. Bây giờ hãy cùng quay trở lại năm 1789 cùng với nhà hóa học người Đức, Martin Klaproth…
Phát hiện ra các nguyên tử uranium ngoài tự nhiên
Uranium được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức, Martin Klaproth và được đặt tên dựa theo tên sao Thiên Vương (Uranus).
Bức xạ ion được phát hiện vào năm 1895 bởi Wilhelm Rontgen trong thí nghiệm cho một dòng điện chạy qua một ống chân không thủy tinh và tạo nên các tia X liên tục. Tiếp theo vào năm 1896, Henri Becquerel phát hiện ra rằng quặng pecblen (một loại quặng khoáng sản chứa radium và uranium) có khả năng làm tối kính ảnh. Ông đã nghiên cứu hiện tượng trên và chứng minh được rằng đó là do bức xạ beta (electron) và các hạt alpha (hạt nhân Heli) được phát xạ ra.
Sau đó, nhà vật lý người Pháp Paul Villard đã phát hiện thêm 1 dạng bức xạ thứ 3 của quặng pecblen: tia gamma, loại tia tương tự như tia X. Năm 1896, Pierre và Marie Curie đã đặt tên “phóng xạ” (radioactivity) để diễn tả cho hiện tượng này. 2 năm sau đó vào năm 1898, họ đã tách được Polonium và radium từ quặng pecblen. Năm 1898, Samuel Prescott đã phát hiện ra các bức xạ có thể tiêu hủy vi khuẩn trong thực phẩm.
Vào năm 1902, nhà vật lý học người New Zealand, Ernest Rutherford (1871-1937) đã chứng minh được rằng phóng xạ là một sự kiện tự phát, các hạt alpha hoặc beta phát xạ ra từ hạt nhân có thể tạo ra nhiều nguyên tố khác nhau. Ông (cùng với Soddy) đã đưa ra thuyết phân rã phóng xạ và chứng minh sự tạo thành heli trong quá trình phóng xạ. Ông được coi là “cha đẻ” của vật lý hạt nhân khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử và đặt cơ sở cho các học thuyết hiện đại về cấu tạo nguyên tử sau này. Từ năm 1919, ông làm việc tại Cambridge. Tại đây, ông đã thực hiện thành công thí nghiệm bắn một hạt alpha vào phân tử nito. Ông nhận thấy rằng hạt nhân Nito có sự sắp xếp lại và biến thành Oxy.

TRUNG QUỐC TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH

Theo Hoang Huu Phuoc, MIB
Có lẽ Sấm Trạng Trình là tác phẩm duy nhất thường được nhiều người Việt nhắc đến như một tiêu biểu đặc trưng Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong khi lẽ ra Cảm Hứng ThiKhuê TìnhHạ Cảnh, và Ngụ Hứng mới là những kiệt tác đáng được đọc hơn; và nhiều Việt Kiều chống Cộng lạm dụng một cách mông muội để giải thích hùng hồn này nọ rồi chờ đợi mõi mòn đến bạc đầu từ kỷ này đến kỷ khác (mỗi 12 năm) sự sụp đổ của Cộng sản Việt Nam dựa trên đoạn sấm:  
…Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình …
Thậm chí có kẻ còn sử dụng chiêu thức vừa ăn cướp vừa la làng để tự nhận mình là “anh hùng” có ngày được Phật Vương hô biến tiêu diệt Ma Vương (tức Cộng Sản) để “anh hùng” quay về Việt Nam vẻ vang vào cái năm Thân Dậu ấy, cứ như thể buôn lậu ma túy đã đời với trò lính kiểng lính ma rồi vứt bỏ vũ khí chạy tán loạn khỏi Việt Nam nhưng vì là “Cộng Hòa” nên đương nhiên tốt đẹp và Sấm Trạng Trình phán Phật Vương sẽ vì các “anh hùng” mà làm Việt Nam sụp đổ chết như rạ để các “anh hùng” lũ lượt kéo về xây dựng đất nước làm chỗ buôn lậu ma túy tiếp vậy.
Điều tôi nhận xét về Sấm Trạng Trình là:
- Đối với bản in: Không rõ vì sao các bản in tôi tìm thấy được đều kỳ dị, đọc như mớ hổ lốn vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta trong suốt 485 dòng sấm, không thể tin đó là từ thần bút của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoặc nếu nguyên tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự tuyệt hảo về văn chương hàn lâm thi phú thì bản dịch cho tác phẩm mang tên Sấm Trạng Trình đã hàng trăm năm nay không là công trình nghiêm túc của người dịch có học thức.
- Đối với người đọc: Không rõ vì sao người Việt của rất nhiều thế hệ của rất nhiều thế kỷ đều sẻ chia chung một ý nghĩ rằng những từ Hán Việt hiếm hoi trong bản dịch vừa nôm vừa na vừa Hán vừa ta là nói về các năm, như: năm Rồng (Long), năm Rắn (Xà), năm Ngựa (Mã), năm Dê (Dương), năm Khỉ (Thân), năm Gà (Dậu), v.v., để rồi bị hố liên tục, chờ tiếp chu kỳ một kỷ tức 12 năm tiếp theo, hy vọng “ngày ấy” sẽ đến.
Tôi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không “huỵch toẹt” gì cả trong những lời tiên đoán hay sấm truyền của ông. Thí dụ rõ nhất là đối với giai thoại về “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” tôi lại thấy nêu bật những ba điều gồm (a) câu cú cực chuẩn, văn vẻ, văn chương hàn lâm, chứ không hỗn độn như bản dịch Sấm, (b) ngụ ý xa vời để không phạm tội tiết lộ thiên cơ, và (c) không hề “bói” rằng triều đại nhà ấy chỉ cần vào ấy là tồn tại hàng vạn đời mà rõ ràng là ông chỉ khẳng định rằng đất nước ta tồn tại muôn đời sau khi trãi rộng Nam Tiến vượt Hoành Sơn, chứ tầm cỡ như ông không thể làm kẻ vẽ đường cho một triều đại nào cả.
Dựa vào những nhận xét trên, tôi thấy kiểu diễn giải bám vào ý sơ đẳng (dịch từng chữ một) để nói Cuối Năm Rồng, Đầu Năm Rắn Có Chiến Tranh (Long Vĩ Xà Đầu Khởi Chiến Tranh) là không sâu sắc vì tầm cỡ của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ cần dùng một trong hai, tức hoặc Long Vĩ, hoặc Xà Đầu, chứ không dùng cả hai, nếu thực sự ám chỉ năm Rồng hay năm Rắn, vì cuối năm rồng tức là…đầu năm rắn rồi, nếu dùng cả hai hóa ra “nhà thơ” bị bí từ ngữ hay sao! Ngoài ra, hầu như ai cũng diễn sai rằng “Đầu Năm Ngựa, Cuối Năm Dê” khi nói về “Mã Đề, Dương Cước” vì Đề là Móng, thì sao lại nói cứ như thể chỉ có chân trước của ngựa là có đóng móng để cho đó là “đầu năm”; và “cước” là chân, cớ sao lại cho rằng dê chỉ có chân sau để nói đến chuyện “cuối năm”?
Do đó, đoạn

27/8/14

46 CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG MẸO


Các bạn thân mến
Một người bạn từ nước ngoài gửi cho tôi bài viết sau đây. Xin treo lên để các bạn tham khảo. Có lẽ tác giả là nhà Diện chẩn học Bùi Quốc Châu.
Theo Blog Nguyễn Lân Dũng
01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít: 
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng: 
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chụccái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay: 

26/8/14

Lãnh đạo phải lo tránh xa 12 tật xấu, thể hiện của trì trệ


Theo Kristen Nguyen – Doanh Nhan Saigon – 7 Jan 2014
Là một doanh nhân giỏi không chỉ có cần có sức khỏe về mặt thể chất; mà sức khỏe về mặt tinh thần là cực kỳ quan trọng. Sau đây là 12 điều mà những doanh nhân có tinh thần thép không bao giờ làm.
1. Than phiền về số phận
Những người có tâm lý vững chắc không bao giờ than phiền về hoàn cảnh của họ. Họ luôn chịu trách nhiệm về hành động và kết quả hành động của mình. Họ thấu hiểu rằng cuộc sống là không công bằng cho nên họ luôn cố gắng học hỏi từ những vấp ngã thông qua khả năng nhận thức và lòng biết ơn thay vì ngồi một chỗ “than thân trách phận”.
2. Trao quyền cho người khác
Những người có tâm lý vững rất kỵ trao quyền quyết định cho người khác. Họ luôn muốn tự mình kiểm soát và không ai khác có thể có quyền điều khiển hành động và cảm xúc của họ.
3. Né tránh sự thay đổi
Họ luôn chấp nhận sự thay đổi và sẵn sàng đương đầu với những thách thức. Nỗi sợ lớn nhất của họ là sự tự mãn và trì trệ. Một môi trường đòi hỏi sự thay đổi, thậm chí không an toàn là động lực lớn để họ làm việc có hiệu quả nhất.

21/8/14

Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết ?

Nguyễn Đắc Xuân
Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.
 Đảo chánh lật đổ chế độ Diệm chưa đầy 100 ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung-cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).
Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám, ông Nhung tự vận bằng dây giày”.
Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông như sau:
Trời sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy đảo chánh (“chỉnh lý”) những người mà họ cho là không ít thì nhiều “có tội với đất nước” (Sau này ông Khánh đã đặt ra những tội “trung lập” và “thân cộng” gán cho họ).Trong số này tôi (Nguyễn Chánh Thi) thấy có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh. Thiếu tá Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm. Thiếu tá Nhung khai hoàn toàn không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng cả. Ông ta đã thuật lại việc giết hai ông Diệm, Nhu như sau:
Tờ khai của thiếu tá Nhung - người ám sát anh em Ngô Đình Diệm 
 
 “Tôi (Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo, trong đó có thiếu tá ĐàyTrách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là thiếu tướng Thu (?).
Đoàn Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigòn. Đi được chừng 500 thước thì từ phía Sài Gòn chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Từ đằng xa họ thấy tướng Thu đưa lên một ngón tay trỏ. Bên đoàn xe thiết giáp dự đoán rằng ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em ông Diệm. Họ còn đang ú ớ muốn hỏi lại cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được. 
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Đồng thời đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu. Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá”.

14/7/14

Giá trị pháp lý công hàm Phạm Văn Đồng theo luật pháp quốc tế và cơ hội ngàn vàng để Việt Nam xác quyết chủ quyền trên hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa

                                          Luật sư Le- Nguyen- Ha/BVN

Từ nhiều tuần nay, các học giả, nhà nghiên cứu, chính trị gia, luật gia nói viết nhiều về công điện Phạm Văn Đồng ký và gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai liên quan tới lời tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958 về bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nới rộng là 12 hải lý bao gồm lãnh thổ trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Xisha tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Nansha tức Trường Sa).
Điều tuyên bố trên của Trung Quốc về việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý hoàn toàn phù hợp với đề nghị của Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève từ ngày 24-2 đến 29-4-1958.
Bức công điện Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nội dung như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”
Chính công điện hay công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng này đã gây nên những tranh cãi bất tận và đối nghịch nhau đưa đến những giải thích và kết luận có nhiều điểm hoàn toàn trái với luật thông lệ quốc tế, công pháp quốc tế và luật quốc tế về hiệp ước. 
Chúng tôi nhận thấy có sự nhầm lẫn căn bản là: sự lẫn lộn Luật quốc nội (droit interne) và Luật công pháp quốc tế (droit publique international), và Luật quốc tế về hiệp ước (droit international des traités), đặt biệt Công Ước Vienne về Hiệp Ước (Convention de Vienne sur le droit des traités). 
Chúng tôi sẽ giải thích sự lầm lẫn trên có thể đưa đến các kết luận tai hại qua việc đánh giá không chính xác công điện Phạm Văn Đồng đồng thời với những lời giải thích này hy vọng sẽ soi sáng các quyết định của các nhà lãnh đạo Chính quyền Việt Nam can đảm nắm bắt cơ may bằng cách sử dụng cơ quan tài phán quốc tế thích hợp để Việt Nam chiến thắng trên trường quốc tế liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa (1). 
 I- TÌM HIỂU NỘI DUNG CÔNG ĐIỆN VÀ Ý ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
1)- Đọc lại từng câu, từng chữ Công điện, chúng tôi nhận thấy mạch lạc rõ ràng (sans équivoque): “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố…, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Đoạn tiếp: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định… hải phận 12 hải lý và còn nhấn mạnh ba chữ cuối câu trên mặt bể.”

9/7/14

SINH NHẬT CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, 60 NĂM NHÌN LẠI

                                                                       NGUYỄN ĐÌNH THI

                                         Theo Văn hóa Nghệ An, ngày 08 tháng 7 năm 2014 
tăng kích thước chữ
Kể từ năm 1946 tới nay, ngày 19-5 được công nhận là ngày Kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng thực sự Cụ Hồ sinh ngày nào, năm nào? Và tại sao có ngày 19-5-1946?
I. NĂM SINH CỦA CHỦ TỊCH HÔ CHÍ MINH
Căn cứ theo lá thư người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) tại Marseille ngày 15-9-1919 gửi tổng thống Pháp để xin vào học trường thuộc địa tại Paris, thì phía dưới lá thư ký: Nguyễn Tất Thành; Sinh tại Vinh, 1892 con trai ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương) sinh viên tiếng Pháp và Trung Quốc (theo William J.Duiker, Hồ Chí Minh, New York 2000, bản dịch tiếng việt khổ A4, tr.31).
Còn theo tài liệu của Ông Daniel Hémery, dựa theo các nguồn của kho lưu trữ của chính phủ Pháp, thì lại khác. Tại sở cảnh sát Paris năm 1902, Hồ Chủ tịch lại  khai là sinh ngày 15.01.1894
Còn người anh trai Nguyễn Sinh Khiêm và người chị gái Nguyễn Thị Thanh, khi bị cảnh sát Trung kỳ hỏi cung vào năm 1920, thì người anh cho biết Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1891, còn người chị gái lại khai vào khoảng 1893.
Còn giấy khai sinh được những người làm chứng ở Kim Liên xác nhận đã được cơ quan mật thám xác lập năm 1931 (tức khoảng 40 năm sau) thì chỉ ra ngày sinh của Nguyễn Sinh Cung vào tháng 03 năm Thành Thái thứ 6, tức khoảng tháng 04 năm 1894 (theo Daniel Hemery, Hồ Chí Minh, Từ Đông Dương đến Việt Nam, Lê Toàn dịch, NXB Phụ nữ 2004, tr.90-91)
Như thế, chúng ta có 4 năm sinh khác nhau: 1891, 1892, 1893, 1894. Đây cũng là điều dễ hiểu. Ở thôn quê Nghệ Tĩnh ngày đó và mãi cho đến sau này thường không có giấy khai sinh chính thức. Người ta thường chỉ nhớ tuổi theo thứ tự chu kỳ 10 can (Giáp, Ất, Bính, Đinh…) và 12 chi (Tý, Sửu, Dần, Mão…), như Giáp Thân (1884), Ất Dậu (1885), Bính Tuất (1886), hay có khi chỉ nhớ qua một sự kiện nào đó: chẳng hạn “năm đó lụt lớn”, hay “năm đó đói”. Khi đi học chữ Hán thường thì không ai bắt phải khai ngày sinh, tháng đẻ. Còn khi đi học trường Pháp - Việt thì thường cứ khai như mình ngĩ (có khi khai là hai anh e ruột mà chỉ có sinh cách nhau 5,6 tháng !). Vì thế trường hợp năm sinh của Hồ Chí Minh, mỗi nguồn mỗi khác, cũng là chuyện bình thường.

CHỮA KHỎI BỆNH GOÚT ĐƠN GIẢN THEO CÁCH CỦA NGƯỜI TÀY


Theo Báo Người Cao tuổi, ngày 08/07/2014
Người dân tộc Tày chữa bệnh goút bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà không tốn nhiều tiền. Nguyên liệu của bài thuốc là hạt đậu xanh…
Chữa trị bệnh goút theo Đông y là chữa từ gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo cách nhìn của y học cổ truyền, bệnh goút còn gọi là bệnh thống phong thuộc phạm vi chứng tí. Bệnh do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết, tân dịch bị rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ở quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận.
Người dân tộc Tày chữa bệnh goút bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà lại không tốn nhiều tiền. Nguyên liệu của bài thuốc là: Hạt đậu xanh.
Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…
Cách chế biến: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát (bát ăn cơm) thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày.
Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da: Hành ta (3 củ), lá ngải (một nắm), nước gừng tươi, giã đắp vào chỗ đau mỗi ngày thay một lần).
Có thể uống kết hợp rượu ngâm cây mật gấu vào buổi tối (mỗi ngày một li nhỏ).
Lưu ý:
- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng; uống nhiều nước trong ngày.
- Kiêng: Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Thư Kỳ


8/7/14

Thế giới lo lắng cho sự yếu kém của Trung Quốc ?


Theo Đất Việt
Nguyên Thảo thực hiện
 Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan nêu quan điểm trước những thông tin công bố khác nhau giữa các chuyên gia kinh tế và Chính phủ Trung Quốc.
TS Alan Phan cũng khẳng định việc Trung Quốc "thổi phồng" số liệu là chuyện bình thường và Trung Quốc không đủ khả năng để có thể thao túng thị trường thế giới. 
"Thổi phồng" số liệu là chuyện bình thường
PV: - Mới đây, một Tổ chức nghiên cứu kinh doanh đã công bố báo cáo trích dẫn công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học Harry Wu, trong đó ước tính rằng trong giai đoạn 1978-2012, GDP của Trung Quốc chỉ tăng trung bình 7,2%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 9,8%/năm mà Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố trong thời kỳ đó. 
Ông Wu cho rằng các số liệu chính thức của Bắc Kinh về giai đoạn 1952-1977 nói chung là chính xác, ít nhất là khi xem xét chúng trong một tổng thể. Điều này cho thấy rằng các số liệu của Trung Quốc ngày càng trở nên kém tin cậy. Công trình của ông Wu cũng cho thấy quy mô của kinh tế Trung Quốc có thể chỉ bằng 2/3 so với những gì mà Bắc Kinh tuyên bố.
Ông bình luận như thế nào về thông tin trên? Theo ông, liệu có hay không việc Trung Quốc gian dối, tô hồng số liệu thống kê?
TS Alan Phan: - Ngay trong cơ chế dân chủ và tự do như Âu Mỹ, các chính trị gia thường cố gắng để nặn bóp những số liệu thống kê để đạt mục tiêu PR của mình hay đảng phái mình. 
Tuy nhiên, họ không thành công lắm vì có quá nhiều chuyên gia độc lập chuyên phân tích những số thống kê chính thức để tìm sai trái hay nghịch lý.

SƠN TINH THỦY TINH DỊ BẢN

Theo Blog của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Các bạn thân mến,
Xóm Lá toàn những người biết làm thơ, tôi rất tủi thân vì lọt vào thiểu số chỉ biết viết vài câu vè, đôi khi hứng lên mới dám Lẩy Kiều. Nay tình cờ nhặt được hai bài văn vần và văn xuôi (không biết của ai) xin gửi tặng các bạn. Gọi là vui một chút cho đỡ nóng bức trong mấy ngày nhiệt độ ngoài trời quá cao này. Bạn nào biết tác giả và xuất xứ của hai bài này, hoặc có bình luận gì xin viết cho vào phần cảm nhận nhé !

BÀI VĂN VẦN

Chuyện rằng ở nước Văn Lang
Có cô công chúa là nàng Mỵ Nương
Nhan sắc cũng chỉ thường thường
Nhưng mà nổi tiếng tỏ tường ăn chơi
Thời gian thấm thoắt dần trôi
Vua cần có rể nối ngôi trị vì
Bèn cho quảng cáo ti vi:
“Công chúa đương tuổi xuân thì rất xinh
Ai người quân tử say tình
Đẹp trai, thành đạt, thông minh, lắm tiền
Mau mau ứng thí rể hiền
Giang san một nửa có liền về tay”
Tin loan ra mới một ngày
Bao trang tuấn kiệt về ngay kinh thành
Cùng nhau ra sức đua tranh
Những mong đến lúc được giành con vua
(Thấy bao nam tử bị lừa
Mỵ Nương thích chí: “Cho chừa thói ngu”)
Bao ngày sát hạch binh thư
Hai chàng trúng tuyển đúng như ý nàng
Phong lưu, đẹp mã, lắm vàng
Lại thêm hài hước, đàng hoàng, thông minh
Một chàng tên gọi Sơn Tinh
Đến từ đỉnh núi thần linh trị vì
Chàng này nét mặt lầm lì
Thân hình cao lớn, phương phi, oai hùng
Ga lăng, lãng mạn vô cùng
Làm cho con gái vua Hùng ngất ngây:
“Cha ơi con thích chàng này
Cha cho bày tiệc cưới ngay bây giờ
Sự đời lắm chuyện bất ngờ
Nhỡ chàng đổi ý phớt lờ con sao?”

LỤC BÁT TIẾNG ANH

Theo Blog của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng
Daddy cha bố, please don't xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn
To sing là hát, a song một bài
Nói sai sự thật to lie
Go đi, come đến, một vài là some
Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi
One life là một cuộc đời
Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu
Charming duyên dáng, mỹ miều graceful
Mặt trăng là chữ the moon
World là thế giới, sớm soon, lake hồ
Đêm night, dark tối, khổng lồ giant
Fun vui, die chết, near gần
Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn
Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta
Xe hơi du lịch là car
Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam
Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ
Wait there đứng đó đợi chờ
Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu
Daughter con gái, bridge cầu, pond ao
Enter tạm dịch đi vào

30/6/14

VƯƠNG TRÍ NHÀN - KHI MỘT NÊN GIÁO DỤC KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG TỰ CẢI HÓA THAY ĐỔI


 Giá trị khoa học cao nhất thời nay là biết chăm chỉ phục vụ thời sự 
Việc một số nhà giáo dạy văn kì cựu tỏ ý hoan nghênh đề thi tốt nghiệp THPT năm nay bàn về biển đảo không làm cho những người như tôi ngạc nhiên.
Chẳng qua các nhà giáo ấy chỉ muốn khẳng định con đường mà họ đã theo từ trước đến nay. 
Con đường nào? Đó là thông qua văn học - chủ yếu là văn học hiện thời -, thuyết minh rao giảng cho các hoạt động đang thu hút sự chú ý của xã hội và coi đó gần như là công việc chính của người giảng dạy một bộ môn nhân văn như văn học.
Lịch sử kể cả lịch sử văn chương chả là thứ gì xa xôi trừu tượng mà phải quá lo. Tất cả trông vào phản ứng của người ta trước tình hình thời sự.
Người sáng tác cũng như người giảng dạy văn chương phải coi phục vụ thời sự là niềm hãnh diện. 
Nhiều thế hệ người thày đã quen với ý nghĩ như vậy.
Từ đó, nếu có đào tạo ra một lớp người đời sống tinh thần nghèo nàn, nghề nghiệp không có, lấy việc làm theo mệnh lệnh từ trên xuống làm niềm tự hào…thì cũng chẳng ai lấy làm xấu hổ.
(Trên đây cũng là cách hiểu của tôi với điều mà nhà nghiên cứu Giáp Văn Dương gần đây mô tả -- chúng ta chỉ lo đào tạo con người công cụ. Chỉ xin bổ sung thêm, thứ con người công cụ mà nền giáo dục ta đào tạo nên là loại công cụ quá cổ lỗ thô sơ ; trong trường hợp sản phẩm giáo dục đang nói, đó là một thứ công chức xoàng xĩnh không ai muốn dùng). 
Một sự sai khác dễ thấy khi so sánh
Có nhiều điều do đã quá quen, nên ta tưởng ở đâu cũng vậy lúc nào cũng vậy, sau biết rộng ra hóa không phải. 
Thử nhìn vào các cuốn sách giáo khoa môn văn ở bậc tú tài Sài Gòn trước 1975.
So với sách tương tự Hà Nội, chỗ khác thì nhiều, trong đó có cái điểm là ở đó có một tinh thần khoa học nghiêm túc với nghĩa: 

Văn hoá không phải lý do thất bại


Đặng Hoàng Giang
Văn hoá không phải là lý do quốc gia thất bại, và “thoát Trung” chưa chắc đã sống.
Một trong những tác động xã hội bất ngờ của dàn khoan HD981 là giống như một bác sĩ tâm lý nghiêm khắc, nó bắt người Việt quay lại truy vấn về bản thân mình, về gốc gác và bản sắc văn hoá của mình. Và khá nhanh chóng, chữ “thoát Trung” được truyền tay nhau.
Một cảm giác hưng phấn treo lơ lửng trên không và chạy rần rật trên các mạng xã hội. “Một cơ hội nghìn năm có một”, thời cơ để Việt Nam thoát khỏi cái bóng (ma) rộng lớn mang tên Trung Quốc - nhiều người tự nhủ.
Không chỉ muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng về kinh tế (ai mà chẳng muốn miếng cơm, manh áo của mình không phụ thuộc vào một kẻ duy nhất), hay về chính trị (ai mà chẳng muốn mình không phải một con rối của một quốc gia khác), rất nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam thoát Trung về văn hoá.
Theo họ, khước từ văn hoá Trung Quốc, tức là khước từ gốc gác của văn hoá Việt, là điều cấp thiết nhất để Việt Nam trở nên hùng mạnh và thịnh vượng.
Là một trong những giọng nói khẩn thiết nhất, bài “Thoát Trung luận” của tác giả Giáp Văn Dương kêu gọi Việt Nam hướng tới phương Tây (thú vị thay, bằng văn phong của một bản hịch thời phong kiến).

Nguyên tác HIỂU ĐỜI của Chu Dung Cơ

 Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày…
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. 
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân: khi ra đời chẳng ai mang đến, khi chết chẳng ai mang theo. Nếu có người cần giúp, bạn nên rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền, biết làm chủ đồng tiền và không làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống tuổi già.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ,sức khỏe là của mình. Cha mẹ yêu con vô hạn; con yêu cha mẹ có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là cảm thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào túc trực bên giường đâu (Cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, đôi khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình có và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống… Trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư); Biết đủ thì lúc nào cũng vui (Tri túc thường lạc).
 Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Thư của Thủ tướng gởi cho con..


Đọc bức thư của Ông thủ tướng Đài Loan ( Tôn Vận Tuyền) gửi con, Mới hiểu vì sao Đài Loan thành công như thế.
Con trai yêu dấu!
Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!
Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.
- Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.

NHẬN XÉT SƠ SÀI VỀ BÀI CỦA CHUYÊN GIA


Năng lượng Mới số 334
Bạn đọc: Chuyên gia được đào tạo bài bản của ông An Chi còn nhặt được nhiều từ Việt gốc Hoa Nam Quảng Đông trong bài “một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, in trong Nam Bộ Xưa & Nay (in tái bản lần thứ nhất, NXB TP HCM - Tạp chí Xưa & Nay, 1999, tr. 343-347). Xin ông cho biết nhận xét về một số trường hợp mà chuyên gia đó đã lặn lội để nhặt được? Xin cảm ơn ông.Nguyễn Hữu Đoàn (Ba Đình, Hà Nội)
Học giả An Chi: Về từ “ké”, chuyên gia này viết:
“Tức ký đọc theo âm Hoa Hán, giọng Quảng Đông. Ký là gửi gắm, nhờ vả, như nói ký sinh, ký thác. Song trong phương ngữ Nam Bộ thì ké được dùng khác ký; người ta chỉ nói ăn ké, ngủ ké, đi xe ké… chứ không bao giờ nói là ké sinh, ké thác hay ăn ký, ngủ ký cả. Đây là vì khác với ký trong mảng từ Việt Hán, ké trong phương ngữ Nam Bộ đã chịu áp lực sinh ngữ Hoa Hán mà trở thành một từ có thể sử dụng độc lập, tương tự như từ nhờ của tiếng Việt.
Lời diễn giàng thì quả đúng với phong cách của một người được đào tạo bài bản nhưng rất tiếc rằng nó đã sai ngay từ đầu vì người Quảng Đông không bao giờ phát âm chữ “ký” [寄] là “gởi” thành “ké” cả. Âm Quảng đông của nó là “géj3”, như đã cho rõ ràng trong Quảng Châu âm tự điển do Nhiêu Bỉnh Tài chủ biên (Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã, 1997). Lặn lội không biết công phu đến đâu nhưng kết quả là bắt nhằm rễ… thối!
Về từ “lẩu”, chuyên gia này viết:
“Tức lô, đọc theo âm Hoa Hán, giọng Hoa Nam. Lô là cái lò, đây chỉ là cái lò than dính liền với cái nồi, trong đó bộ phận lò than ở giữa để giữ nóng lâu và tiết kiệm chất đốt (…)”.
Giọng Hoa Nam thì có tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phước kiến, tiếng Khách Gia (Hẹ), v.v… Đã là người được đào tạo bài bản thì phải khẳng định dứt khoát đó là thứ tiếng cụ thể nào chứ không thể nhập nhằng “đọc theo âm Hoa Hán, giọng Hoa Nam” được! Âm Quảng Đông của chữ “lẩu” là “lù”; còn “lẩu” là âm Triều Châu của nó. Tên của cái lẩu trong tiếng Việt (Miền Nam) trước 1954 là “cù lao”.
Về từ “tiệm”, chuyên gia này viết:

Sự thật về ngải ăn thịt và những lời nguyền


(PetroTimes) - Không chỉ riêng Tư Ẩn, hầu hết giới pháp sư Việt đều săn lùng loại Huyết ngải độc thần tướng được cho là chúa tể trong thế giới ngải. Tuy nhiên, giới kiểm lâm khẳng định rằng, ở Việt Nam loại ngải này đã tuyệt chủng từ lâu. Giới tà thuật không đồng ý điều đó. Họ cho rằng, loại ngải đó vẫn tồn tại đâu đó trong vườn nhà một cao thủ tà thuật hoặc ẩn náu nơi nào đó trong rừng sâu, núi thẳm. Có nhiều lý do để giới tà thuật tin điều đó. Lý do cơ bản nhất là căn cứ vào… giai thoại.
Nuôi ngải như nuôi con so
Theo nhiều bậc kỳ lão, ngày xưa ở vùng rừng Bảy Núi (An Giang) và vùng Tây Nguyên, loại ngải chúa này mọc hoang rất nhiều. Khi còn mọc hoang, ngải chỉ là cây cỏ bình thường. Pháp sư dùng bùa chú "rước" ngải về vườn nhà "nuôi" rồi "luyện" để ngải có linh hồn. Khi được một pháp sư cao tay ấn "nuôi" và "luyện", ngải sẽ có linh hồn bất diệt. Linh hồn ngải sẽ bám theo pháp sư để bảo vệ như vệ sĩ vô hình.
Khi pháp sư chết đi, "linh hồn" loại ngải chúa tể ấy sẽ bỏ đi lang thang vào trong rừng sâu trú ẩn mặc dù thân xác tàn lụi. Nó chờ đợi gặp một pháp sư "có duyên" trục về.
Chỉ cần nuôi được một cây "huyết ngải" là pháp sư đã chứng minh mình thuộc đẳng cấp siêu hạng trong giới tà thuật. Bởi theo lời đồn, người "yếu cơ" sẽ không "trục" được ngải về nhà khiến nó sẽ chết.
Các tài liệu "bí kíp" chép tay lưu truyền và lời kể của các pháp sư đang "hành nghề" cho biết, phép "trục" huyết ngải rất nhiêu khê. Khi phát hiện một "ông" ở rừng, pháp sư phải chờ đến đúng 0 giờ mới tiến hành bứng ngải.
Đầu tiên, pháp sư phải đốt nhang rồi vái lạy 4 phương trời, 10 phương Phật rồi tay bắt ấn quyết trừ vong để các vong hồn ma quỉ không nhập vào thân ngải. Cùng lúc đó, pháp sư phải đọc câu thần chú thỉnh ngải "Ohm bok chau bon thum xa…".
Xong thủ tục lễ, pháp sư dùng máu của mình rưới lên hoa để ngải "no bụng". Chờ ngải "ăn" xong, pháp sư dùng 1 củ ngải đen (đã ếm chú, thổi bùa yêu từ hàng tháng trước) phất xung quanh cây huyết ngải để nó bị mùi hương mê hoặc.