15/11/13

Phong tục phòng the quái đản trên thế giới



(Phunutoday) - Các quả phụ tại Tasmania phải đeo "của quý" của người chồng quá cố trên cổ, xem đó là chiếc bùa hộ mệnh và chỉ tháo ra khi tìm được người đàn ông mới cho đời mình. Hay tại Columbia còn lưu truyền tập tục trong đêm động phòng, mẹ cô dâu có quyền đứng cạnh giường giám sát và lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương nếu họ còn vụng về…

1. Tasmania là một hòn đảo ở phía Đông Nam của nước Úc. Tasmania luôn được đánh giá là hòn đảo của nguồn cảm hứng với môi trường thiên nhiên rộng lớn và hoang dã.

Khoảng 37% diện tích của đảo Tasmania là các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên quốc gia hay những địa điểm di sản thế giới. Có lẽ chính điều đó cũng khiến cho ở Tasmania còn lưu giữ tục lệ hết sức độc đáo về chuyện nam nữ.

Nếu như trong cuộc sống hôn nhân, người chồng không may mất đi trước người vợ thì những quả phụ ở lại sẽ phải cắt lấy bộ phận sinh dục của người chồng để lại trước khi tiến hành chôn cất cho họ.

Bộ phận sinh dục này sẽ được người vợ mang đi… phơi khô. Sau đó, người vợ sẽ đeo bộ phận sinh dục đó trên cổ như một chiếc vòng.

d
Theo quan niệm của người dân Tasmania thì chiếc vòng cổ làm từ bộ phận sinh dục khô này của người chồng chính là một lá bùa hộ mệnh

 Theo quan niệm của người dân Tasmania thì chiếc vòng cổ làm từ bộ phận sinh dục khô này của người chồng chính là một lá bùa hộ mệnh, có tác dụng bảo vệ cho người vợ khỏi những tà ma cũng như những yếu tố xâm hại khác khi người chồng đã mất đi.

 Cho đến thời điểm mà người góa phụ tìm thấy được một người đàn ông mới để kết hôn, tức là có một lực lượng bảo vệ khác thì người phụ nữ mới được phép tháo chiếc bùa hộ mệnh đặc biệt này ra. Đương nhiên, người vợ chỉ được phép ngắm nhìn chiếc bùa hộ mệnh từ “của quý” của người chồng đeo trên cổ mình mà không được gây tác động nào làm ảnh hưởng đến nó.

2. Nếu như người dân Tasmania có cách bảo vệ người góa phụ bằng bùa “của quý” của người chồng thì ở một số vùng đất khác, người dân lại lưu giữ những phong tục, quy định rất nghiêm ngặt nhưng cũng không kém phần hài hước về chuyện “tinh binh” của người đàn ông.

Tại đảo Tikopia thuộc quần đảo Solomon của người Melanesia, do dân số tương đối đông đúc nên để kiểm soát số lượng trẻ em được sinh ra, đã có quy định rằng đàn ông thường không xuất tinh trong mỗi lần quan hệ.

 Việc xuất tinh chỉ diễn ra khi có sự giúp đỡ đặc biệt hoặc do người đàn ông không thể kiểm soát được. Quy định này quả thực đã “làm khó” rất nhiều cặp đôi trong mối quan hệ tình dục. Tuy nhiên, hài hước ở chỗ rằng không ai có thể kiểm tra quy định này đã được thực hiện đúng hay chưa.

Và khi người phụ nữ có thai thì lí do được đưa ra cũng rất hợp lí, hợp lệ rằng: người đàn ông đã “không thể kiểm soát được”. Vậy nên những đứa trẻ vẫn được sinh ra đời đều đặn. Trong khi đó, nếu như đi du lịch ở vùng Bắc Phi thì bạn hãy luôn luôn cảnh giác khi có một người đàn ông tộc Shiva mời bạn đồ ăn. Bạn đừng bị lôi cuốn bởi đĩa thức ăn, muốn thể hiện khả năng hòa đồng văn hóa hay đơn giản là làm vui lòng người dân địa phương nơi đây. Nếu bạn ăn đồng nghĩa với việc bạn đã mắc sai lầm “chết người”.

Đàn ông bộ tộc Shiva có cách thức “tìm kiếm” bạn đời và chứng minh sự quyến rũ của mình rất kì lạ. Họ thường trộn lẫn tinh trùng vào trong đĩa thức ăn và mời những người phụ nữ thưởng thức. Nếu như bạn chịu ăn những thức ăn đó đồng nghĩa với việc bạn đã đánh giá cao khả năng hấp dẫn của người đàn ông này. Và tất nhiên, bạn sẽ trở thành bạn đời của người đàn ông sở hữu đĩa thức ăn bạn đã nếm thử.

3. Bên cạnh phong tục oái ăm với tinh trùng của người đàn ông của người dân đảo Tikopia hay bộ tộc Shiva thì cũng có không ít phong tục kì lạ trong việc quan hệ tình dục.

 Một số bộ tộc của các quốc gia Nam Mỹ như Venezuela, Brazil, Bolivia... cho phép một cặp vợ chồng có quyền quan hệ tình dục với anh chị em ruột thịt của bạn đời. Điều này đồng nghĩa với việc là người chồng có thể công khai quan hệ tình dục với chị, em gái của vợ,… Trong khi đó, người vợ lại có thể quan hệ với anh, em trai của người chồng.

Theo quan niệm của những bộ tộc này thì điều đó sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ tình cảm giữa anh chị em trong gia đình, và cũng là cách để củng cố mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Tương đồng với phong tục này của các quốc gia Nam Mỹ, tại bộ tộc Haidatesa, người phụ nữ sau khi sinh con chưa thể quan hệ tình dục với chồng của mình thì bắt buộc phải gọi chị hoặc em gái ruột tới giúp đỡ để có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của chồng. Nếu không thực hiện điều này thì người chồng có thể tìm kiếm các mối quan hệ nam nữ ở bên ngoài mà người vợ không được quyền trách móc.
s
Nếu như một thiếu nữ muốn phá bỏ trinh tiết của mình thì bắt buộc phải có sự chứng giám của hai người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm để ghi chép lại quá trình này từ đầu đến cuối.

 Hay như tại Guiana, các cô dâu mới cưới sẽ phải quen dần với tục lệ trở thành bạn tình của tất cả những người đàn ông trong gia đình chồng. Ngoài việc là vợ của chồng mình, những cô dâu mới cưới còn phải phục vụ nhu cầu tình dục cho anh, em trai chồng, thậm chí là cả bố chồng của mình.

Mối quan hệ này được duy trì và tiếp tục cho đến khi người phụ nữ có con và trở thành mẹ thì việc lao động tình dục sẽ được phép kết thúc. Đối lập lại sự “tự do” trong quan hệ tình dục vợ chồng ở các bộ tộc trên thì ở bộ tộc Uganda, các mối quan hệ nam nữ được thắt chặt, đặc biệt là với thủ lĩnh của bộ lạc.

4. Đàn ông Uruguay lại phải tuyệt đối kiêng kị chuyện chung đụng trong những ngày kinh nguyệt của vợ. Nếu phạm phải luật cấm này (tất nhiên là chính quyền chỉ có thể biết khi người vợ báo cáo), người chồng sẽ phải ngồi tù. Tuy nhiên, bù lại, người đàn ông lại có quyền giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách tìm tới các cô gái ở các nhà chứa nhưng không được quá 20 lần trong một tuần. Chính bởi sự tréo ngoe trong quy định này mà không ít các bà vợ sẵn sàng vượt qua khỏi quy định để giữ chồng mình ở nhà.

 Trong khi đó, không ít người đàn ông lại lợi dụng nó để có thể ra ngoài tìm những người phụ nữ khác quan hệ. Kinh nghiệm trong việc quan hệ vợ chồng để giúp bạn đời tương lai tăng khoái cảm là rất quan trọng.

Vậy nên, vào mỗi dịp xuân về, những người đàn ông có kinh nghiệm tại quần đảo Cook sẽ chỉ bảo cho thanh niên bí kíp giúp hâm nóng chuyện phòng the. Một “lớp học” sẽ được tổ chức, trong đó thầy giáo là những người đàn ông trưởng thành và học sinh là những chàng trai trẻ tuổi. Các chàng trai này sẽ phải học hỏi những kiến thức mà người đi trước chỉ bảo cho mình.

 Kiến thức này được tích lũy dần cho đến khi các chàng trai trưởng thành. Bất cứ một chàng trai nào cũng phải tham gia các lớp học về kinh nghiệm tình dục mà không được nghỉ, bỏ hay không tham gia. Nếu lười biếng, không chịu tham gia các khóa học, các chàng trai sẽ có nguy cơ bị trượt trong các kì thi sát hạch về khả năng của người đàn ông và bị ở lại lớp. Khi đó, những chàng trai này sẽ không được công nhận là người đàn ông đích thực.

Đương nhiên, sẽ chẳng có cô gái nào chú ý đến một người đàn ông không trưởng thành cả. Do đó, hầu như các chàng trai ở lứa tuổi thanh thiếu niên đều rất hào hứng với lớp học kinh nghiệm tình dục này. Cũng trong chuỗi phong tục truyền đạt kinh nghiệm tình dục, tại một số địa phương của Columbia còn lưu truyền tập tục trong đêm động phòng, mẹ cô dâu có quyền đứng cạnh giường giám sát quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng.
s
Một số bộ tộc của các quốc gia Nam Mỹ như Venezuela, Brazil, Bolivia... cho phép một cặp vợ chồng có quyền quan hệ tình dục với anh chị em ruột thịt của bạn đời.

Theo quan niệm của người Columbia thì sự giám sát của người mẹ là rất hữu ích khi vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm trong tình ái. Người mẹ sẽ ngồi quan sát hai vợ chồng trong đêm tân hôn. Và bà sẽ lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương nếu như cách họ hành động còn vụng về. Có như thế, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ được gắn bó chặt chẽ hơn bởi sự đồng điệu trong quan hệ tình dục. Điều này, theo người Columbia, sẽ giúp mối quan hệ vợ chồng được bền chặt và duy trì lâu hơn.

5. Ngoài những phong tục kì lạ về quan hệ nam nữ trên thì ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, cho đến ngày nay, vẫn duy trì những tập tục độc đáo về phương diện này. Ví như ở một số địa phương thuộc Nigieria, nếu như một thiếu nữ muốn phá bỏ trinh tiết của mình thì bắt buộc phải có sự chứng giám của hai người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm để ghi chép lại quá trình này từ đầu đến cuối.

Hay như tại Uganda còn lưu truyền một phong tục khá kì quái là nếu một vị thủ lĩnh bộ lạc cưới một trinh nữ làm thê thiếp thì sẽ chịu sự chửi rủa và sỉ nhục của dân làng. Và ở xã hội cổ xưa của Ấn Độ, nếu cô dâu đột ngột qua đời, chú rể buộc phải thực hiện nghi lễ quan hệ tình dục với người đã khuất.

Hùng Hoàng

 

 

 

 

Những phong tục dâng hiến trinh tiết kỳ lạ nhất thế giới

(Phunutoday) - Trinh tiết vốn được xem là bảo vật của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, trinh tiết của người phụ nữ không phải lúc nào cũng được để dành cho người chồng của họ mà lại được sử dụng trong những lễ dâng hiến đầy kì lạ như cho thần linh, cho tăng lữ hay thậm chí là cho… bò.

Hiến trinh cho bò ở Ai Cập cổ đại


Vào thời cổ đại, Ai Cập được xem là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất trên trái đất. Đó là một cường quốc phồn thịnh dưới sự lãnh đạo của các vị Pharaông hùng mạnh mà sức mạnh biểu trưng chính là những con nhân sư khổng lồ hay những tòa kim tự tháp sừng sững giữa trời vẫn còn tồn tại cho đến nay. Nền văn minh Ai Cập cũng đã tạo ra những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo mà một trong số đó chính là tục hiến trinh cho bò.
1


Tập tục hiến trinh đầy kì lạ này của người Ai Cập xuất phát từ phong tục sùng bái thần Kim Ngưu của người Ai Cập cổ. Kim Ngưu vốn là tên dùng để chỉ một loại trâu với bộ lông vằn đặc trưng. Theo truyền thuyết của người Ai Cập xưa kia thì loài trâu này chính là hóa thân của bộ phận sinh dục của một vị thần.

Những con trâu này sau khi được sinh ra sẽ được đưa đến cho các thầy tư tế nuôi nấng một cách vô cùng cẩn thận với chế độ chăm sóc, ăn uống đặc biệt. Khi những con trâu này được 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đưa vào một ngôi miếu có tên là miếu Kim Ngưu. Con trâu này sẽ ở đây trong 40 ngày. Và trong thời gian đó, một lễ hiến trinh kì lạ sẽ xảy ra trong chính ngôi đền Kim Ngưu.

Khi con trâu ở trong miếu Kim Ngưu sẽ không có một người đàn ông nào được phép đi vào trong miếu. Chỉ có những người con gái còn trinh tiết mới được phép vào trong miếu và để thực hiện lễ hiến tế trinh tiết cho vị thần đáng kính của họ. Những người con gái này sẽ khỏa thân, đi vào trong miếu và dâng hiến cho con trâu trinh tiết của mình. Lần lượt từng người con gái sẽ làm điều này với một niềm tin sâu sắc rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tôn giáo của mình. Bản thân các thiếu nữ Ai Cập cũng luôn coi tập tục hiến trinh này là một điều cao quý và thiêng liêng dành cho họ.

Hiến trinh cho tăng lữ thầy tế


Tại Ấn Độ những người con gái sẽ phải hiến trinh tiết của mình cho các tăng lữ, thầy cúng. Ấn Độ cũng là một trong những nôi văn minh lớn của thế giới, là đất nước nhiều của nhiều tôn giáo lớn.

Tại Ấn Độ, trong xã hội, tăng lữ, thầy cúng có vị trí và vai trò quan trọng. Đây được xem là những người đại diện cho thần linh, là cầu nối giữa các vị thần với những con người phàm tục. Tăng lữ, thầy cúng sẽ có trách nhiệm lắng nghe và truyền đạt lại những yêu cầu của thần linh với con người. Và ngược lại, họ là những người sẽ dâng lên thần linh lời thỉnh cầu mà con người mong muốn.Vị trí của các tăng lữ, thầy cúng luôn được nhấn mạnh trong từng phong tục, tập quán của người Ấn.

Trong tục hiến trinh tiết của người con gái Ấn, tăng lữ và thầy cúng cũng chính là những người đứng ra, thay mặt cho thần linh để đón nhận sự dâng hiến trinh tiết của những người con gái trong trắng. Sức mạnh của phong tục kì lạ này còn được thể hiện qua sự tác động của nó đối với tầng lớp quý tộc trong xã hội Ấn Độ. Thông thường, tầng lớp quý tộc vẫn được coi là một cấp cao hơn so với những thành phần khác trong xã hội Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong phong tục hiến tế gái trinh cho các tăng lữ, thấy cúng thì tầng lớp quý tộc cũng không phải là ngoại lệ. Phong tục này còn được áp dụng luôn với cả các bậc vua chúa. Theo tục lệ này, sau khi quốc vương tổ chức lễ cưới với hoàng hậu thì trong thời gian ba ngày đầu tiên, quốc vương không được tiếp xúc thân thể với hoàng hậu.

 Vào ngày thứ ba, nhà vua sẽ phải tự nguyện dâng hiến đêm đầu tiên của hoàng hậu cho vị tăng lữ cao cấp nhất trong giới tăng lữ. Chỉ sau khi thực hiện nghi lễ tự nguyện này, nhà vua mới có thể chính thức có quan hệ thể xác với hoàng hậu. Như vậy, đủ thấy sức mạnh của tầng lớp tăng lữ, thầy cúng trong cuộc sống tâm linh của người dân Ấn Độ.

Không chỉ ở Ấn Độ, một số vùng đất như New Zealand, Nicaragua, Nam Mỹ, Brazil cũng có tục lệ kì quái này. Thậm chí, tại bộ lạc Kyu Geneva của đất nước Bồ Đào Nha thì tù trưởng không những được hưởng trọn trinh tiết của người con gái mà còn có quyền yêu cầu của hồi môn. Mỗi khi một người con gái của bộ lạc Kyu Geneva làm lễ kết hôn cũng là lúc mà họ sẽ phải lo lắng đến phần của hồi môn dành cho cả tù trưởng trong làng. Đêm đầu tiên của cô dâu sẽ dành cho tù trưởng chứ không phải dành cho người chồng của mình và số của cải dành dụm được cũng sẽ bị trao tay cho tù trưởng nếu như người này yêu cầu.

Và những kiểu hiến trinh kì lạ khác

Không chỉ ở những quốc gia có đời sống tôn giáo tâm linh phức tạp như Ai Cập, Ấn Độ mới có những lễ hiến trinh kì quái diễn ra mà ngay tại một số nước Châu Âu hiện đại vẫn tồn tại những lễ hiến trinh rất lạ kì. Ví dụ tại vùng BullerMontagne, nước Pháp, những người con gái kết hôn sẽ phải trải qua cả một quá trinh hiến trinh bao gồm nhiều công đoạn. Sau lễ kết hôn của người con gái với người con trai thì đêm đầu tiên, người con gái sẽ dâng hiến cho chúa Kitô. Đến đêm thứ hai, thể xác của người con gái sẽ dành để dâng hiến cho thánh mẫu. Đêm thứ ba, người con gái phải dành cho địa chủ trong làng. Và đến đêm thứ tư, thể xác người con gái mới thực sự thuộc về chú rể. 

Hay như tập tục hiến trinh của một bộ lạc gần xích đạo của châu Phi thì trinh tiết của người thiếu nữ sẽ được mang ra để công khai mua bán. Mỗi thiếu nữ khi đến tuổi trưởng thành, trinh tiết của họ sẽ được cha mẹ rao bán cho bất cứ người nào có nhu cầu mua.

Thông thường, bộ lạc sẽ tổ chức ra một ngày hội mà ở đó toàn bộ thiếu nữ đến tuổi trưởng thành sẽ tham gia. Các thiếu nữ sẽ bị bó chặt cơ thể trong những bộ quần áo. Các thanh niên trai tráng trong làng sẽ vác từng thiếu nữ lên đi một vòng cho mọi người coi. Sau đó, những thiếu nữ này sẽ quỳ xuống dưới một chiếc ô.

Những người xung quanh sau khi xem xét các thiếu nữ, lựa chọn được thiếu nữ mình ưng ý thì sẽ tiến hành trả giá để được vui vẻ qua đêm với các thiếu nữ. Theo quan niệm, cơ thể của họ đã được cha mẹ sinh ra thì khi họ lớn, cha mẹ có quyền đem bán lấy trinh tiết của con mình nên họ không có quyền chống lại tập tục này.

Hoàng Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những phong tục đánh dấu sự trưởng thành ghê rợn nhất thế giới

(Phunutoday) - Xăm mình bằng xương cá sau khi đã vượt qua được kì đi săn thử thách, bị sống biệt lập trong vòng một tháng cùng với đòn roi dã man, mài răng để diệt tính xấu hay rạch mặt để chứng tỏ sức mạnh…, tập tục của một số bộ tộc trên thế giới cho thấy rằng để trở thành người trưởng thành không hề đơn giản.

1. Trên đảo Borneo thuộc đất nước Indonesia, những người thiếu niên thuộc bộ tộc Ngaju Dayak khi đến tuổi trưởng thành sẽ được dấn thân vào chuyến đi săn đầu tiên trong cuộc đời của mình. Trong chuyến đi săn này, người thiếu niên đó sẽ phải đi một mình vào rừng rậm mà không có sự hỗ trợ của bất cứ người nào trong bộ tộc. Các dụng cụ mà người thiếu niên có thể mang là ống xì đồng, phi tiêu tẩm nọc độc để có thể săn lợn rừng hoặc khỉ.

Đây là những loài động vật mà bộ tộc Ngaju Dayak ưa thích, thường dùng để làm thực phẩm. Khu rừng mà người thiếu niên đi vào thì vô cùng nguy hiểm với vô số các loại rắn độc, cá sấu… Không những vậy, nguy cơ mất mạng còn đến từ các bộ tộc láng giềng. Nếu người thiếu niên xâm phạm lãnh thổ của một bộ tộc khác thì việc họ sẽ lấy đầu cậu là điều không thể tránh khỏi.

Chỉ khi nào có đủ can đảm vượt qua tất cả những khó khăn trở ngại trên và trở về nhà an toàn với một con lợn rừng hay khỉ trên vai, người thiếu niên đó mới được đánh giá là có sức mạnh của một người đàn ông thực thụ. Khi đó, cậu sẽ được thực hiện nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của mình: nghi lễ xăm hình trong ngôi nhà dài của tổ tiên.

Ở một số nhóm người Dayak khác, họ tin rằng linh hồn nằm ở trên đầu. Chính vì thế, thay vì yêu cầu người thiếu niên phải săn về một con lợn rừng hay con khỉ thì bộ tộc buộc người thiếu niên phải lấy được linh hồn của kẻ thù – đầu người.
2


Chỉ có như vậy, mới chứng tỏ là người thiếu niên đó đã có được tài năng, sức mạnh để có thể trở thành một người đàn ông thực thụ - người có thể đảm trách việc trồng trọt, sinh sản hay bảo vệ bộ tộc. Và như vậy, đồng nghĩa với việc chỉ khi trở về với một cái đầu người trên tay, người thiếu niên mới được bước vào nghi lễ đau đớn tiếp theo là xăm mình.

Theo truyền thống, việc xăm mình chứng nhận sự trưởng thành của một thiếu niên người Dayak sẽ được tiến hành với một nghi lễ long trọng có sự tham gia đông đảo các thành viên trong bộ tộc. Những người tiến hành xăm mình sẽ bắt đầu bằng việc giết gà hoặc các loại chim khác rồi rắc máu của nó để hiến tế linh hồn tổ tiên.

Sau một lễ khấn cầu họ sẽ bắt đầu xăm hình vào người thiếu niên. Người thiếu niên lúc này thì sẽ bắt buộc phải mặc một bộ quần áo làm từ cây dâu tằm. Những hình xăm này thường là một ông trăng tròn trên hai bắp chân. Tiếp sau đó là hình ảnh của một con rắn nước quấn quanh đùi trên. Thông thường, những hình xăm này có màu xanh đen do mực xăm được làm từ bồ hóng hoặc than củi nghiền vụn.

Với người Dayak thì đây đều là những chất được cho là có khả năng xua đuổi các linh hồn xấu xa. Đôi khi họ còn bỏ thêm một mẩu đá hoặc xương động vật nghiền nát vào để làm cho hình xăm mạnh mẽ hơn. Người xăm hình gắn năm mẩu tre hoặc kim khâu vào một cái que. Sau khi nhúng vào mực xăm họ sẽ dùng vồ để đóng vào da người thiếu niên. Những lần xăm hình như vậy thường vô cùng đau đớn, lại diễn ra trong thời gian dài, khoảng 6 đến 8 tiếng. Có khi, với những hình xăm phức tạp, việc xăm hình phải diễn ra trong nhiều tuần lễ.

2. Không chỉ có các chàng trai mới được xăm mình để thể hiện sự trưởng thành. Ở một số bộ tộc vùng Nam Mỹ, người được xăm hình để chứng tỏ mình đã lớn lại là các cô gái. Các bộ tộc ít người sinh sống trong rừng của đất nước BrazilParaguay thường yêu cầu các cô gái phải trải qua tập tục xăm mình trước khi bước vào tuổi trưởng thành.

Theo quan niệm của các bộ tộc này, những hình xăm chính là biểu trưng cho vẻ đẹp, sự quyến rũ của cơ thể người con gái. Bởi vậy, việc tạo ra các hình xăm trên cơ thể sẽ khiến các cô gái trở nên quyến rũ, xinh đẹp và có khả năng thu hút người khác giới hơn.

Để xăm hình, những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành, trước tiên cũng sẽ tham gia vào một lễ tế, sau đó mới là tập tục xăm hình. Người xăm hình của bộ tộc sẽ dùng một chiếc xương cá lớn để tạo các hình xăm trên ba vùng chính của cơ thể người con gái là lưng, bụng, ngực.

Việc xăm hình bằng xương cá ở các vùng da nhạy cảm mà không có bất cứ một biện pháp giảm đau nào sẽ khiến những người con gái cảm thấy rất đau đớn. Song tất cả họ đều cố gắng chịu đựng, không rên la vì cho rằng nỗi đau đó là xứng đáng để họ đẹp hơn. Sau khi xăm xong, các vết thương sẽ được làm liền bằng tro chứ không sử dụng bất kì loại thuốc nào.

3. Nếu như tập tục xăm mình được xem là tập tục mang lại vẻ đẹp, sức mạnh cho những người con trai, con gái bước vào tuổi trưởng thành thì không ít các tập tục khác lại đánh dấu sự trưởng thành của những nam thanh, nữ tú bằng cách cho họ chết đi sống lại. Tộc người Uaupes ở Brazil đánh dấu sự trưởng thành của những người con gái thông quan việc tra tấn họ. Khi một cô gái trong bộ tộc đến tuổi trưởng thành thì cô gái đó cũng phải chuẩn bị tâm lý và đặc biệt là… sức khỏe để vượt qua lễ trưởng thành của mình.
1


Trước tiên, người con gái đó sẽ được mang đến sống một mình ở một ngôi nhà riêng rẽ trong khoảng thời gian là một tháng. Trong một tháng đó, bên cạnh việc không những không nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ của những người thân trong gia đình hay người trong bộ tộc mà cô gái còn liên tiếp bị lột trần quần áo và đánh đập dã man. Mọi người trong bộ tộc sẽ đến ngôi nhà mà cô gái ở, lột hết quần áo của cô ra rồi dùng gậy, đánh một cách không thương tiếc.

Việc đánh đập và lột quần áo này sẽ được thực hiện bốn lần trong khoảng thời gian một tháng. Chỉ những cô gái vượt qua được những trận đòn tra tấn này và khỏe mạnh thì mới được xem là đã trưởng thành. Sau khi đã được chứng nhận là trưởng thành thì các cô gái có thể đi lấy chồng.

Trong khi đó, ở bộ tộc Luiseno ở Ấn Độ, người chịu những nỗi đau đớn khi bước sang tuổi trưởng thành là các cậu bé. Khi đến độ tuổi được xem là đã lớn, các cậu bé sẽ được người trong bộ tộc dẫn đến một đầm lầy toàn kiến.

Ở đây, sau một nghi lễ cầu khấn, cậu bé sẽ phải chui xuống đầm lầy và nằm dưới đó trong một khoảng thời gian mà bộ tộc quy định. Trong khoảng thời gian ấy, mặc cho từng đàn kiến bu vào đốt hay các loài côn trùng khác bâu quanh người, cậu bé cũng không được phép kêu đau mà phải cắn răng chịu đựng. Bởi, chỉ cần kêu lên một tiếng thì đồng nghĩa với việc, cậu chưa thể trở thành người trưởng thành và sẽ không được xem là một người đàn ông đích thực trong bộ tộc.

4. Ngoài xăm mình, bị đánh đạp tàn bạo, mặc cho kiến cắn… thì ở một số các bộ tộc khác, để trưởng thành, những chàng trai và cô gái sẽ phải chịu đựng nỗi đau của việc mài răng hay rạch mặt. Tại đảo Bali, Indonesia, người dân tin rằng răng là biểu tượng của lòng tham, của sự tức giận hay những ham muốn đầy tội lỗi.

Chính bởi đó, để có thể ngăn chặn được tất cả những tội ác xấu xa đó của con người khi họ bước vào tuổi trưởng thành thì một việc làm cần thiết là phải mài răng – giảm bớt những tính xấu xa trong con người.

Do vậy, cứ mỗi khi đến tuổi trưởng thành, những người thanh niên của đảo Bali sẽ phải thực hiện nghi lễ mài răng. Trong nghi lễ này, răng nanh và răng của hàm trên của mỗi người sẽ được mài cho ngắn bớt đi. Các dụng cụ mài răng được sử dụng thường là búa, dùi đục… rất nguy hiểm và không đảm bảo vệ sinh.
2


Mặc dù vô cùng đau đớn song mọi người dân trên đảo đều tin rằng việc mài răng sẽ giúp cho họ có được một cuộc sống tốt hơn bởi lòng tham, ham muốn tội lỗi hay sự tức giận đều đã bị tiêu diệt bớt. Con người sẽ sống có đạo đức hơn, cư xử với nhau tốt hơn.

Không mài răng mà các bộ tộc ở Đông Phi lại thực hiện nghi lễ là cạo trọc đầu và rạch những vết dài từ tai trái sang tai phải ở những cậu bé bước vào tuổi trưởng thành. Những vết rạch dài này sẽ để lại sẹo và theo những người ở đây thì đó chính là biểu tượng cho sức mạnh của một người đàn ông. Chỉ khi có những vết sẹo này, những chàng trai mới được công nhận là người đàn ông đích thực.

Lâm Linh




Bộ lạc kiểm tra trai tân bằng cách đi tiểu


(Phunutoday) - Một bộ tộc kì lạ sống ở vùng đất được mệnh danh là “thiên đường” mang trong mình phong tục về trinh tiết hết sức độc đáo. Ở bộ tộc này, trinh tiết không chỉ là vấn đề quan trọng đối với những người thiếu nữ mà còn với cả nam giới. Và những nam thanh niên cũng phải trải qua nghi thức kiểm tra sự trong trắng vô cùng nghiêm ngặt trước sự chứng kiến của toàn thể bộ tộc. Đặc biệt hơn, sự trong trắng này lại được đo bằng… chiều cao của dòng nước tiểu phóng ra…

Bộ tộc kì lạ sống ở “thiên đường”

Tỉnh KwaZulu tại đất nước Nam Phi được mệnh danh là “thiên đường” với rất nhiều phong cảnh đẹp. Tỉnh có công viên đầm lầy iSimangaliso và công viên uKhahlamba Drakensberg đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Không những vậy, KwaZulu còn nằm ở phía Đông Nam của đất nước, bên bờ Ấn Độ Dương, đồng thời giáp ranh ba quốc gia khác là Mozambique, Swaziland và Lesotho.

Bản thân KwaZulu cũng có nghĩa là “thiên đường” trong ngôn ngữ của bộ tộc người bản địa sinh sống tại đây. Người Zulu đã sinh sống tại vùng đất này rất lâu đời. Trước đây, vào thế kỉ XIX, người Zulu đạt đến độ hùng mạnh và đã tạo lập được cả vương quốc Zulu.

So với các tộc người da đen khác tại Nam Phi cũng như châu Phi, người Zulu mang những đặc điểm ngoại hình tương đối khác biệt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất về dân tộc này đó là dáng đi thẳng tắp. Khi đi, người Zulu không bao giờ ngoái đầu sang trái hay phải. Cho đến nay, người Zulu vẫn tiếp tục duy trì chế độ đa thê với quan niệm trọng nam, khinh nữ. Trong tư tưởng của người Zulu, những người nam giới mới là đấng tối cao, là người có khả năng duy trì nòi giống, dòng tộc.

 Chính bởi vậy, nam giới ở tộc người Zulu được quyền lấy nhiều vợ nếu như vợ anh ta không thể sinh nổi con trai nhằm duy trì nòi giống. Bản thân nam giới người Zulu cũng được xem là “mẫu người” mạnh mẽ, thiện chiến, đáng được kính trọng. Trong các bộ tộc ở Nam Phi, người Zulu được biết đến là dân tộc anh dũng và thiện chiến nhất.
s


Trong kho tàng văn hóa người Zulu hiện nay vẫn lưu truyền những câu chuyện như một minh chứng cho khả năng thiện chiến và anh dũng của dân tộc này. Tương truyền rằng, trước đây, ở tuổi 15, mỗi một bé trai Zulu đều phải tự mình giết chết một con sư tử. Có như vậy, những bé trai này mới được chứng nhận đã trưởng thành và tự hào là người nối dõi dòng tộc của mình. Không chỉ vậy, những người đàn ông thuộc bộ tộc Zulu phải tham gia những quá trình huấn luyện hết sức khắc nghiệt để có thể trở thành những người đàn ông khỏe mạnh và dũng cảm.

 Từ năm 12 tuổi, các thanh thiếu niên đã được tham gia vào các lớp huấn luyện quân sự một cách nghiêm ngặt. Sau bốn năm được đào tạo, đến năm 16 tuổi, những người thanh niên này sẽ trở thành các tân binh. Hai năm sau, khi 18 tuổi, họ sẽ trở thành các binh sĩ chuyên nghiệp. Một điều quan trọng nữa là những người đàn ông trong bộ tộc Zulu không được kết hôn trước năm 35 tuổi để đảm bảo quá trình huấn luyện.

Những ngôi nhà của người Zulu được dọn dẹp hết sức sạch sẽ với các đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng. Người Zulu cũng rất đề cao sự thanh khiết trong cuộc sống của mình. Chính quan niệm đề cao sự thanh khiết trong cuộc sống khiến người Zulu rất coi trọng trinh tiết. Các thiếu nữ nước này hằng năm đều phải tham dự lễ hội Cây sậy để chứng minh sự trinh trắng của mình.


Trong lễ hội, từng cô gái trẻ phải để ngực trần và mặc những chiếc váy sặc sỡ sắc màu, tưng bừng nhảy múa các vũ điệu truyền thống trước mặt quốc vương. Họ phải xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau đứng trước lễ đài, trút bỏ quần áo trước mặt mọi người để chứng tỏ mình còn trong trắng.

Trong quan niệm của người Zulu, người phụ nữ khi chưa kết hôn nhất định phải trong trắng. Chính vì thế, họ buộc phải cho những người xung quanh thấy được sự trong trắng của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc không có gì phải ngại ngần khi lột quần áo để nhảy múa và chứng minh cho sự trong sạch của mình. Một số nhà nghiên cứu văn hóa nghi ngờ lễ hội Cây sậy là một cuộc tuyển chọn thê thiếp của các bậc quốc vương chứ không đơn thuần chỉ là hoạt động chứng minh trinh tiết như thông tin mà người Zulu cung cấp.

Các tổ chức nhân quyền cũng cho rằng những thiếu nữ này sẽ bị xúc phạm khi buộc phải cởi đồ trước nhiều người đến vậy. Ngay cả nhiều người dân Nam Phi cũng tỏ ra e ngại việc hàng ngàn thiếu nữ để ngực trần trong lễ hội có thể dễ dàng dẫn tới các vụ hiếp dâm. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động văn hóa này vẫn được tổ chức một cách thường xuyên và đều đặn, mang đến một nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân Zulu.

Có những thời điểm đã có hơn 26.000 thiếu nữ Zulu để ngực trần và khoác trên mình chiếc váy đủ màu sắc, tay cầm cây sậy ca hát và nhảy múa trước mặt quốc vương trong một lễ hội. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma là thượng khách của lễ hội Cây sậy. Tổng thống Nam Phi nói rằng ông tin tưởng và luôn luôn ủng hộ văn hóa của người Zulu. Ông cho rằng lễ hội này thể hiện sự tôn trọng đối với các thiếu nữ. Sau khi tham gia một lễ hội Cây sậy, tổng thống Nam Phi đã tỏ ra rất hài lòng với màn biểu diễn của những thiếu nữ khỏa thân.

Và phong tục kiểm tra “trinh tiết” nam giới đầy độc đáo


Mặc dù hết sức đề cao trinh tiết của người phụ nữ trước hôn nhân, tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều thiếu nữ chưa chồng tại Zulu có thai trước hôn nhân. Vấn nạn này khiến quốc vương Zulu vô cùng lo lắng. Ông cho rằng tội trạng này của các thiếu nữ trước hết là do đàn ông. Bởi, những người phụ nữ, tất nhiên, sẽ không thể tự nhiên có thai được.

 Bởi vậy, mặc dù đàn ông luôn được coi trọng và đề cao ở bộ tộc Zulu, song người đứng đầu bộ tộc vẫn quyết định phải tìm ra biện pháp để loại bỏ việc có thai trước khi cưới đang ngày một “hoành hành” hơn trong bộ tộc.

Và luật pháp Zulu đưa ra quy định kiểm tra sự trong trắng cho cả nam thanh niên để những nam thanh niên này không thể quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nếu bị phát hiện không còn là trai tân, người đàn ông đó sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc.

Cũng giống như những người phụ nữ trong bộ tộc Zulu phải kiểm tra sự trinh trắng của mình trước đám đông thì những người nam giới của bộ tộc Zulu cũng phải thể hiện sự “trinh trắng” của mình trước toàn thể mọi thành viên trong bộ tộc và bằng một hình thức kiểm tra có một không hai trên thế giới này.

Nếu như những người phụ nữ Zulu phải cởi đồ và nhảy múa để chứng minh sự trong trắng của mình thì người nam giới Zulu sẽ được đánh giá sự trong trắng thông qua việc… đi tiểu tiện. Vào một ngày quy định, toàn thể thanh niên trong bộ tộc sẽ được tập hợp lại trước sự chứng kiến của toàn thể dân làng. Sau khi tiến hành các nghi lễ bắt buộc theo truyền thống của bộ tộc thì buổi kiểm tra “trinh tiết” nam giới sẽ được bắt đầu. Lần lượt từng người thanh niên trong bộ tộc Zulu sẽ tiến lên phía trước và đi tiểu trước sự chứng kiến của toàn thể dân làng.


Mức độ “trinh trắng” của người nam giới này sẽ được đánh giá thông qua độ cao của dòng nước tiểu được phóng ra. Những nam thanh niên có dòng nước tiểu phóng ra cao bằng hoặc cao hơn đỉnh đầu thì sẽ được công nhận là… trai tân. Và ngược lại, những người không may mắn, phóng ra dòng nước tiểu thấp hơn đỉnh đầu thì sẽ bị coi là đã ăn phải trái cấm và chịu những hình phạt nặng nề. Hình thức kiểm tra sự trong trắng vừa kì lạ, vừa độc đáo này của người Zulu đã khiến cho rất nhiều chàng trai lo lắng trước khi buổi lễ diễn ra. Bởi, chỉ một sơ suất thôi, họ cũng có thể trở thành người phạm tội cấm kị của bộ tộc.

Trong khi đó, với những người bên ngoài bộ tộc thì buổi nghi lễ kiểm tra này của người Zulu thực sự gây ra rất nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Khó ai có thể tưởng tượng được rằng sự “trinh tiết” của người đàn ông lại được đo bằng độ cao của dòng nước tiểu. Tuy nhiên, cũng chính phong tục kì lạ trên lại là một sức hút văn hóa khó cưỡng của bộ tộc sống ở “thiên đường” này.

Đinh Minh





















Tục lệ chặt ngón tay kinh dị của bộ tộc Dani

(Phunutoday) - Được phát hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX với vô vàn tập tục kì lạ song có lẽ điều khiến người ta “sởn gai ốc” nhất khi nhắc đến bộ tộc Dani, Indonesia chính là phong tục chặt ngón tay của người phụ nữ mỗi khi người thân mất và nỗi đau đớn mà nó gây ra…

Bộ tộc đồ đá giữa thế kỉ XXI


Vùng đảo New Guinea thuộc đất nước Indonesia là một vùng đất rất hẻo lánh, chỉ có thể đi đến được bằng đường hàng không. Chính bởi đó, vùng đất này gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại đang không ngừng phát triển ngày nay.

Mãi đến những năm 30 của thế kỉ XX, người ta mới có thể tổ chức nhiều hơn các cuộc khám phá vùng đất hoang sơ này. Và một trong những khám phá bất ngờ nhất chính là việc phát hiện ra một bộ tộc người da đỏ vẫn sống và duy trì cuộc sống theo phương thức của người nguyên thủy – bộ tộc Dani.

Những người Dani sống trong những túp lều tròn được dựng lên bằng lá cây và các thân gỗ được gọi là honai. Mặc dù, mỗi người đàn ông bộ tộc Dani có thể lấy nhiều vợ song họ phải đảm bảo được là sẽ lo cho mỗi một người vợ một túp lều để sống cũng như một mảnh ruộng để có thể gieo trồng, cày cấy.

Lễ vật để cưới vợ của người Dani thường là 4 đến 5 con lợn. Việc phải lo cho mỗi người vợ một túp lều cũng xuất phát từ một phong tục khác của người Dani về việc chung sống. Thông thường thì trong túp lều honai chỉ có người đàn ông hoặc người đàn bà sống với các con cái của họ.

Các cặp vợ chồng không sống chung dưới một mái nhà. Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại trong lòng bộ tộc, người phụ nữ làm tất cả công việc như chăm sóc vườn tược, hái lượm, chế biến thức ăn, chăm sóc con cái.


Đàn ông Dani đảm nhận phần dựng nhà và đi săn bắn khi hết thức ăn trong gia đình. Còn phần lớn thời gian, họ tụ tập trong honai dành riêng cho đàn ông và hút thuốc. Ngôn ngữ của người Dani cũng rất đặc biệt. Người Dani không có nhiều từ ngữ để sử dụng. Người Dani chỉ có hai từ để chỉ màu sắc. Một là từ mili dùng để chỉ các loại màu lạnh và tối như xanh lá cây, xanh lam hay đen. Một là từ mola dành cho các màu sáng và ấm như đỏ, trắng...

Người đàn ông Dani thường mặc trên mình chiếc koteka bằng quả bầu phơi khô. Đây là loại bầu dài, vô cùng đặc biệt mà chỉ người Dani có hạt giống. Đáy quả bầu được khoét một lỗ dùng để che dương vật, phía trên ngọn, người đàn ông cắm chiếc đuôi của loài chuột Irian Jaya mà anh ta đã săn được như một cách trang trí đồng thời chứng minh sự tài năng của mình. Quả bầu khô được giữ vững bằng những sợi dây mảnh cột ngang qua thắt lưng.

Tất cả phụ nữ Dani đều ở trần. Những người đã có gia đình mặc chiếc váy truyền thống ngang hông, những cô gái trẻ mặc váy đan bằng cỏ dài gần đầu gối. Ngoài ra, người phụ nữ Dani thường đan những chiếc túi noken từ các sợi khô được làm bằng vỏ cây.

Những chiếc túi này có dây đeo, có thể quấn quanh trán, đầu hoặc đeo trên vai. Túi noken khá bền và chắc nên phụ nữ ở đây dùng để đựng những thứ nặng như củi, thức ăn. Thậm chí, người phụ nữ Dani cũng dùng chúng để gùi những đứa con của mình. Một điều đặc biệt nữa trong văn hóa của người Dani, đó là người phụ nữ sau khi sinh nở sẽ không được quan hệ tình dục trong thời gian từ hai đến năm năm.
1


Theo người Dani thì điều đó sẽ giúp cho người phụ nữ có thể toàn tâm, toàn ý chăm sóc đứa con của mình hơn.

Những người Dani trước đây nổi tiếng với tập tục săn đầu người, nhưng nay trước áp lực của chính quyền, họ đã từ bỏ tập tục rùng rợn này. Tuy nhiên, người Dani vẫn giữ thói quen đeo khuyên mũi bằng chiếc nanh heo rừng, tay luôn lăm lăm những ngọn giáo nhọn và bộ cung tên.

Thuở xa xưa, những chiến binh Dani rất mạnh mẽ, họ luôn là người chiến thắng trong các cuộc chiến giành đất đai và phụ nữ, chiến lợi phẩm lớn nhất là những chiếc thủ cấp của đối phương, chiến binh Dani nào thu được nhiều thủ cấp của đối phương nhất sẽ là người được kính trọng nhất.

 Không những vậy, trong văn hóa của người Dani còn có tục ướp và giữ xác chết. Các xác ướp hoàn toàn không được bảo quản bằng bất cứ loại hóa chất nào nhưng vẫn còn nguyên vẹn ngay cả trong môi trường ẩm thấp ở vùng đảo này trong suốt 250 năm.

Và phong tục chặt ngón tay khi người thân mất

Người Dani không chỉ được biết đến với tập tục ướp xác hàng trăm năm, mà còn là những nghi thức hiến sinh, hành xác rất đau đớn, cắt lìa một phần thân thể người còn sống để bày tỏ lòng thành với tổ tiên cũng như những người đã mất.

Được xem là một bộ tộc đồ đá tồn tại trong thế kỷ XXI nên hầu như, mọi nghi lễ cổ xưa của bộ tộc Dani vẫn được giữ nguyên vẹn mà nghi lễ chặt ngón tay là một trong số đó. Mỗi khi có một người thân trong gia đình mất đi thì đồng nghĩa với việc người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt đứt một hay hai đốt ngón tay.


Với người Dani, việc người thân mất đi sẽ không đơn giản là nỗi đau tinh thân và còn là cả sự mất mát về thể xác. Chính bởi thế, khi đến thăm bộ tộc Dani, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy hầu hết những người phụ nữ trong các bộ tộc bị khuyết các đốt ngón tay. Mỗi đốt ngón tay mất đi, đồng nghĩa với việc người phụ nữ đó mất từng ấy người thân. Người Dani gọi phong tục này là Ikipalin.

Theo người Dani, việc mất những đốt ngón tay sẽ khiến cho nỗi đau của người ở lại được khắc sâu hơn. Nó sẽ chỉ nguôi ngoai phần nào khi ngón tay lành lặn trở lại nhưng vẫn sẽ còn tồn tại trên cơ thể của người ở lại mãi mãi. Cũng có khi, người Dani giải thích rằng, thay vì ốm đau thương nhớ người đã khuất, người Dani muốn nói rằng hãy để nỗi đau này ra đi và một đốt tay sẽ minh chứng cho điều đó.

Để thực hiện nghi lễ này, người Dani thường dùng những hòn đá có cạnh sắc để cắt đứt ngón tay. Việc này thực sự gây ra rất nhiều đau đớn. Không những thế, việc sử dụng đá để cắt ngón tay còn dễ dẫn đến việc các ngón tay bị gãy chứ không đứt được do các viên đá không đủ sắc. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nỗi đau của những người phụ nữ Dani sẽ bị nhân lên rất nhiều so với việc dùng dao để có thể cắt ngón tay một cách nhanh chóng.

Sau khi cắt đứt ngón tay, những người phụ nữ Dani sẽ dùng một loại lá cây rừng để cầm máu mà không có sự can thiệp nào của các phương pháp chăm sóc y tế. Cũng chính bởi vậy, các vết thương thường bị nhiễm trùng, lở loét khi phải biết xúc với các chất bẩn.

 Mặc dù vô cùng đau đớn và nguy hiểm song phong tục này đã được người Dani duy trì trong hàng nghìn năm nay và không có ý định thay đổi hay bỏ đi.

 Không những thế, theo những bô lão của người Dani thì việc cắt ngón tay đã là bớt đau đớn rất nhiều so với phong tục cổ xưa là cắt tai phụ nữ khi có người thân mất. Không những bị cắt ngón tay khi người thân mất, trong nghi thức tang lễ, người phụ nữ Dani cũng phải trát bùn dưới đáy sông lên khắp người trong suốt đám tang.

Bà Mereka, một người phụ nữ Dani đã xoè cả hai bàn tay nay chỉ còn lại bốn ngón. Bà nói rằng đã có rất nhiều người thân trong gia đình mình mất đi và giờ số ngón tay của bà chỉ còn thế này. Mereka nói rằng mỗi khi một người thân trong gia đình mất đi, tất cả những người phụ nữ trong gia đình sẽ phải bôi bùn lên người, lên mặt để chịu tang.

Sau đó, những người phụ nữ sẽ biểu lộ nỗi đau, sự mất mát của mình bằng việc cắt đi các ngón tay. Bà Mereka còn nói thêm rằng nếu những người thân mất đi mà số đốt tay không đủ để cắt bỏ thì các phần thân thể kế tiếp như vành tai, mũi cũng sẽ bị cắt bỏ. Với bà Mereka, đó là cách để có thể chứng minh một cách rõ nét nhất tình thương của người ở lại với người đã khuất.

Bà Mereka cũng đã kể lại những trải nghiệm đau đớn khi cắt ngón tay của chính mình. Bà nói rằng, việc cắt ngón tay phải diễn ra trong bí mật và vô cùng kín đáo để không ai được biết. Người phụ nữ phải mài sắc mảnh đá hay rìu đá rồi tìm đến một nơi thanh vắng rồi chặt cho đốt xương của đốt ngón tay vỡ dập đi.

Sau khi xương ngón tay đã bị vỡ dập, người phụ nữ sẽ đi về làng, giơ cho mọi người xem ngón tay đã bị dập nát. Mọi người trong làng khi nhìn thấy ngón tay bị dập nát thì sẽ tập hợp lại, dùng xương ống chân của chim caswari – đây vốn là một loài chim lớn như đà điểu – đã được mài bén, giúp cắt lìa đốt ngón tay đã bị giập xương. Cuối cùng, vết thương sẽ được băng lại bằng lá rừng cho đến khi lành hẳn.

Và mặc cho vết cắt nhiễm trùng, sưng tấy gây đau đớn, thậm chí gây hoại tử, chết người, song những người phụ nữ Dani vừa bị cắt ngón tay vẫn ngày ngày vào rừng săn bắt, hái lượm tìm cái ăn. Bởi theo những người phụ nữ này thì chẳng có nỗi buồn và đau nào hơn mất đi một người thân.

Bà Mereka cũng nói thêm rằng hoàn toàn không có bất cứ một phương pháp giảm đau nào cả. Tất cả mọi người đều cảm thấy rất đau nhưng họ vẫn phải làm, vì đó là phong tục, là tập quán truyền thống. Không chỉ có người phụ nữ Dani cắt ngón tay khi người thân mất mà đôi khi, những người đàn ông trong bộ tộc cũng chặt ngón tay mình để biểu lộ tình thương yêu của mình với người đã mất.

Đại Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét