9/11/13

THEO CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI CẮM MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH




Hà Xuân Nguyên

         
Theo Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16-09-1994 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính và mốc hành chính thì việc cắm mốc địa giới do Sở Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện. Muốn cắm mốc thì phải có địa điểm, muốn có địa điểm thì phải được đại diện chính quyền nơi có chung đường địa giới cùng xác định, thống nhất(1).

Text Box: Mốc hình tam giácMốc giới có dáng hình chữ nhật hoặc hình tam giác tuỳ theo vị trí tiếp giáp, mốc có 2 hoặc nhiều mặt(2), chiều cao là 70 cm, đế hình vuông, mỗi chiều 50 cm. Do quy định như vậy, nên đòi hỏi bên thi công phải có chuyên môn. Qua quan sát thực tế chúng tôi thấy rằng, hiện tại chi phí bình quân để làm thành một mốc giá khoảng gần



Text Box: Mốc hình chữ  nhậtText Box: Mốc hình địa giới
200.000 đồng (sắt, xi măng, cát, sỏi…), riêng tiền thuê thợ đúc, tiền công vận chuyển thì phụ thuộc vào từng địa bàn đi lại, có nơi chi phí cho công việc này cao gấp nhiều lần so với tiền đúc một cột mốc….
Vừa qua, tôi may mắn có dịp cùng tham gia đi kiểm tra cắm mốc tại địa điểm giữa xã Sa Nhơn và xã Hơ Moong của huyện Sa Thầy, giữa xã Hơ Moong với xã Pô Cô của huyện Đăk Tô. Thành phần đoàn gồm 02 cán bộ Sở Nội vụ, 01 cán bộ Phòng Nội vụ huyện Sa Thầy, 02 lãnh đạo và 01 cán bộ địa chính xã Sa Nhơn, 01 đại diện cho xã Hơ Mong và 01 đại diện Trung tâm địa chính đô thị phía Bắc (đơn vị hợp đồng thi công cắm mốc địa giới).
Theo lịch đã được định trước, 8 giờ sáng chúng tôi có mặt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Sa Nhơn để cùng trao đổi, bàn bạc thống nhất một số công việc chung, nên đến gần 9 giờ mới xuất phát. Sau hơn 15 phút đi xe máy qua những con đường nhỏ ngoằn nghèo, lội suối, lên mấy cái đèo vừa vừa rồi sau đó tấp xe vào một bụi rậm ven đường để tiếp tục cuộc hành trình. Đường đi dốc cao, trơn trượt, qua ngặt, không có cây che mát, nên đi khoảng từ 1 đến 2 km thì phải nghỉ, cuối cùng đến 11 giờ 30 phút chúng tôi mới đến nơi. Sau khi nghỉ lấy sức, mọi người tiến hành quan sát, kiểm tra, chụp ảnh, ký xác nhận vào bản đồ, đến hơn 12 giờ mới khởi hành về lại địa điểm cũ và gần 14 giờ mới đến thị trấn Sa Thầy ăn cơm trưa ! Thương nhất là trong đoàn em gái tên Nguyễn Thị Thúy Hà - cán bộ địa chính xã Sa Nhơn mới được luân chuyển từ thị trấn về chưa tròn 01 tuần, vừa nhỏ con, nhỏ tuổi nhưng phải leo núi, trèo đèo như các chú, các anh…
Thực ra, lần ấy đoàn chỉ đi kiểm tra, chứ còn việc cắm mốc đã được Trung tâm đo đạc bản đồ phía Bắc thực hiện trước đó 01 ngày. Anh Hoàng Phương Kỳ - đại diện bên thi công cho biết, để đưa được mốc lên phải thuê 4 thanh niên tại địa bàn khiêng, giá nhân công là 150.000 đồng/người nhưng không mấy ai muốn thực hiện.
Tuy khó khăn, vất vả là vậy, nhưng cũng có cái vui. Lên đỉnh cao của đồi thì có cơ hội tha hồ ngắm nhìn toàn cảnh khu vực từ Sa Thầy qua Đăk Tô, ngắm nhìn hồ chứa nước công trình thuỷ điện Plei Krông như một kiệt tác thiên nhiên hùng vĩ !
Text Box: Đồng chí Hoàng Đình PhúText Box: Toàn cảnh hồ Plei KrôngTrao đổi với chúng tôi, anh Hoàng Đình Phú, một Chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này của Sở Nội vụ cho biết thêm, do trong thời gian qua có một số xã mới thành lập, chia tách, nên đường địa giới sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc cắm mốc lần này đã có trong kế hoạch. Nơi chọn cắm mốc thường là ở những khu vực dễ xảy ra tranh chấp đất đai, những điểm nhân dân khó phân biệt phần đất đó thuộc địa phương nào quản lý… chứ không thể cắm mốc hết chiều đường địa giới hành chính…, thực tế có nơi đi lại thuận lợi, có nơi đi lại rất khó khăn. Riêng đối với đường địa giới ở cấp quốc gia - chẳng hạn như tỉnh Kon Tum có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia dài trên 280 km, việc cắm mốc do Bộ Ngoại giao và Ban Biên giới tham mưu cho Trung ương và Chính phủ thực hiện. Bởi vì, vấn đề biên giới liên quan tới chủ quyền, độc lập, lãnh thổ mỗi nước, hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào quan điểm, lập trường, thái độ chính trị mỗi bên…
Tiếp tục cuộc hành trình, rời Sa Nhơn chúng tôi đến địa điểm giáp giữa Sa Thầy với Đăk Tô. Lần này chuyến đi tương đối thuận lợi, không phải leo đèo cao, không lội suối, nhưng đường bụi, nắng… Tuy có mệt thật, nhưng đi rồi thì mới thấu hiểu và thông cảm với anh em làm công việc này. Cuối ngày, sau khi công việc hoàn thành, chúng tôi ngồi lại lai rai vài ly để tự thưởng cho mình và giải mỏi sau một chuyến đi mệt nhọc. Gian khổ là vậy, nhưng thú vị lắm các bạn !

--------




(1) Theo Hiến pháp Việt Nam thì Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chính phủ quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Tuỳ theo nơi tiếp giáp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét