18/12/13

Vai trò của người bố với sự phát triển của trẻ


  HOAN CHÂU dịch và giới thiệu
Từ xa xưa đã có quan niệm rằng vai trò của người bố đối với sự phát triển của bé chỉ bắt đầu sau 3 năm tuổi để cho bé ra khỏi vòng tay của người mẹ. Bà Francoise Dolto nói: “ Đúng lẽ thì người bố không trông nom trẻ nhỏ đấy chẳng phải là việc của đàn ông”. Thế nhưng đã có nhiều cuộc khảo sát chứng tỏ rằng người cha có vai trò sớm hơn trong việc giúp con cái phát triển: Daniel Paquette, giáo sư tâm lý học Đại học Montréal (Canada) giải thích: “Cách chăm sóc của bố và mẹ thì rất giống nhau, tuy nhiên có một đặc thù nam tính thuận lợi cho sự phát triển của trẻ”. Do sinh lý và tập tính khác nhau, bố và mẹ ảnh hưởng đến con cái theo cách bổ sung cho nhau, chứ không phải là duy nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
+ Người bố tạo thuận lợi cho phát triển tính tháo vát của bé. Mẹ thì mơn trớn âu yếm, dỗ dành, bố thì cho bé nhảy trong vòng tay mình, đùa nghịch với nó. Các nhà nghiên cứu đã ghi các cử chỉ mơn trớn, các nụ cười, các từ đã nói, tìm hiểu kỹ các động tác, và xác nhận rằng người mẹ hiện diện nhiều hơn trong sự gần gũi, trong sự đùm bọc vật chất và cảm xúc, trong khi người bố tỏ ra khó lường hơn, có tính cách và hay đùa nghịch, một thái độ mà Danniel Paquette đánh giá là cần thiết. “Để lớn lên đứa bé phải có sự cân bằng giữa thanh thản và kích thích”. Chỉ một mình bố hoặc mẹ khó mà có thể bảo đảm cả hai mặt. Bằng những lần thử làm mất ổn định, người bố giúp cho bé thêm tự tin và thích nghi với cái mới. “Bố có xu hướng cho con nhiều tính tự quản hơn trong sự khám phá môi trường xung quanh. Bố khích lệ bé thực hiện những việc khó khăn và kiên trì để đạt thành công”. Bố trấn an và gây cảm tưởng an toàn cho bé.

+ Người ta thường nghĩ rằng chỉ người mẹ mới làm cho bé cảm thấy an toàn. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu, khi người bố sống cùng trẻ trong thời gian dài thì đấy là một sự ủng hộ về cảm xúc. BS Paquette đã quan sát các trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi đặt trong một tình huống có nguy cơ”. Cuộc thực nghiệm diễn ra trong một căn phòng với những trò chơi mới, gồm có một thang gác và có mặt một người lạ. Đứa bé hàng ngày được bố khuyến khích thám hiểm môi trường xung quanh với những điều cấm kị, nên có thể tương tác với người lạ. Bé bước lên thang gác một cách vững vàng nhưng thận trọng và tuân theo hướng dẫn của bố. Đứa trẻ nào được bố che chở quá mức hoặc ít được cổ vũ thì không đáp lại các đề nghị của người lạ, và không bao giờ tự ý đi lên thang gác. Cuối cùng, bé nào mà hàng ngày bố ít hạn chế trong hành động thì tỏ ra liều lĩnh, luôn thoải mái với người lạ, nhưng ít thận trọng và ít vâng lời. Các nhà nghiên cứu có giả thuyết rằng bé tỏ ra dễ gần đối với người lạ một cách thanh thản và vững vàng hơn tại môi trường có mặt cha hơn là ở môi trường mẹ.
+ Bố góp phần làm phong phú ngôn ngữ
Trước một người bố có xu hướng nói những câu đơn giản, hay lặp lại và luyện âm. Ngoài các điểm giống nhau ấy, các nhà tâm lý ngôn ngữ học đã nêu lên các tính đặc thù của người bố. Chẳng hạn ông ta hay dùng những từ chuyên môn kỹ thuật hơn, như nói một chiếc Renoult hoặc một Peugeot để chỉ một chiếc ô tô. Các ông bố hay yêu cầu bé trình bày lại các câu nói, như thế khiến bé nói nhiều hơn và sử dụng một từ vựng đa dạng hơn.
+ Người bố thúc đẩy lòng quan tâm đối với người khác.
Các công trình của Jean le Camus, giáo sư ưu tú khoa Tâm lý học trường Đại học Toulouse. Le Mirail khẳng định: “Người bố khích lệ bé cởi mở đối với thế giới xung quanh và đối với người khác”. Không chỉ bởi sự hiện thân trên mặt tượng trưng của chức năng mối liên hệ mẹ con. Mà còn bởi cung cách của bố tương tác với bé. “Khi quan sát các trẻ 1 tuổi đang bơi, chúng tôi chú ý rằng các ông bố thường hay hướng các con mình về phía các người dẫn chương trình, các phụ huynh và các trẻ khác. Còn trong cuộc đối thoại vui chơi trực diện thì họ không thích thú bằng các bà mẹ”. Vậy có lẽ người bố giúp con mình làm “một chiếc cầu giữa việc tự khẳng định trong gia đình và việc khẳng định mình trong một nhóm người ngang hàng”.
+ Bố giúp bé kiềm chế cơn tức giận và giải quyết các mối xung đột.
Có năng lực hội nhập vào một nhóm trẻ tất có thể chấp nhận các quy tắc và người cho áp dụng qui tắc. Do thiên hướng ham thích những trò chơi thể xác (như chạy, chơi bóng, vật nhau đùa…), người bố vỡ lòng cho con về kinh nghiệm đối đầu và cho bé hiểu biết về sự tôn trọng các qui tắc của đối phương. Một cuộc khảo sát trên các trẻ 3 – 5 tuổi do nhóm Jean le Camus chứng tỏ sự liên can của bố có ảnh hưởng đến việc giải quyết các xung đột: đám trẻ tỏ ra ít hung hăng hơn, có thể giải thích hơn quan điểm của mình với các bạn để giải quyết các xung đột trong cuộc chơi. “Trái với điều người ta có thể nghĩ, các trò chơi đánh nhau với bố khiến cho trẻ học cách điều tiết tính hung hăng của mình cùng với tính bạo lực, Daniel Paquette nhấn mạnh”. Bọn trẻ cũng cho người bố biết cách tự vệ và không để cho mình thành nạn nhân”.
+ Bố làm mạnh thêm bản sắc giới tính nơi trẻ.
Con trai tự xác định mình trái ngược với mẹ, và đồng nhất với bố. Con gái thì trái ngược với bố đồng nhất với mẹ. Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, người bố là cái mốc để tự xác định đối với bé trai ngay từ năm lên hai. Quá tuổi ấy thì bố chịu trách nhiệm nhiều hơn về những điểm khác biệt nhau về tập tính giữa nam và nữ. Khi tỏ ra dịu dàng hơn đối với con gái và hay bày những trò chơi hiếu động hơn cho con trai, bố tăng cường các bẩm tính thuộc về mỗi giới, và làm cho mỗi bên (trai hay gái) mạnh mẽ hơn trong vai trò làm bố hay làm mẹ về sau.
Phụ lục:
Một mối liên hệ sớm và đặc thù
Rất nhiều mối liên hệ hình thành rất sớm giữa mẹ và con, không giống với các liên hệ với bố, cho dù sự hiện diện của bố ngay từ thời kỳ chưa sinh, là cốt yếu. Trong bụng mẹ đứa con nhận ra giọng của bố thông qua các rung động nó gây ra trong xương và trên da nó. (Đây tôi nói bố là người luôn bên cạnh mẹ với tình thương yêu như không nhất thiết phải là người cha sinh học). Bé cảm nhận, tri giác, nhận ra người ấy qua các hiệu ứng gây ra đối với người mẹ khi người ấy đến gần: nó tri giác rất rõ ràng: Vả lại, chính người cha ấy đã gây ra cảm nhận một không gian bên ngoài, không khép kín […]. Vai trò các ông bố là rất quan trọng, nhưng không giống vai trò các bà mẹ” (Catherine Dolto).

                                                                                                                                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét